Giáo án Ngữ văn 12: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”(1981) Lưu Quang Vũ

Giáo án Ngữ văn 12: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”(1981) Lưu Quang Vũ

Hồn Trương Ba, da hàng thịt”(1981)

Lưu Quang Vũ

I-Tiểu dẫn

1. Thể loại :

Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã dựng thành một vở kịch nói hiện đại “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, qua đó đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

2. Tóm tắt tác phẩm

Trên thiên đình, Nam Tào, Bắc Đẩu đang gạch tên những ngư¬ời phải chết trong ngày. Vội đi dự¬ tiệc, Nam Tào chọn một người lẽ ra chưa phải chết là Trương Ba.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”(1981) Lưu Quang Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”(1981)
Lưu Quang Vũ
I-Tiểu dẫn
Thể loại :
Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã dựng thành một vở kịch nói hiện đại “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, qua đó đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. 
Tóm tắt tác phẩm
Trên thiên đình, Nam Tào, Bắc Đẩu đang gạch tên những người phải chết trong ngày. Vội đi dự tiệc, Nam Tào chọn một người lẽ ra chưa phải chết là Trương Ba. 
Ở trần gian, Trương Ba đang trò chuyện với gia đình. Trưởng Hoạt đến đánh cờ và lâm vào thế bí. Trương Ba nói rằng thế cờ này “mười ông Đế Thích cũng phải bó tay”. Đế Thích, vua cờ trên thiên đình, nghe có người nhắc tên liền xuất hiện dưới dạng một lão hành khất. Đế Thích rất hài lòng gặp được đối thủ xứng đáng và đưa cho Trương Ba những nén hương để có thể gặp nhau khi cần. 
Sau đó, Trương Ba đột ngột qua đời.Vợ Trương Ba thắp nén hương và lên được thiên đình, gặp Đế Thích cùng Nam Tào, Bắc Đẩu. Đế Thích khuyên hai vị này sửa chữa sai lầm bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới qua đời. Tại nhà anh hàng thịt, xác anh sống lại đội nắp quan tài lên, đòi về nhà Trương Ba. Mọi người lúc đầu ngỡ ngàng, sau đó đành để anh hàng thịt về nhà Trương Ba.
Từ đây Trương Ba dần đổi tính nết: thích uống rượu, ăn ngon, nói năng thô lỗ, nước cờ tầm thường. Việc mượn xác gây nhiều rắc rối cho Trương Ba, lí trưởng đến nhà hăm dọa, con trai Trương Ba phải mua chuộc. Trương Ba phải ở nhà hàng thịt đến nửa đêm. Đêm khuya, vợ anh hàng thịt mời cơm rượu và giữ lại nhưng Trương Ba đã cố vượt qua phút lưỡng lự để về nhà. 
Gia đình không còn hạnh phúc. Người con trai mải lo kiếm tiền. Con dâu đau xót cho số phận của người cha. Cháu không chấp nhận dạng hình thay đổi của ông nội. Vợ Trương Ba buồn khổ định bỏ nhà đi. 
Trong con người Trương Ba diễn ra cuộc tranh luận giữa hồn và xác và xác tỏ ra thắng thế. Hồn Trương Ba gọi Đế Thích xuống giải thoát. Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị - đứa bé con người hàng xóm - nhưng Trương Ba dứt khoát từ chối. Trương Ba chấp nhận cái chết và xin cho cu Tị được sống.
Phần kết của vở kịch: Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây cỏ trong vườn trò chuyện với vợ. Cu Tị và bé Gái ăn na và gieo hạt "cho nó mọc thành cây mới " .
II.Phân tích văn bản
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
Lí do cuộc đối thoại: 
Tình cảnh bế tắc của Trương Ba: phải sống nhờ thân xác người khác, lệ thuộc những ham muốn của thể xác; cuộc sống trở nên đau khổ và bế tắc. Hồn Trương Ba muốn thoát khỏi xác hàng thịt.
Nội dung cuộc đối thoại: 
Trương Ba khinh miệt và lên án xác là đui mù, thèm khát những thứ thấp kém, lí lẽ ti tiện.
Xác hàng thịt nêu những bằng chứng về sức mạnh ghê gớm của thân xác: hồn phải nhờ xác mới có thể tồn tại, xác “là cái bình để chứa đựng linh hồn”; từ đó xác đả kích việc nhân danh tâm hồn mà xem thường thể xác. Cuối cùng xác khuyên hồn hãy chiều theo xác, cùng sống hòa thuận.
Ý nghĩa cuộc đối thoại
Những đòi hỏi của thể xác có sức mạnh ghê gớm, không dễ chế ngự. Nhưng nếu thỏa hiệp với những nhu cầu bản năng của xác thì cũng không thể có hạnh phúc.
Cuộc sống có đáng quý và hạnh phúc hay không còn tùy thuộc một số điều kiện. Sống lệ thuộc, sống nhờ không thể có hạnh phúc.
Màn đối thoại giữa Trương Ba và người thân trong gia đình
Lí do cuộc đối thoại: những mâu thuẫn giữa Trương Ba và người thân đã lên đỉnh điểm.
Thái độ khác nhau của những người trong gia đình đối với Trương Ba:
Thái độ của vợ Trương Ba: buồn bã, đau khổ nhưng bản tính hi sinh chịu đựng nên tính bỏ nhà đi để Trương Ba thảnh thơi 
Thái độ của cái Gái-cháu nội: phản ứng quyết liệt, dữ dội. Tâm hồn tuổi thơ trong sáng không chấp nhận những hành động thô lỗ của người hàng thịt.
Thái độ của người con dâu: thấu hiểu hoàn cảnh của cha, cảm thông và xót thương.
Ý nghĩa của cuộc đối thoại:
Việc sống nhờ vào thân xác người khác đã dẫn đến những thay đổi trong tâm hồn và tính cách của Trương Ba; từ đó tác động tiêu cực đến tinh thần của những người trong gia đình. Mọi người đều bế tắc, hạnh phúc gia đình tan vỡ.
Hành động vô trách nhiệm của Nam Tào, Bắc Đẩu và quan niệm sai lầm về cuộc sống của Đế Thích đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại không ngờ.
Màn đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích
âLí do cuộc đối thoại
Trương Ba không chấp nhận tình cảnh hiện tại, muốn được giải thoát, không thể “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻotôi muốn là tôi toàn vẹn”
âNội dung cuộc đối thoại
Đế Thích: từ cách nhìn không đúng về giá trị cuộc sống trần gian, tiếp tục sai lầm bế tắc khi định cho hồn Trương Ba nhập vào một cái xác khác.
Trương Ba: nhận thức rằng sống nhờ vào người khác là không nên; dù mượn thân xác hàng thịt hay thân xác đứa trẻ ngây thơ thì sự chắp vá nào cũng sai, càng làm càng sai. Việc sai không thể sửa thì chỉ có thể bù lại bằng việc tốt. Trương Ba quyết định chọn cái chết.
âÝ nghĩa cuộc đối thoại
Sống phải chân thực, tôi là tôi toàn vẹn, không sống dựa vào người khác với bất cứ hình thức nào, cũng không thể sống với bất cứ giá nào. Không chấp nhận “cái vật quái gở mang tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt.”
Sống không chỉ là sự tồn tại trên đời mà còn là những mối quan hệ xã hội, không nên làm cho người khác đau khổ, càng không để cho kẻ xấu lợi dụng.
Sau khi quyết định từ bỏ xác hàng thịt để chấp nhận cái chết vĩnh viễn, Trương Ba tìm lại hạnh phúc được trở lại là chính mình, tâm hồn trong sáng, thanh thản. 
Đoạn kết
Lời cuối cùng của Trương Ba: “Tôi vẫn ở đây”. Cái chết không phải là sự ra đi vĩnh viễn. Con người sẽ bất tử với những điều tốt đẹp họ để lại cho cuộc đời, sẽ sống mãi trong tâm hồn những người thân yêu.
Hành động của cái Gái vùi những hạt na xuống đất: Cái chết là điều tự nhiên, gieo mầm cho cuộc sống mới, những thế hệ nối tiếp nhau...
Đặc sắc nghệ thuật
Kịch bản văn học hấp dẫn nhờ tạo được những xung đột dữ dội giữa hồn và xác, sống và chết, trung thực và giả dối, cao thượng và phàm tục 
Kịch bản mang tính thời sự và hiện đại nhưng có sự kế thừa các giá trị truyền thống.
Kịch bản một mặt hiện thái độ phê phán mạnh mẽ với những tiêu cực đang diễn ra mặt khác lại đậm chất trữ tình với những khát vọng cao đẹp về cuộc sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docHon Truong Ba da hang thit(3).doc