Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 31 đến 33

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 31 đến 33

THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: giúp HS

 - Qua việc phân tích các yếu tố: tiếng, vần, nhịp, hài thanh của một số đoạn thơ để thấy

 được sự giống nhau và khác nhau của các thể thơ truyền thống và hiện đại.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích thơ dựa vào luật thơ.

3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức giữ gìn và phát huy thơ tiếng Việt.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Thầy: Thiết kế bài sọan- các bài tập

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

 Vấn đáp- luyện tập

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 31 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31	Ngày soạn: 5/11/2008
	Ngày giảng: 6/11/2008
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Qua việc phân tích các yếu tố: tiếng, vần, nhịp, hài thanh của một số đoạn thơ để thấy 
 được sự giống nhau và khác nhau của các thể thơ truyền thống và hiện đại.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích thơ dựa vào luật thơ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức giữ gìn và phát huy thơ tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Thầy: Thiết kế bài sọan- các bài tập
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là luật thơ? yếu tố nào có vai trò quan trọng trong việc hình 
 Thành luật thơ Việt Nam?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 3
H: Dựa vào đoạn thơ trong sgk, hãy khái quát một vài đặc điểm cơ bản về thể thơ 5 tiếng? Cho VD?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
- Có thể có hoặc không có khổ, mỗi khổ có thể có 4 dòng hoặc nhiều hơn.
- Số khổ trong bài có thể nhiều, không dừng lại 1 hoặc 2 khổ như trong thơ cách luật.
VD: Tiếng thu- Lưu Trọng Lư
 “Em không nghe mùa thu
 Dưới trăng mờ thổn thức
 Em không nghẹ rạo rực
 Hình ảnh kẻ chinh phu
 Trong lòng người cô phụ
 Em không nghe rừng thu
 Lá thu kêu xào xạc
 Con nai vàng ngơ ngác
 Đạp trên lá vàng khô.
GV: Nhấn mạnh và cung cấp một số bài thơ 5 tiếng trong thơ cách luật.
VD: Dịch thuỷ tống biệt- Lạc Tân Vương
Thử địa biệt Yên Đan
Tráng sĩ phát xung quan
Tích thời nhân dĩ một
Kim nhật thuỷ do hàn
Dịch thơ:
“Nơi này biệt Yên Đan
Tráng sĩ tóc dựng ngược
Người xưa đã khuất rồi
Nước sông còn lạnh buốt”
H: Vần trong thơ 5 tiếng hiện nay có gì khác với vần trong thơ các luật? Cho VD?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát, cho VD minh hoạ.
- Cách gieo vần đa dạng hơn
+ Vần dán cách:
 “Ôi con sóng ngày xưa 
 Và ngày sau vẫn thế
 Nỗi khát vọng tình yêu
 Bồi hồi trong ngực trẻ”
+ Vần liền nhau:
 “Anh đội viên thức dậy
 Thấy trời khuya lắm rồi
 Mà sao BÁc vẫn ngồi
+ Vần gia nhau:
 “Như đầy thuyền trăng ngân
 Rằm xưa sông Đáy hát
 Bác bận bàn việc quân
 Dưới trăng rừng Việt Bắc”
Ngân/ quân; hát/ bắc
GV: Giảng rõ, kết luận
H: Em có nhận xét gì về cách phối thanh và ngắt nhịp trong thơ 5 tiếng? Cho VD?
HS: Làm việc cá nhân, nhận xét
- Đảm bào hài hoà về thanh điệu
 VD: Trước sân anh thơ thẩn
 B T
 Đăm đăm trông nhạn về
 B B
 Mây chiều còn phiêu bạt
 B T
 Lang thanh trên đồi quê
 B B
- Ngắt nhịp:
+ 2/3: Lởm nhởm/ vài hanhg tỏi
 Lơ thơ/ mấy khóm gừng
 Vẻ chi/ mà cảnh mọn
+ 3/2: Anh đội viên/ thức dậy
 Thấy trời khuya/ lắm rồi
H: Hãy khái quát một vài đặc điểm về thể thơ 7 tiếng? Cho VD minh hoạ?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích VD, khái quát
- Khổ thơ:
- VD: Bánh trôi nước- Xuân Hương
 Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh quan
- Vần: 
- VD: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
 Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa
 Chiều nay con chạy về thăm Bác
 Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa
Hay: 
 Anh bạn dãi dầu không bước nữa
 Gục lên súng mũ bỏ quên đời
 Chiều chiều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
→ Nguyên âm, âm cuối, thanh điệu không hoàn toàn giống nhau, không làm cho thơ gò bó mà đa dạng và phong phú.
GV: Phân tích VD giảng rõ
H: Em có nhận xét gì về thanh điệu và cách ngắt nhịp cuả thể thơ 7 chữ?
HS: Phân tích bằng VD
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
 Con thuyền xuôi mái nước song song”
→ tiếng 2, 4, 6 phải tuân thủ luật
- tiếng thứ 2 câu 1 cùng thanh với tiếng 2 của câu 4, tiếng 2 câu 2 cùng thanh tiếng 2 câu 3
III. Một số thể thơ thường gặp:
1. Thể thơ 5 tiếng:
a. Khổ thơ:
- Có thể có hoặc không có khổ, mỗi khổ có thể có 4 dòng hoặc nhiều hơn.
- Số khổ trong bài có thể nhiều, không dừng lại 1 hoặc 2 khổ như trong thơ cách luật.
b. Vần: 
Thơ 5 tiếng hiện nay, cách gieo vần đa dạng hơn thơ ngủ ngôn cách luật
Vần gián cách, vần liền, vần giao nhau
c. Hài thanh và ngắt nhịp:
- Thanh điệu: hài hoà về thanh điệu, sự hài hoà về thanh điệu thể hiện ở dòng 1 và 3, có sự đối ứng giữa dòng 1 và 2, dòng 2 và 3, dòng 3 với 4.
- Nhịp điệu: 2/3 hoặc 3/2
2. Thể thơ 7 tiếng:
a. Khổ thơ:
- Bài thơ chia khổ hoặc không chia khổ, mỗi khổ thường có 4 dòng, 3 lần điệp vần
- Mỗi khổ có 4 câu nhưng không khép kín, tách biệt và mở hướng liên kết với khổ khác
- Khổ thơ của một bài thơ có thể chỉ một hoặc nhiều khổ.
VD: Tràng giang- Huy Cận
b. Vần: 
- Trong 1 khổ có 3 lần điệp vần: không khép kín mà tách biệt.
- 3 lần điệp chỉ có 1 vần
- Vần có thể lặp lại nguyên vẹn
- Vần thông: những tiếng cuối có nguyên âm, âm cuối, thanh điệu không hoàn toàn giống nhau.
c. Hài thanh và ngắt nhịp:
- Hài thanh: hài hoà về thanh điệu
- Ngắt nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3
 IV. Củng cố: 
Tiết 32- 33	Ngày soạn: 10/11/2008
	Ngày giảng: 11/11/2008
BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Vận dụng những kiến thức cơ bản đã học trong các văn bản VH để viết bài nghị luận 
 một vấn đề văn học.
	- Vận dụng được các kỹ năng nghị luận để viết bài làm văn nghị luận VH.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn nghị luận về một vấn đề văn học.
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình làm bài.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 Thầy: Đề ra- đáp án
 Trò: Vở viết văn
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Viết tự luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
	A. Đề bài:
 Câu 1 (2điểm): Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được biểu hiện ở những phương diện nào? Trình bày văn tắt và cho VD minh hoạ?
 Câu 2 (8 điểm): Tố Hữu là nhà thơ trữ tình- chính trị. Hãy giải thích và làm rõ khái niệm đó qua sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu?
	B. Đáp án:
 Câu 1: bài làm cần đạt các ý sau:
	- Sử dụng thể thơ lục bát, một hình thức thơ ca dân tộc
	- Diễn tả hình ảnh đậm màu sắc Việt Bắc.
	- Bài thơ diễn tả những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của con người Việt Bắc, của con người Việt Nam, thuỷ chung và rất đạo lý
 Câu 2: Lập dàn ý
	a. Mở bài:
	- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Ở Tố Hữu có 2 con người hài hoà, thống nhất: nhà thơ- nhà chính trị.
	- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị.
	b. Thân bài: 
	* Trữ tình, chính trị và thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu:
	- Trữ tình: là bộc lộ trực tiếp ý thức, tình cảm, cảm xúc nghĩa là con người cảm thấy qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan đối với TG và nhân sinh. Mặt khác cái tôi trữ tình luôn cảm xúc trước thực tại trên tư cách phổ quát, động chạm tới những vấn đề chung của tồn tại con người (cái chết, Ty, nỗi buồn, lẽ sống) cho nên trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người.
	- Chính trị là những khái niệm khô khan được thể hiện dưới hình thức những câu khẩu hiệu mang tính cổ vũ, kêu gọi. Các khái niệm đó tưởng như không có gì là thơ cả.
 VD: Dầu Tk XX thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
 Tố Hữa vừa kế thừa truyền thống vừa nâng đỡ thơ trữ tình chính trị lên một trình độ NT cao hơn. TH đã mang đến cho thơ ca CM một tiếng nói trữ tình với cảm xúc của 1 cái tôi hoàn toàn mới mẻ như Xuân Diệu nhận xét: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến trình độ rất đỗi trữ tình.
	* Cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu:
 - Tố Hữu quan niệm: “Thơ là tiếng nói đồng y, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Nói đến thơ là nói đến sự đồng điệu của tâm hồn”
 - Nhân vật trữ tình trong thơ TH có mối quan hệ gần như máu thịt với đất nước, với nhân dân, với cộng đồng.
 - Cảm hứng chủ đạo trong thơ TH là cảm hứng LS, dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, đời tư, chính vì vậy, cái tôi trữ tình trong thơ TH trước hết là cái tôi chiến sĩ (Từ ấy), cái tôi ấy hoá thân vào những nhân vật trữ tình mang những phẩm chất tiêu biểu của dân tộc qua các thời kì LS khác nhau như: Bà má hậu Giang, Lươm, Chị Trần Thị Lý, mẹ Suốt, anh giải phóng quân, anh Nguyễn văn Trỗi
 - Thơ TH tập trung vào những chủ đề lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn
	* Giọng thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu: giộng tâm tình, ngọt ngào.
 - Xuất phát từ quê hương và gia đình
 - Sử dụng đa dạng các thể thơ dân tộc.
 - Lối ngắt nhịp tự nhiên, êm nhẹ
	* Khi nói đến đời tư cá nhân TH luôn gắn với Nd chính trị.
	c. Kết bài: 
- Tố Hữu đã đem vào thơ CM một tiếng nói trữ tình với những xúc cảm chân thành, mãnh liệt.
- Tố Hữu đã kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca yêu nước của dân tộc và phát triển trong thời đại mới.
	C. Biểu điểm:
 	* Bài 9- 10 điểm: đầy đủ ý, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trong sáng, có sự sáng tạo trong viết câu, dùng từ.
	* Bài 7- 8 điểm: Diễn đạt được 2/3 số ý, hành văn diễn đạt tạm, không sai qua 5 lỗi chính tả, thành thạo trong viết câu dùng từ.
	* Bài 6- 7 điểm: Diễn đạt được 1/2 số ý, biết cách dùng từ đạt câu, hành văn đôi chổ còn sai, lủng củng, coa sai lỗi chính tả.
	* Bài 4- 5 điểm: bài có ý nhưng chưa đầy đủ, viết câu dùng từ còn yếu, hành văn đôi chổ còn lủng củng.
	* Bài 3- 0 điểm: những trường hợp còn lại.
 IV. Củng cố: Nhận xét giờ làm- thu bài
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị đọc thêm
 VI. Rút kinh nghiệm: 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV12 CB(6).doc