Giáo án Ngữ văn 12 Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi

Giáo án Ngữ văn 12 Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi

Đọc thêm: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ

( Thời lượng: 20 - 25 phút )

Nguyễn Đình Thi

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 - Nắm được những đặc trưng cơ bản của thơ.

 - Thấy được nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh . để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.

II. Phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên bản thiết kế, phiếu thảo luận .

III . Cách thức tiến hành:

 Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gợi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận nhóm ( 6 nhóm), trả lời câu hỏi.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3596Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc thêm: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ 
( Thời lượng: 20 - 25 phút )
----------------------------------------------------------Nguyễn Đình Thi
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
	- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thơ.
	- Thấy được nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh ... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên bản thiết kế, phiếu thảo luận .
III . Cách thức tiến hành:
	Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gợi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận nhóm ( 6 nhóm), trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
 Giới thiệu bài mới.(2 phút)
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật độc đáo phát khới từ trái tim và hướng đến trái tim con người. Trong lịch sử phát triển của nó, thơ ca được con người hiểu và nhận thức không hoàn toàn giống nhau. Ở nước ta, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, văn nghệ sĩ lúc bấy giờ không khỏi không còn những vướng mắc về mặt tư tưởng và quan niệm sáng tác. Để phục vụ kháng chiến tốt hơn nữa, thơ ca phải cần được nhìn nhận, định hướng trên nhiều phương diện. Trong hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc (tháng 9 năm 1949), Nguyễn Đình Thi đã tham gia tranh luận với bài “Mấy ý nghĩ về thơ”. Bài viết đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về thơ nói chung, thơ ca kháng chiến nói riêng. 
2. Hướng dẫn đọc thêm
H.động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:(5 phút)
Giúp hs rút ra đặc trưng cơ bản nhất của thơ và quá trình ra đời của 1 bài thơ
 TT1: Yêu cầu hs chú ý 3 đoạn đầu của bài trích để trả lời câu hỏi 1 (SGK). 
TT2: Thế nào là “rung động thơ” và “làm thơ”?
- Căn cứ vào SGK để trả lời câu hỏi 1.
- Căn cứ vào SGK để trả lời câu hỏi GV
I . Đặc trưng cơ bản nhất của thơ:
 - Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là thể hiện tâm hồn con người.
 - Quá trình ra đời của một bài thơ: Rung động thơ -> Làm thơ
 + Rung động thơ: là khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường do có sự va chạm với thế giới bên ngoài và bật lên những tình ý mới mẻ.
 + Làm thơ: là thể hiện những rung động của tâm hồn con người bằng lời nói (hoặc chữ viết )
Hoạt động 2: (10 phút)
Giúp hs nắm Những đặc điểm của ngôn ngữ - hình ảnh thơ 
TT1: Phát phiếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận.
TT2: Sau 7 phút, GV tổng hợp các phiếu thảo luận, chọn nhóm thảo luận tốt nhất trình bày trước lớp. Nếu thiếu, GV bổ sung. (Nếu có thời gian, GV đưa dẫn chứng )
- Thảo luận theo nhóm, ghi đầy đủ vào phiếu thảo luận.
- Đại diện nhóm thảo luận tốt nhất trình bày trước lớp, các nhóm khác có thể góp ý thêm
II. Những đặc điểm của ngôn ngữ - hình ảnh thơ: Gồm
 + Phải gắn với tư tưởng - tình cảm
 + Phải có hình ảnh.( Vừa là hình ảnh thực, sống động, mới lạ về sự vật vừa chứa đựng cảm xúc thành thực)
 + Phải có nhịp điệu ( bên ngoài và bên trong, các yếu tố ngôn ngữ và tâm hồn)
Hoạt động 3 ( 3 phút )
Giúp HS nắm những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tiểu luận.
TT1: Đặt câu hỏi
TT2:Củng cố, hoàn thiện 
- HS căn cứ SGK để phát biểu trả lời câu hỏi của GV
III. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tiểu luận:
- Phong cách: Chính luận - trữ tình, nghị luận kết hợp với yếu tố tùy bút, lí luận gắn với thực tiễn.
Hoạt động 4: ( 2 phút )
Giúp hs nắm giá trị bài tiểu luận.
TT1: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 5 (SGK)
TT2: Củng cố, hoàn thiện
- HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi
IV. Giá trị của bài tiểu luận:
- Việc nêu lên những vấn đề đặc trưng bản chất của thơ ca không chỉ có tác dụng nhất thời lúc bấy giờ mà ngày nay nó vẫn còn có giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca 
3. Dặn dò: Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống 
4. Rút kinh nghiệm - bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docMAY Y NGHI VE THO.doc