Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 58 đến 60

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 58 đến 60

BÀI VIẾT SỐ 5

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Nắm vững cách thức làm bài NL văn học về một t/ phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

 - Biết vận dụng những hiểu biết về các tác phẩm và đoạn trích văn xuôi đã học để viết bài

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận bằng thao tác phân tích.

3.Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức tự giác, độc lập trong suy nghĩ, sáng tạo trong viết văn.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- đề ra- đáp án

 Trò: Vở làm văn

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Viết tự luận

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 58 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58- 59	 Ngày soạn: 13 /01/09
	 Ngày giảng: 14/01/09
BÀI VIẾT SỐ 5
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Nắm vững cách thức làm bài NL văn học về một t/ phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
	- Biết vận dụng những hiểu biết về các tác phẩm và đoạn trích văn xuôi đã học để viết bài 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận bằng thao tác phân tích.
3.Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức tự giác, độc lập trong suy nghĩ, sáng tạo trong viết văn.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- đề ra- đáp án
 	 Trò: Vở làm văn
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Viết tự luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
	A. ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2 điểm) 
Tóm tắt tác phẩm “Vợ chồng A Phu” của nhà văn Tô Hoài?
Câu 2: (8 điểm)
	Hãy phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt”?
	B. ĐÁP ÁN
Câu 1: HS phải tóm tắt được các ý cơ bản của tác phẩm
Câu 2: Bài làm đạt được các ý sau:
	- Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thông cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói qua đó tố cáo tội ác của bọn TD, phát xít đối với nhân dân ta.
	- Tác phẩm đi sâu khám phá, nâng niu, trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng cuộc sống của con người:
	+ Những khát vọng hạnh phúc của Tràng
	+ Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ của nhân vật “Vợ nhặt”
	+ ý thức vun đắp cho cuộc sống của các nhân vật
	+ Niềm hi vọng về cuộc đổi đời của các nhân vật.
	- Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người:
	+ Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng: sự cảm thông, lòng thương người, sự hào phóng, chu đáo.
	+ Sự biến đổi của người Vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà.
	+ Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ.
	C. BIỂU ĐIỂM
 - Bài điểm 9- 10: chuyển tải đầy đủ các ý, viết có cảm xúc, có chiều sâu, không sai phạm về ngữ pháp.
 - Bài 7- 8: Chuyển tải tương đối các ý của đề ra, viết có cảm xúc, hành văn trôi chảy, sai một vài lỗi nhỏ về ngữ pháp.
 - Bài 5-6: Chuyển tải được ½ số ý, hành văn trôi chảy, sai phậm một số lỗi nhỏ về ngữ pháp
 - Bài 0-4: Những trường hợp còn lại
IV. Củng cố: Nhận xét giờ làm, thu bài
V. Dặn dò: học bài- chuẩn bị: Luyện tập về nhân vật giao tiếp
VI. Rút kinh nghiệm: 
Tiết 60	 Ngày soạn: 11 /01/09
	 Ngày giảng: 14/01/09
LUYỆN TẬP VỀ NHÂN VẬT GIAO TIẾP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Biết vận dụng hiểu biết về nhân vật giao tiếp vào việc đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
	- Phân tích được các mối quan hệ trong hoạt động giao tiếp, chiến lược giao tiếp.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt
3.Thái độ: Có ý thức giao tiếp đúng ngữ cảnh.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- Bài tập và đáp án
 	 Trò: Vở bài tập - sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Luyện tập- giải bài tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ chữa bài tập
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Gọi HS đọc đoạn trích- hướng dẫn, gợi ý
HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập
GV: Nhận xét, bổ sung
Ông Lý
Anh Mịch
- Bề trên (Vị thế XH): thừa lệnh bắt người đi xem đá bóng
- Cách nói: Xưng tao, gọi mày, nói năng toàn đe dọa
+ Nhẫn tâm
+ Hách dịch
- Kẻ dưới (Vị thế XH): nạn nhân bị bắt đi xem đá bóng.
- Cách nói: Xưng con, thưa ông, lạy
+ Van xin, nhún nhường, năn nỉ
+ Để được thương tình.
Hoạt động 2
H: Nhận xét, lời lẽ, cử chỉ của Huấn Cao và Viên quản ngục có sự khác nhau như thế nào? Nêu ý nghĩa?
GV: Gọi HS đọc đoạn trích, hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập
- Huấn Cao: nói năng đỉnh đạc, thân ái
+ Xưng hô: Ta
+ Gọi: thầy quản
- Ngục quan: Nói năng chân thành mà khiêm cung
+ Giọng nói: nghẹn ngào
+ Cử chỉ: vái người tù.
- Ý nghĩa: Xét theo quan hệ vị thế, cách nói năng, cử chỉ ấy là bất thường. Nhưng đó là ứng xử giữa một ngục quan tự thấy mình thấp kém quá nhiều so với người tù và có tấm lòng biệt nhỡn liên tài đối với người biết giá trị của chính mình và biết quý trọng 1 tấm lòng trong thiên hạ.
Hoạt động 3
H: Phân tích sự thay đổi thái độ của chị Dậu qua 3 câu nói trong đoạn trích?
GV: Gọi HS đọc đoạn trích, hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập
- Câu 1: có thái độ của kẻ dưới với bề trên, cung kính
+ Xưng cháu
+ Gọi ông
→ giọng van xin
- Câu 2: Cách xưng hô thay đổi, có khoảng cách
+ Xưng tôi
+ Gọi ông
→ giọng “giở lý”, đanh thép
- Câu 3: Cách xưng hô thay đổi, giận dữ
+ Xưng bà
+ Gọi mày
→ giọng đe dọa.
GV: Nhận xét, bổ sung
I. Bài tập 1:
So sánh ngôn ngữ của ông Lí và anh Mịch để làm rõ quan hệ vị thế của 2 nhân vật giao tiếp.
- Quan hệ vị thế xã hội: bề trên- bề dưới
II. Bài tập 2:
Nhận xét, lời lẽ, cử chỉ của Huấn Cao và Viên quản ngục :
- Huấn Cao: nói năng đỉnh đạc, thân ái
- Viên quản ngục: chân thành mà khiêm cung.
III. Bài tập 3: Nhận xét thái độ của chị Dậu trong hoạt động giao tiếp:
 → Thái độ thay trổi trong những lượt lời giao tiếp
 IV. Củng cố: GV nhắc lại các kiến thức về nhân vật giao tiếp để củng cố bài học
 V. Dặn dò: Học bài- làm các bài tập còn lại- chuẩn bị: Vợ nhặt.
 VI. Rút kinh nghiệm:
	- Tiết dạy đảm bảo thời gian
	- Hướng dẫn HS luyện tập tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV12 CB(1).doc