Bài dạy:
Đọc văn
SÔ LÔ KHỐP
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.
- Kĩ năng: Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiếtcủa Sô-lô-khốp.
- Tư tưởng: Suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.
II- CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,
- Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.
Ngày soạn: 22/02/09 Tiết: 79-80 Bài dạy: Đọc văn SÔ LÔ KHỐP MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu. Kĩ năng: Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiếtcủa Sô-lô-khốp. Tư tưởng: Suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài Nội dung và các bài tập của tiết trước. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi : Tóm tắt truyện Thuốc, Ý nghĩa nhan đề thuốc, Hình tượng nhân vật Hạ Du? Ý nghĩa hình ảnh con đường mòn? Dự kiến phương án trả lời: Giảng bài mới: Giới thiệu bài: (2’) Sô-lô-khốp, một nhà văn lỗi lạc tiêu biểu của nền văn học Nga Xô Viết thế kỉ XX, từng đạt giải Nobel văn học 1965. Cuộc đời của ông gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật quê hương sông Đông trong những nhữ ng bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Tác phẩm của ông thẫm đẫm hơi thở và linh hồn của quê hương. Số phận con người, một tác phẩm có cái nhìn sâu sắc, đa chiều của tác giả về con người trong và sau chiến tranh với những vinh quang và mất mát. Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ 55’ 10’ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm - Yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn, tóm tắt nét chính về tác giả. - Tại sao Sô-lô-khốp có nhiều tác phẩm hay viết về vùng sông Đông? -Ngoài SGK, Gv có thể dựa vào giáo trình đại học và các tài liệu tham khảo khác để giúp HS hiểu rõ hơn thân thế và sự nghiệp, số phận vinh quang và cay đắng của M.Sô-lô-khốp. -Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo của Sô-lô-khốp? - Truyện ngắn Số phận con người ra đời trong hoàn cảnh nào? Nó có vị trí như thế nào trong nền văn học Nga Xô Viết? -GV nêu ra các trường hợp chỗ dịch sai hoặc sót để HS lưu ý Hoạt động 2: H/dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản -Em biết gì về nhân vật An- đrây Xô-cô-lốp? Nhận xét của em? -Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào? -Qua hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp tác giả muốn nói đến điều gì? -Bé Va-ni-a gặp Xô-cô-lốp trong hoàn cảnh nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này -An-đrây đã nhận bé Va-ni-a làm con như thế nào? Điều gì đã khiến anh có quyết định nhanh chóng như vậy? -Việc An-đrây Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào? Tâm hồn thơ ngây của bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được biểu hiện như thế nào? Điểm nhìn của người kể chuyện có giống điểm nhìn của nhân vật không? -GV giảng bổ sung thêm: hai vợ chồng bác chủ nhà không có con hết sức đồng tình với việc làm nhân ái, cao thượng của An-đrây Xô-cô-lốp và xúc động chia sẻ niềm vui với anh: “Bà chủ múc xúp bắp cải vào đĩa cho nó, rồi đứng nhìn nó ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng. Bà đứng cạnh lò sưởi lấy tạp dề che mặt khóc” -An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào (khó khăn trong đời thường, chiêm bao ám ảnh và nỗi đau khôn nguôi)? -Nhận xét về thái độ của người kể chuyện. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm? Hoạt động 3: H/dẫn HS tổng kết -Nhận xét về những suy nghĩ mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩn? -Nhận xét về nghệ thuật tự sự của truyện? Hoạt động 1: HS tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm - Đọc SGK, tóm tắt nét chính. -Dựa vào SGK để phát biểu -Phát biểu theo cảm nhận -Phát biểu. -GV lưu ý, đánh dấu vào SGK để sửa Hoạt động 2: HS tìm hiểu chi tiết văn bản -Tìm chi tiết trong văn bản trả lời và nêu nhận xét về hoàn cảnh của nhân vật Xô-cô-lốp. -Phát biểu và nêu cảm nhận Thảo luận và phát biểu Tìm dẫn chứng trong văn bản, nêu và rút ra nhận xét -Phát biểu Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời -Theo dõi văn bản SGK để tìm dẫn chứng -Đọc lại lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm và nêu ý nghĩa. Hoạt động 3: HS tổng kết, đánh giá lại tác phẩm -Phát biểu I. Tìm hiểu chung 1/ Tác giả - M.A. Sô-lô-khốp là nhà văn Xô Viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thưởng Nobel về văn học 1965. - Ông sinh ra và lớn lên ở vùng sông Đông nước Nga, cuốc sống của ông gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật quê hương trong những bước chuyển mình đau đớn của lịch sử.Vì thế tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của vùng sông Đông. -Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương. - Là một người từng tham gia cuộc chiến vệ quốc vĩ đại, ông thấu hiểu được vinh quang và nỗi đau khổ của số phận con người trong chiến tranh cũng như sau cuộc chiến đó. à Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo của Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người. - Tác phẩm chính: Truyện sông Đông, Thảo nguyên xanh, Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang 2/ Tác phẩm - Truyện ngắn Số phận con người ra mắt lần đầu tiên ở Liên Xô trên hai số báo Sự thật số ra ngày 31-12-1956 và ngày 1-1-1957. Ý đồ sáng tác của tác giả được ấp ủ trong vòng 10 năm, vì thế chỉ trong 1 tuần lễ ông đã viết xong. - Là một hiện tượng văn học có tầm cỡ thế giới, thời đại; Số phận con người còn là cột mốc đánh dấu sự phát triển văn học Nga thế kỉ XX.. Truyện có dung lượng tư tưởng lớn khiến cho có người liệt nó vào loại tiểu thuyết anh hùng ca II. Đọc - hiểu văn bản 1. Những số phận bị chiến tranh vùi dập a. Nhân vật An- đrây Xô-cô-lốp *Trong chiến tranh +Chiến đấu, bị thương hai lần +Bị đày đoạ trong các trại tập trung của phát xít Đức, vẫn giữ vững khí phách anh hung của người lính Xô Viết. +Vợ và con gái bị bom phát xít giết hại từ 1942. +Con trai A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại uý pháo binh, hi sinh trong ngày chiến thắng tại Béc-lin àChiến tranh tước đoạt tất cả những gì quí giá nhất: quê hương, gia đình, tình yêu thương, niềm hi vọng. *Sau chiến tranh: -Hoàn cảnh +Không vợ con, không nhà cửa, không niềm hi vọng, không trở về quê hương. +Trở thành kẻ lang thang, ăn nhờ ở đậu chìm trong men rượu để trốn chạy quá khứ. -Tâm trạng +Tinh thần và thể chất dường như đổ sụp trở nên như người mất hồn. +Nỗi buồn đau mất mát in đậm trên gương mặt anh (căp mắt nguội lạnh bao giờ cũng buồn thê thảm), vò xé trái tim anh (tr ái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ) à Sô-lô-khốp không ngần ngại nói lên cái giả rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên. b, Bé Va-ni-a -Vì chiến tranh mà trơ trọi, đói khát, lang thang +Bố chết ngoài mặt trận, mẹ chết vì bom. +Ai cho gì ăn nấy, bạ đâu ngủ đấy, quần áo rách bươm xơ mướp, bẩn như ma lem -Thơ dại nhưng ý thức được nỗi bất hạnh của mình: đôi lúc lặng thinh, tư lự, thở dài. -Dù biết bố đã hi sinh nhưng vẫn mong ngày gặp bố, kí ức thơ dại đôi lúc trở về. 2. Lòng nhân ái vượt lên số phận: -Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con vì: +Xót thương cho cảnh ngộ của Va-ni-a +Yêu mến vẻ đẹp hồn nhiên, thánh thiện của Va-ni-a: Cặp mắt cứ như những ngôi sao sáng ngời +Đồng cảnh ngô, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh. *Việc Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi: -Đối với Xô-cô-lốp: + Tâm hồn anh nhẹ nhõm và bừng sáng, làm hồi sinh trái tim đã chai cứng vì đau đớn. +Cứu vớt linh hồn , giúp anh phần nào trở về với cuộc sống bình thường, lấy lại phần nào bóng dáng gia đình với trẻ thơ, trách nhiệm, niềm hi vọng. +Với Va-ni-a tự nguyện dành lấy những trách nhiệm nặng nề, gắng sao không làm tổn thương đến trái tim bé bỏng của Va-ni-a bằng cách giấu đi những sự thật cuộc đời , giấu đi những giọt nước mắt đàn ông nóng bỏng bỏng, hiếm hoi, vượt lên những khúc mắc của đời sống thường ngày. -Đối với Va-ni-a: +Thổi một luồng gió mới vào tâm hồn bé thơ, khiến câu nhảy chồm lên ríu rít, líu lo vang rộn, ríu rít như chim sẻ. +Quấn quýt lấy anh không rời và rúc vào nách anh như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ. àHai số phận đau khổ đã dựa vào nhau, nâng đỡ nhau: Va-ni-a bé bỏng cần có vòng tay cứng cáp của Xô-cô-lốp cưu mang, giúp đỡ, chở che. Tình thương và trách nhiệm khiến Xô-cô-lốp bình tĩnh lại, đứng thẳng dậy, vươn mình vượt qua số phận, thức dậy trong anh một niềm hi vọng mới. -Nhưng niềm vui và hạnh phúc của anh không trọn vẹn: +Lái xe chạm phải con bò, bị tước bằng lái, phải ra đi. +Nỗi đau của quá khứ vẫn cứ ám ảnh Xô-cô-lốp: khóc ướt gối, những giấc mơ. 3.Thái độ người kể chuyện và ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề - Xô-cô-lốp: tin cậy, cởi mở, có phần hồn nhiên, bộc trực dễ xúc động. -Tác giả: +Không che giấu thiện cảm đặc biệt với Xô-cô-lốp. +Bày tỏ sự đồng cảm, khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường. III. Tổng kết : 1.Nội dung -Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỷ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi. -Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người, tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người cách mạng có thể vượt qua số phận. 2.Nghệ thuật -Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thết với số phận cá nhân . -Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết đẻ khám phá chiều sâu tính cách nhân vật. 4. Củng cố - Dặn dò: (2’) - Nắm cốt truyện, nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Chuẩn bị bài "Trả bài viết số 6" IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung: .......................... .......................... .......................... Ngày soạn:18 /03 /09 Tiết: 81 Bài dạy: Làm văn I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Kiến thức: Nắm được các ưu, nhược điểm trong bài làm của mình để phấn đấu nâng cao năng lực viết văn trong các bài sau. Kĩ năng: Có thể sử dụng thành thạo các kĩ năng làm bài văn trong một thời lượng nhất định ở lớp. Tư tưởng: Có ý thức chủ động điều chỉnh, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa và hạn chế những điểm yếu để rút kinh nghiệm, nâng cao kĩ năng, chuẩn hoá lại kiến thức, chuẩn bị cho bài viết sau. II- CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình Chấm bài, phát hiện các ưu, nhược điểm trong bài làm của học sinh, thiết kế bài giảng. 2- Chuẩn bị của học sinh: Lập dàn ý cho đề bài viết số 2. Nội dung và các bài tập của tiết trước. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng (nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3- Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5’ 15’ 10’ 10’ Hoạt động1: GV chép đề bài lên bảng -Gọi HS đọc lại đề bài? Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS lập dàn bài -Trình bày dàn bài của bài làm đã viết ? - Đặt vấn đề như thế nào ? -Giải quyết vấn đề như thế nào ? Hoạt động 3: Nhận xét về ưu khuyết điểm của bài làm học sinh - Bài của Xuân Quỳnh, Viết Hải(12a6), Như Khuê(12a4), Ái Phượng (12a4),Hồng Sương, Lập (12a1),. -GV nêu cụ thể những lỗi sai của HS Hoạt động 4: Sửa lỗi sai cho HS và thống kê kết quả -GV ghi lỗi sai của HS lên bảng và yêu cầu HS sửa -GV công bố kết quả bài làm HS Hoạt động 1: HS chép đề vào vở - Đọc lại đề văn Hoạt động2: Lập dàn bài -Một HS trình bày, những HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung Hoạt động 3: Theo dõi nhận xét của GV để rút kinh nghiệm -Lưu ý lỗi sai để khắc phục Hoạt động 4: Theo dõi sửa lỗi và thống kê kết quả -Sửa lỗi Đề 1: Cảm nhận của anh chị về tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân từ đó rút ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. I. Tìm hiểu đề 1. Nội dung: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện tạo nên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cho tác phẩm “Vợ nhặt” 2. Phương pháp nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận 3. PVTL: Văn bản tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. II. Lập dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu truyện ngắn “Vợ nhặt” với tình huống truyện tạo giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm. 2. Thân bài a.Bối cảnh xây dựng tình huống truyện -Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết. -Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương, những người sống luôn bị cái chết đe doạ. b.Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm nhặt được vợ. Đó là một tình huống độc đáo. -Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ ế vợ cao: +Ngoại hình xấu, thô. +Tính tình có phần không bình thường. +Ăn nói cộc cằn, thô lỗ +Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già +Nạn đói đe doạ, cái chết đeo bám -Tràng lấy vợ là lấy cho mình them một tai hoạ (theo lô gích tự nhiên) -Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ +Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên +Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên +Bản than Tràng có vợ rồi vẫn còn “ngờ ngợ” -Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí +Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì “người ta ” không them lấy một người như Tràng +Tràng lấy vợ theo kiểu nhặt được c.Giá trị hiện thực: tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói. -Cái đói dồn đuổi con người -Cái đói bóp méo cả nhân cách -Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp. -“Vợ nhặt” có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít. d.Giá trị nhân đạo -Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật. -Tràng rất trân trọng người “Vợ nhặt” của mình. +Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người “vợ nhặt” +Tình yêu thương con của bà cụ Tứ -Con người luôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai +Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống +Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp. +Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đói đi phá kho thóc của Nhật 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề, nêu vai trò của tác phẩm III. Nhận xét của GV 1. Ưu điểm - Đa số nắm được yêu cầu nội dung của đề - Vận dụng kiến thức văn học vào làm sáng tỏ nội dung yêu cầu của đề - Đã có những bài viết có cách triển khai hợp lí, dễ hiểu 2. Nhược điểm - Bài viết sơ sài, chống đối - Bài viết thiên về tóm tắt lại nội dung của văn bản - Bài viết diễn đạt yếu, câu văn không đủ thành phần - Bài viết thiếu luận điểm chính của đề bài. Không có lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. IV. Trả bài và chữa lỗi V/ Sửa lỗi và thông báo kết quả: -Lỗi về câu, dùng từ, diễn đạt -Lỗi chính tả -Lỗi thiếu ý, lạc đề -Kết quả: 12a1 12a4 12a6 G K TB Y,K - Đọc bài khá nhất 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) Bài tập về nhà: Ôn lại văn nghị luận kiểu bài nghị luận Chuẩn bị bài: “Ông già và biển cả” IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: