ĐỌC THÊM: TIẾNG HÁT CON TÀU
(Chế Lan Viên)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
- Cảm nhận được khát vọng và niềm vui khi được trở về với nhân dân, đất nước của
Chế lan Viên.
- Thấy được nét đặc sắc NT của bài thơ: sự sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú
Cảm xúc gần với suy tưởng triết lý.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ hiện đại
3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng nhiệt huyết CM, yêu cuộc sống, yêu con người.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài thơ.
Trò: Vở bài soạn- SGK
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
Vấn đáp- phân tích- bình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Tiết 34 Ngày soạn: 9/11/2008 Ngày giảng: 10/11/2008 ĐỌC THÊM: TIẾNG HÁT CON TÀU (Chế Lan Viên) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS - Cảm nhận được khát vọng và niềm vui khi được trở về với nhân dân, đất nước của Chế lan Viên. - Thấy được nét đặc sắc NT của bài thơ: sự sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú Cảm xúc gần với suy tưởng triết lý. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ hiện đại 3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng nhiệt huyết CM, yêu cuộc sống, yêu con người. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài thơ. Trò: Vở bài soạn- SGK C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN Vấn đáp- phân tích- bình D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 H: Đọc phần tiểu dẫn và cho biết: về cuộc đời của Chế Lan Viên cần nắm những nội dung cơ bản nào? HS: Làm việc cá nhân, khái quát. - Tốt nghiệp THPT " đi dạy " làm báo " tham gia CM (chống Pháp) và hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ. - 1954, về công tác tại Hà Nội, lấy sự nghiệp VC phục vụ k/c (chống Mỹ) - 1975, vào Sài Gòn và mất tại đó - Ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VH. GV: Bổ sung, kết luận - Con đường thơ của CLV trãi qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tư tưởn và tìm tòi nghệ thuật - Với tập thơ “Điêu tàn” (1937): CLV đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ VN như một niềm kinh dị. (Hoài Thanh) " qua ND tập thơ CLV thể hiện tư duy độc đáo, tưởng tượng phong phú, hình ảnh mới lạ của TG thần bí và sớm đi vào bế tắc - CM T8 đẫ hồi sinh cho hồn thơ của ông “Từ chân trời của một người đến với chân trời của nhiều người”, “Từ thung lũng đau thương đến với cánh đồng vui”, ông đã thực sự đã gắn với c/s của Nhân dân và Đất nước. - K/C chống Mỹ thơ ông chuyển mạnh theo khuynh hướng sử thi và chính luận: thể hiện tính thời sự, cổ vũ chiến đấu, ca ngợi TQ và ND, 1975 thơ ông gắn với c/s thế sự, trăn trở trước cái tôi cuộc đời. H: Dựa vào sgk, hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và vị trí bài thơ? HS: Chuẩn bị cá nhân, trình bày - Hoàn cảnh rộng: lấy cảm hứng từ một sự kiện KT- XH ở miền Bắc, đó là cuộc vận động nhân dân đi khai hoang và phát triển KT ở vùng Tây Bắc những năm 1958- 1960. - Về hoàn cảnh hẹp: xuất phát từ lòng biết ơn, sự gắn bó với N/D của hồn thơ và tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng, nơi s/tạo NT của mình, CLV s/tác bài thơ. - Vị trí: GV: Bài thơ ra đời như 1 lời đáp lại lời kêu gọi của TQ đi khai hoang TB, nhà thơ viết bài thơ như viết về 1 nhiệm vụ CM với cảm xúc chân thành và đầy nhiệt huyết. GV: Đọc- hướng dẫn cách đọc HS: 2 em đọc H: Em hãy chia bố cục cho bài thơ và đặt tiêu đề cho mỗi đoạn? HS: Xác định và chia đoạn - Đoạn 1: 2 khổ đầu " sự trăn trở và mời gọi lên đường - Đoạn 2: 9 khổ tiếp " khát vọng được trở về với nhân dân, gợi những kỷ niệm về k/c - Đoạn 3: 4 khổ cuối " khúc hát lên đường: sôi nổi và say mê. GV: Bổ sung, nhấn mạnh. Hoạt động 2 H: Em hiểu gì về hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc trong 4 câu thơ? Hãy phân tích làm rõ? HS: Làm việc cá nhân, phân tích - Lòng ta đã hóa những con tàu: đó là biểu tượng cho khát vọng ra đi, lên đường đến với nhân dân và đất nước. - Tây Bắc là địa danh gọi chung miền đất Tây Bắc (bắc bộ), là biểu tượng về những mãnh đất xa xôi của TQ, nó là nơi trở về với lòng mình, với tâm hồn mình, với tình cảm trong sáng, gắn bó sâu nặng cùng với ND và ĐN GV: Bổ sung, giảng rõ - So với thời điểm bài thơ ra đời, nhan đề “THCT” có 1 độ lệch so với thực tế, bới lúc ấy chưa hề có đường tàu lên TB, vậy nên h/a con tàu chỉ là một giả định thể hiện khát vọng lên đường của nhà thơ. - Tây Bắc: vừa là h/ảnh có thực: TB một vùng đất cụ thể vừa đi qua cuộc k/c, nay đang diễn ra nhịp sống sôi nổi, vừa là h/ảnh biểu tượng để nói về h/ả TQ bốn bề rộng lớn. H: Từ việc phân tích 4 câu đề từ, em hãy trình bày cách hiểu của mình về nhan đề của bài thơ? HS: Suy luận, tổng hợp Đó là biểu tượng của tâm hồn con người hướng về TB, gắn bó với Tây Bắc. GV: Nhận xét, kết luận H: Đọc 2 khổ thơ và trình bày cách càm nhận của em về sự trăn trở và lời mời gọi trong 2 khổ thơ trên? HS: cảm nhận, phân tích - Phân đôi chủ thể trữ tình: để hỏi " hỏi người nhưng cũng chính hỏi mình, hướng lòng mình đến với Tây Bắc - Đặt ra nhiều vấn đề: + Bạn bè ra đi đến với những mãnh đất xa xôi, còn mình ở lại với niềm vui riêng sao? "cuộc đơi đang cần có sự hòa nhập với cộng đồng. + Hình ảnh tàu đói những vầng trăng: ẩn dụ " “vầng trăng” gợi sự yên ả, hạnh phúc - Tự giải bày: bằng cách tạo ra sự đối lập + Mênh mông îí nhỏ hẹp + Thơ îí lòng đóng khép " day dứt H: Hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình và lời mời gọi qua 2 khổ thơ? HS: Nhận xét. GV: Bổ sung, kết luận Nhà thơ CLV viết bài thơ này khi cuộc k/c đã đi vào hoài niệm, và cuộc k.c ấy là sự lột xác của họ để họ đén với k/c, đến với nd, đến với NT và gắn bó với CM, vâykj nên lời mời gọi ấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng: là lời gọi bạn, gọi đời và gọi cả chính mình. H: Niềm vui của ngươi nghệ sĩ được khắc họa như thế nào? Em hãy phân tích làm rõ? HS: Chuẩn bị cá nhân và phân tích Nhà thơ sử dụng NT so sánh tầng bậc + Khái quát được niềm vui đang tuôn trào đến với cảnh vật và cuộc sống của con người. + Tạo ra nhiều đối tượng với nhiều ý nghĩa khác nhau, cụ thể - Nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa " khao khát trở về với cuộc sống quen thuộc, bộc lộ niềm vui và hạnh phúc. - Trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp tay đưa " là sự trở về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của hạnh phúc trong nuôi dưỡng và cưu mang, che chở, giữ gìn. GV: Bổ sung, kết luận Có niềm vui nào hơn khi con người ý thức được cội nguồn sự sống của mình H: Nỗi lòng biết ơn được miêu tả như thế nào? Hãy cảm nhận và phân tích làm rõ? GV: Gợi ý, hướng dẫn HS: Cảm nhận, phân tích - Biết ơn cuộc k/c của dân tộc “Ơi kháng chiến! mười năm qua như ngọn lữa Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường” " nhà thơ K/Đ: chính cuộc k/c đã làm thay đổi cuộc đời tôi, làm thay đổi thơ tôi. - Lòng biết ơn nhân dân được miêu tả qua những hình ảnh tiêu biểu cho sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết của ND trong k/c. + Hình ảnh của Mẹ “Con nhứ mế lữa hồng soi tóc bạc” " ngọn lữa soi tỏ mài tóc người già, ngọn lữa ấm tình mẹ che chở cho con. + Con nhớ anh, con nhớ em, anh nhớ em " tác giả nhớ ân nghĩa của ND là nhớ về những hi sinh thầm lặng, lớn lao, tình thương và sự che chở giữ gìn, đùm bọc. - Khắc họa qua hình ảnh: “Chiếc ao nâu suốt một đời vá rách” "hiện thân của c/s lam lũ, tần tảo Nhưng : “Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con” " ân tình, thắm thiết - NT: kết hợp bút pháp tả thực với sự liên tưởng bất ngờ tạo nên những hình ảnh đẹp và mới lạ: “Anh bỗng nhớ em.. Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” " những câu thơ mang đậm chất triết lý, diễn tả đúng quy luật của tình cảm, đồng thời đón nhận nó bằng sự rung động của trái tim vậy nên nhà thơ đã nâng cảm xúc thơ thành những suy nghĩ đầy triết lý “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” Hay : “Ty làm đất lạ hóa quê hương” H: Nhà thơ thể hiện khúc hát lên đường bằng cách nào? Hãy cảm nhận và phân tích? HS: Cảm nhận, phân tích. - Thể hiện qua giọng thơ - Thể hiện qua việc sử dụng các động từ mạnh " thể hiện sự hối thúc và khát vọng không thể chần chừ GV: Nhận xét, kết luận Sự gặp gỡ giữa tiếng gọi của TQ với tiếng gọi bên trong tâm hồn đã trở thành sức mạnh thiêng liêng thôi thúc nhà thơ đến với T. Bắc, ND, đến với c/s mới đang hồi sinh. Hoạt động 3 GV: Hướng dẫn HS tổng kết bài học. Hoạt động 4 I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920- 1989) * Tên khai sinh: Phan Ngọc Hoan * Quê: Cam An- Cam Lộ- Quảng Trị. " 1972 chuyển vào An Nhơn- Bình Định. * Qua trình hoạt động: * Sự nghiệp văn chương: - Tác phẩm chính: sgk - Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của văn học VN hiện đại. - Đặc điểm thơ: chất suy tưởng triết lý, mang vẽ đẹp trí tuệ và phong phú, đa dạng về hình ảnh. 2. Bài thơ: a. Nêu hoàn cảnh sáng tác và vị trí: * Hoàn cảnh s/tác: bắt nguồn từ một sự kiện KT- XH và xuất phát từ lòng biết ơn. * Vị trí: trích trong tập thơ: Ánh sáng và Phù sa. b. Đọc và chia bố cục: * Đọc: * Bố cục: có 3 đoạn II. Đọc- hiểu chi tiết: 1. Hình ảnh con tàu và Tây Bắc trong 4 câu thơ đề từ: - Con tàu: là 1 giả định" biểu tượng cho khát vọng đi xa. - Tây Bắc: biểu tượng về những mãnh đất xa xôi.(vừa h/ảnh thực, vừa h/ảnh cụ thể) - Nhan đề: “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát của lòng ta. 2. Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường: * Phân đôi chủ thể trữ tình: " để hỏi “Con tàu lên Tây Bắc anh đi chăng?” * Đặt ra hàng loạt vấn đề: “Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa Ô tàu đói những vầng trăng” * Rồi tự giải bày: “Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi, sao chữa ra đi Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia” " tạo sự đối lập. * Qua sự giải bày và sự trăn trở ta thấy được tâm trạng của n/v trữ tình: dằn vặt, day dứt và đau đáu một nỗi niềm và lời mời gọi trở nên giục giã hơn, thôi thúc hơn (qua các câu hỏi đầy da diết) 3. Niềm vui khi được về với nhân dân, gợi lại những kỷ niệm đầy nghĩa tình: * Niềm vui của người nghệ sĩ khi được trở về với nhân dân. - Sử dụng NT so sánh tầng bậc - Cụ thể: + Đối tượng so sánh: con gặp lại nhân dân + Đối tượng dùng để so sánh: " Nai về suối cũ " Cỏ đón giêng hai " Chim én gặp mùa " Trẻ thơ đói gặp sữa " Nôi ngừng gặp tay đưa _ Niềm vui trào ra đến với mọi cảnh vật trong đời sống của tự nhiên và của con người. * Lòng biết ơn của người nghệ sĩ: - Biết ơn cuộc k/c của dân tộc - Biết ơn nhân dân: nhà thơ khắc họa những con người ân tình, thủy chung, nhân hậu và anh dũng. - NT: Bút pháp tả thực với liên tưởng " tạo nên hình ảnh đẹp và mới lạ, đầy triết lý. 4. Khúc hát lên đường: - Giọng thơ: dồn dập, bay bỗng và rất sôi nổi - Sử dụng các động từ mạnh: thôi thúc, giục giã III. Tổng kết: Bài thơ mang đậm phong cách thơ Chế Lan Viên. IV. Hướng dẫn đọc thêm: Đất Nước của Nguyễn Đình Thi. IV. Củng cố: HS đọc lại bài thơ. Nêu chủ đề bài thơ. V. Dặn dò: Học bài chuẩn bị bài đọc thêm tiếp theo. VI. Rút kinh nghiệm: . . Tiết 35 Ngày soạn: 12/11/2008 Ngày giảng: 13/11/2008 ĐỌC THÊM: DỌN VỀ LÀNG – Nông Quốc Chấn ĐÒ LÈN- Nguyễn Duy A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS - Tìm hiểu khái quát về tác giả, nội dung, nghệ thuật của bài thơ: Dọn về làng và Đò Lèn của Nguyễn Duy – Nông Quốc Chấn - Thấy được tình yêu quê hương, gia đình của Nguyễn Duy và nông Quốc Chấn. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ hiện đại 3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trân trọng những tình cảm thiêng liêng trong cuộc sống. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài thơ. Trò: Vở bài soạn- SGK C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN Vấn đáp- phân tích- bình D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Niềm vui của Chế Lan Viên khi được trở về với nhân dân thể hiện ntn? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 H: Dựa vào sgk, hãy khái quát một vài nét về nhà thơ Nông Quốc Chấn? HS: Làm việc cá nhân, khái quát * Tiểu sử: - Sinh năm 1923 - Tên khai sinh: Nông văn Quỳnh - Quê: Ngân Sơn- Bắc Cạn (dân tộc Tày) * Quá trình hoạt động: - Tham gia CM từ cuộc tổng khởi nghĩa CM T8- 1945 - Tham gai k/c chống Pháp ông bắt đầu làm thơ, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hoạt động văn nghệ - Hiệu trưởng trường Đại Học Văn hoá Hà Nội. Mật tại Hà Nội 2002 GV: Bổ sung, kết luận. H: Hãy nêu một vài đặc điểm về thơ của Nông Quốc Chấn? H: Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc được miêu tả như thế nào? GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Xác định các dẫn chứng, phân tích - Nỗi niềm thống khổ: “Mấy năm qua.đường đi lại vắt bám đầy chân” - Tội ác của giặc; “Súng nổ kìa.con cỡi áo liệm thân cho bố” GV: Bổ sung, kết luận H: Miêu tả nỗi thống khổ của người dân và tội ác của kẻ thù để làm gì? GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Cảm nhận và nêu mục đích - Khoét sâu vào mối thù của nhân dân với quân xâm lược - Thể hiện nhận thức tỉnh táo của nhân dân trước âm mưu của kẻ thù. - Biết nén đau thương để vượt lên nỗi thống khổ → đó chính là phẩm chất của người dân không của riêng ai khi đất nước có xâm lược. H: Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về niềm vui ấy? Hôm nay Cao- Bắc- Lạng... Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy... → niềm vui ấy không của riêng ai, mà là niềm vui chung của tất cả mọi người. H: Em có nhận xét gì về cách chuyển tải nội dung bài thơ của tác giả? HS: Tác giả chuyển tải nội dung bằng hình ảnh theo cách nói của đồng bào miền núi, đó là những hình ảnh gần gủi, cụ thể. GV: Phân tích và lấy Vd chứng minh. Hoạt động 2 H: Em biết gì về nhà thơ Nguyễn Duy, hãy khái quát một vài đặc điểm về tiểu sử và sự nghiệp s/tác? HS: Làm việc cá nhân, khái quát GV: Nhận xét, bổ sung H: Thơ của Nguyễn Duy có đặc điểm gì cần lưu ý? H: Tác giả nhớ lại ngày còn nhỏ sống bên bà ngoại qua những chi tiết nào? Hãy phân tích? GV: Gợi ý, hướng dẫn HS: xác định các chi tiết phân tích - Say mê với những trò chơi trẻ con: + Câu cá, bắt chim, ăn trộm nhãn. + Theo bà đi chợ → kỉ niệm đầy ắp của tuổi thơ - Ấn tượng về nét riêng của làng quê: điệu hát văn, cô đồng, mùi hương trầm, hương hụê → đó là cuộc sống bình yên vừa có cái riêng tư, vừa gần gủi với mọi người - Cháu cảm nhận chân thực: “Tôi trong suốt giữa hai bờ hư- thực” → biểu hiện sự ngây thơ của trẻ con, hồn nhiên đến vô tư, vậy nên không nhận ra đâu là thực, đâu là hư. Vậy nên cậu trở thành kẻ vô tâm “Tôi đâu biết bà tôi cực đến thế” - Khi trưởng thành nhà thơ nhận thức: → đừng tự ru mình bằng ảo ảnh ngọt ngào, sống giữa cuộc đời nên tỉnh táo, không thể ngây thơ H: Ở khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì về người cháu? HS: Đó là sự thức tỉnh của người cháu GV: Bình luận một số ý về quy luật trong cuộc sống. H: Hình ảnh người bà được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về 2 từ “thập thững” được sự dụng trong bài thơ? GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Làm việc cá nhân, phân tích - Hình ảnh người bà: + Mò cua, xúc tép + Buôn bán ngược xuôi - Từ thập thững: có giá trị tạo hình, diễn tả sự khó nhọc, bước đi không tự chủ do đường gập ghềnh hoặc người bị kiệt sức - Nhà thơ Hoàng Cầm cũng có bài thơ tương tự. “Bước thấp, bước cao trên bờ tre hun hút” H: Miêu tả hình ảnh người bà lam lũ, cực nhọc giữa cuộc đời thường nhật như vậy có mục đích gì? GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Cảm nhận, nêu mục đích - Cho thế hệ sau biết được cuộc sống vất vả của cha ông mình, từ đó có sự cảm thông chia sẽ, biết ơn. - Giúp người cháu thức tỉnh, đánh thức ý thức tự nhìn nhận bản thân. I. Bài thơ: Dọn về làng: 1. Tác giả: Nông Quốc Chấn - Tiểu sử. - Quá trình hoạt động. 2. Sự nghiệp thơ ca: - Tác phẩm: sgk - Đặc điểm thơ: + Mang đặc trưng suy tư của người miền núi, giản dị, tự nhiên. + Thơ giàu hình ảnh. 3. Đọc- hiểu bài thơ: a. Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc: → nỗi thống khổ và tội ác của giặc được miêu tả một cách cụ thể. b. Niềm vui của nhân dân khi được giải phóng: II. Bài thơ: Đò lèn 1. Tác giả: Nguyễn Duy - Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ (1948) - Quê: Đông Vệ- Thanh Hoá. 2. Sự nghiệp thơ ca: - Tác phẩm: sgk - Đặc điểm thơ: + Mang những vẽ đẹp đời thường,nhưngc giá trị tư tưởng khiêm nhường nhưng bền vững. + Ông nhạy cảm với buồn vui, nhọc nhằn của những con người nhỏ bé, vô danh. + Cảm hứng về nhân dân gắn liền với cảm hứng về nguồn cội. + Mang hơi hưởng của ca dao, thâm trầm trong triết lý, hồn nhiên hóm hỉnh, khoẻ khoắn trong lao động. 3. Đọc- hiểu bài thơ: a. Hình ảnh người cháu: - Say mê với những trò chơi trẻ con - Ấn tượng về nét riêng của làng quê - Qua cảm nhận chân thực b. Hình ảnh người bà: - Cuộc đời lam lũ, tần tảo, lần mò kiếm sống. - Từ thập thững: có giá trị tạo hình → gợi sự khó nhọc, bấp bênh IV. Củng cố: GV gọi Hs đọc 2 bài thơ và nêu chủ đề V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Thực hành một số phép tu từ cú pháp. VI. Rút kinh nghiệm:. . Tiết 36 Ngày soạn: 12/11/2008 Ngày giảng: 13/11/2008 THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS - Nắm được một số phép tu từ cú pháp thường dùng trong văn bản. - Có kỹ năng phân tích và sử dụng các phép tu từ cú pháp. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng các phép tu từ cú pháp. 3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn và sử dụng chính xác ngôn ngữ tiếng Việt. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Thầy: Thiết kế bài soạn- các bài tập Trò: Vở bài tập- SGK C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN Luyện tập D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 H: Hãy chỉ ra hiện tượng lặp cú pháp, phân tích và nêu tác dụng? GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Giải bài tập 1a. Lặp cú pháp: - sự thật là → tác dụng: với việc nhấn mạnh bằng cách lặp lại cấu trúc câu Bác đã gạt TD Pháp ra khỏi Đông Dương, cắt tất cả mọi quyền lợi của chúng. - Dân ta đã đánh đổ → tác dụng: khẳng định cuộc CM của dân tộc, dân chủ ở nước ta, đối tượng của cuộc CM đó là chủ nghĩa đế quốc và thực dân. 1b. có 2 sự trùng lặp cú pháp - Trời xanh đây của chúng ta - Núi rừng đây của chúng ta → tác dụng: khẳng định chủ quyền của đât tộc ta. + Trời xanh, núi rừng: hình ảnh cụ thể của đất nước + Của chúng ta: nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước. Và - Những cánh đồng - Những ngã đường - Những dòng sông → tác dụng: khẳng định tư thế và vài trò làm chủ đất nước của con người. 1c. Lặp: Nhớ sao → tác dụng: phép lặp này làm hiện lên c/s kháng chiến gian nan mà vẫn lạc quan, gắn bó thân thiết với cảnh và con người Việt Bắc. Hoạt động 2 GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập a. Lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê → tác dụng: nhấn mạnh sự chu cấp, đối đãi đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tì tướng của mình trong hoàn cảnh chiến trường. b. Lặp cú pháp kết hợp với liệt kê → tác dụng: vạch tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm thù của TD Pháp đối với quân xâm lược. Hoạt động 3 GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập. Việt Bắc- bài thơ đội tiêu đề của toàn bộ tập thơ là khúc ca hùng tráng về cuộc k/c và con người k/c. Đồng thời bài thơ thể hiện tình cảm ân nghĩa thuỷ chung giữa miền xuôi và miền ngược, giữa anh cán bộ k/c và đồng bào các dân tộc Việt Bắc. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của nhà thơ Tố Hữu (đậm đà tính dân tộc) và giọng điệu ngọt ngào kết hợp với trữ tình chính trị. I. Phép lặp cú pháp: a. Bài tập 1: 1a. Lặp cú pháp: - Sự thật là - Dân ta đã đánh đổ các 1b. Có 2 sự trùng lặp về cú pháp: - Trời xanh đây là của chúng ta - Núi rừng đây là của chúng ta. Và - Những cánh đồng - Những dòng sông - Những ngã đường 1c. Lặp: Nhớ sao → ẩn chủ ngữ → chủ ngữ là anh bộ đội kháng chiến. II. Phép liệt kê: a. Lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê - Phương tiện + thì + ta cho - Cấp bậc + thì + ta cho - Hoàn cảnh + thì + ta cho b. Đoạn văn của Hồ Chí Minh có cấu tạo giống nhau theo mô hình: C- V- B III. Phép chêm xen: 1. - Tất cả các phân in đâm trong các câu a, b, c, d đều ở giữa hoặc cuối câu. - Khi viết, chúng được tách ra bằng dấu phẩy (,) hoặc dấu ( ). - Chúng có tác dụng: giải thích, ghi chú cho từ ngữ đi trước, bổ sung thêm sắc thái tình cảm. - Bộ phân chêm xen có vai trò trong nghĩa tình thái. 2. Viết một đoạn văn về Tố Hữu và Bài thơ Việt Bắc IV. Củng cố: GV nhắc lại tác dụng của các phép tu từ cú pháp V. Dặn dò: Học bài chuẩn bị: bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh VI. Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: