Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 27 đến 30

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 27 đến 30

LUẬT THƠ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: giúp HS

 - Qua việc phân tích các yếu tố: tiếng, vần, nhịp, hài thanh của một số đoạn thơ để thấy

 được sự giống nhau và khác nhau của các thể thơ truyền thống và hiện đại.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích thơ dựa vào luật thơ.

3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức giữ gìn và phát huy thơ tiếng Việt.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Thầy: Thiết kế bài sọan- các bài tập

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

 Vấn đáp- luyện tập

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 27 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 Ngày soạn: 31/10/08
 Ngày giảng: 01/11/08
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.
- Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề được nói đến.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết và nói.
3. Thái độ: Bồi dưỡng sự mạnh dạn, chủ động, tự tin khi phát biểu trước đám đông.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
Thầy: Thiết kế giáo án, các mẫu ví dụ.
 Trò: Vở bài tập, sách giáo khoa.
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN.
 Vấn đáp, giảng, luyện tập.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về bài thơ, đoạn thơ? Nêu yêu cầu và cách thức nghị luận về bài thơ, đoạn thơ?.
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần dạt
Hoạt động 1.
Gv: Hướng dẫn hs phân tích đề bài sgk.
H: Theo em chủ đề của cuộc hội thảo gồm những nội dung cơ bản nào?
Gv: Gợi ý để hs xây dựng được các nội dung và nêu ra được các giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông.
Hs: Làm việc cá nhân và trình bày.
- Những hậu quả nghiêm trọng của TNGT
- Nguyên nhân gây ra TNGT
- Những giải pháp góp phần giảm thiểu TNGT
+ Tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luậy giao thông cho mọi người.
+ Phối kết hợp với các cấp chính quyền trong việc xử lí những người cố tình vi phạm luật giao thông.
+ Tăng cường chương trình giáo dục về luật ATGT tronh Nhà trường.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
H: Trong những nội dung trên chúng ta cần tập trung phát biểu nội dung nào nhiều hơn? Vì sao?
Hs: Chuẩn bị cá nhân, xác định và giải thích.
- Nên phát biểu tập trung vào nội dung thứ 3.
- Vì: Đó là vấn đề trung tâm của chủ đề được mọi người chú ý, đồng thời bộc lộ được những suy nghĩ riêng của người phát biểu
Gv: Nhấn mạnh.
Gv: Từ những kết quả phân tích ở ví dụ, hướng dẫn hs rút ra những nội dung cần thiết để chuẩn bị phát biểu ý kiến.
H: Xác định đúng nội dung cần phát biểu là xác định những điều gì? Vì sao?
Hs: Dựa vào ví dụ đã phân tích để xây dựng ý kiến
* Xác định nội dung cần phát biểu.
- Chủ đề của buổi hội thảo.
- Những nội dung chính của chủ đề.
- Lựa chọn nội dung khi phát biểu.
* Vì: Mỗi chủ đề thường có nhiều nội dung, để phát biểu tốt thì cần xác định nội dung cần phát biểu.
Gv: Nhấn mạnh bằng ví dụ.
H: Một bài phát biểu cần có cấu trúc như thế nào? Hãy nêu đặc điểm từng phần cấu trúc?
Hs: - Mở đầu: Giới thiệu chủ đề phát biểu.
Nội dung phát biểu: Xác định nội dung và sắp xếp nội dung phát biểu theo một trình tự hợp lí.
Kết thúc: Khái quát lại nội dung đã phát biểu và nhấn mạnh nội dung chính.
Gv: Bổ sung và cung cấp cho hs một mẫu đại cương cụ thể.
H: Khi tham gia phát biểu ý kiến cần thực hiện theo những yêu cầu nào?
HS: Dựa vào sgk để nêu các yêu cầu
GV: Nhấn mạnh, giảng rõ các yêu cầu.
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn, gợi ý Hs giải bài tập
HS: Chuẩn bị cá nhân, lập dàn ý, phát biểu.
* Mở bài: 
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm, các bạn lớp 12 A thân mến! Để có 1 định nghĩa hoàn chỉnh về hạnh phúc quả là khó. Trong thời gian cho phép, tôi xin phát biểu quan niệm của mình về hạnh phúc và cũng chỉ xin phép đi vào 1 khía cạnh: Làm thế nào để có hạnh phúc?
* Nội dung phát biểu:
- Nhu cầu của con người cần thiết có đời sống VC và đời sống tinh thần đầy đủ đó là hạnh phúc.
- Con người không chỉ có ăn đủ, mặc đủ, phương tiện đi lại đủ mà còn cấn có sức lao động tốt để làm ra Vc nâng cao đời sống tinh thần.
- Ham muốn vật chất có nhiều song khả năng con người có hạn, vậy nên chỉ cần tương đối là đủ, phê phán những con người có cách sống đòi hỏi thái quá, đề cao những con người biết sống vừa đủ và biết tiết kiệm.
- Làm thế nào để có hạnh phúc?
+ Dựa vào khả năng lao động để tạo ra của cải VC.
+ Kiên quyết và gạt bỏ, không chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả.
+ Biết sống vui vẽ với mọi người.
+ Đọc sách báo để tìm nguồn vui và động viên tinh thần.
* Kết thúc: 
- Trên đây là những suy nghĩ của tôi về hạnh phúc
- Kính chúc.
A.Tìm hiểu lí thuyết.
* Xét ví dụ.
Đề bài: Chi đoàn tổ chức hội thảo với chủ đề: “ Thanh niên học sinh làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”? Em hãy phát biểu ý kiến đóng góp cho hội thảo.
I. Các bước chuẩn bị phát biểu.
1. Xác định đúng nội dung cần phát biểu.
2.Dự kiến đề cương phát biểu.
a. Mở đầu.
- Thực hiện nghi lễ ở đại hội.( kính thưa)
- Tự giới thiệu về mình.
 Nêu rõ lí do và mục đích phát biểu.
- Khái quát nội dung vấn đề cần phát biểu.
b. Nội dung chính cần phát biểu.
- Vấn đề phát biểu là gì?
- Nội dung vấn đề chính, trọng tâm là gì?
- Suy nghĩ của bản thân về vấn đề ấy như thế nào?
- Những đề nghị.( nếu cần)
c. Kết thúc.
- Xác định đây là ý kiến của cá nhân hoặc đại diện cho tập thể nếu có khiếm khuyết gì thì lươn gj thứ hoặc trực tiếp trao đổi.
- Chúc
II. Phát biểu ý kiến.
- Lời phát biểu phải hướng vào người nghe, đưa ra được cái mới lạ, cái riêng của mình về vấn đề( phù hợp với chủ đề) để lôi cuốn người nghe.
- Trình bày ND phát biểu theo đề cương đã dự kiến, tránh lan man, xa đề, lạc đề.
- Lời phát biểu cần ngắn gọn, súc tích và cần có VD minh hoạ.
- Trong quá trình phát biểu cần lưu ý điều khiển thái độ, cử chỉ giọng nói theo phản ứng của người nghe.
B. Luyện tập:
* Đề tài thảo luận: Tại cuộc thảo luận với chủ đề: “Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay”. Em srx phát biểu những ý kiến nào? Lập dàn ý và phát biểu trước lớp?
 IV. Củng cố: GV gọi HS đọc ghi nhớ sgk
 V. Dặn dò: Làm bài tập còn lại- chuẩn bị: Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm.
 Tiết 28	Ngày soạn: 31/10/2008
	Ngày giảng: 1/11/2008
ĐẤT NƯỚC
 (Nguyễn Khoa Điềm)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Cảm nhận được những suy nghĩ và tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả về đất nước 
 ở nhiều bình diện: địa lý, lịch sử, văn hoá, phong tục
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương và tự hào về đất nước và dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Thầy: Thiết kế bài soan- TLTK
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích- bình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Những kỷ niệm về Việt Bắc được Tố Hữu thể hiện như thế nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào tiểu dẫn sgk hãy khái quát một vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
- Tiểu sử
- Qua trình hoạt động: tốt nghiệp ĐHSP (1964) → vào M. Nam tham gia k/c → bị bắt
→ Mậu Thân (1968) ông được giải thoát, tiếp tục hoạt động và bắt đầu làm thơ
- Thơ ông giàu chát suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức.
- Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực VHNT và quản lý của nhà nước
GV: Bổ sung, kết luận
H: Hãy xác định vị trí và nội dung của đoạn trích?
HS: Chuẩn bị cá nhân, nêu vấn đề
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
GV: Đọc- hướng dẫn cách đọc.
HS: 2 em đọc
H: Theo em bố cục bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
HS: Cảm nhận- chia đoạn
- Phần 1: Từ đầu → làm nên đất nước muôn đời: Định nghĩa về đất nước.
- Phần 2: còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân.
GV: Nhận xét, nhấn mạnh
H: Hãy nhận xét kết cấu và hình thức của đoạn trích?
Hoạt động 2
H: Tác giả cảm nhận về Đất nước trên những phương diện nào? Hãy chỉ ra đoạn thơ và phân tích?
HS: Xác định các đoạn thơ- phân tích
- Đất nước của CD- TT: 
+ Đất nước có từ xa xưa: trong những câu chuyện thời xưa, trong phong tục ăn trầu đến truyền thống trồng tre mà đánh giặc.
+ Đất nước có trong cái buổi cha mẹ thương nhau, đến chuyện đặt tên cho cái kèo, cái cột
→ đất nước hiện lên thật thiêng liêng và gần gủi, thân thiết với đời sống của mỗi một con người
→ hiện diện trong từng nếp sống, thói quen sinh hoạt bình dị, chứa đựng trong đó chiều dài văn hoá, LS, ĐL
- Đất nước còn có nguồn gốc vừa thiêng liêng, vừa tôn kính:
+ Qúa khứ: 
→ Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ: cội nguồn thiêng liêng, cao quý, tinh thần đoàn kết dân tộc.
→ Truyền thuyết Vua Hùng: lịch sử xây dựng và phát triển
+ Hiện tại:
→ sự nối tiếp các thế hệ: mỗi một con người gánh vác trên vai sứ mệnh lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau truyền thống của dân tộc
→ gạch nối giữa quá khứ và tương lai.
+ Tương lai: Đất nước đẹp hơn, rộng hơn, phát triển hơn
- Đất nước còn bắt nguồn từ tình cảm riêng tư:
→ TY lứa đôi làm nên gương mặt tinh thần của đất nước
GV: Bổ sung, kết luận đồng thời so sánh với các bài thơ viết về Đất nước để thấy nét khác biệt trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
H: Tại sao tác giả không tìm đến những gì thuộc về Đất nước hiện đại hiện nay mà lại hướng về Đất nước của CD- TT?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Giải thích
- Tìm về đất nước trong CD- TT là tìm về với đời sống trữ tình, mộc mạc, thuần phác của ND.
- Tìm về với đất nước trong CD- TT để thế hệ trẻ dễ nhận ra cái hồn, cái cốt, tư tưởng đất nước của ND.
H: Chất chính luận của đoạn thơ thể hiện qua câu thơ nào? Hãy nêu ý nghĩa trong cách lập luận của tác giả?
HS: Nêu các câu thơ và phân tích chất chính luận của các câu thơ
GV: Bổ sung, giảng rõ
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
- Sinh: 15/4/1943
- Quê: Thừa Thiên Huế
- Xuất thân: trong gia đình trí thức CM
- Tham gia k/c chống Mỹ- làm thơ
→ nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong cuộc k/c chống Mỹ.
- Ông đoạt giải thưởng Nhà nước về văn học NT năm 2000.
2. Văn bản:
a. Vị trí, nội dung của đoạn trích:
- Vị trí: trích ở chương V của “Mặt đường khát vọng”
- Nội dung: Định nghĩa về đất nước và tư tưởng đất nước của nhân dân.
b. Đọc- chia bố cục:
* Đọc:
* Bố cục: có 2 phần
c. Kết cấu, hình thức của đoạn trích:
- Kết cấu: có 2 phần
- Hình thức: chất chính luận kết hợp với chất trữ tình.
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Định nghĩa về Đất nước:
* Tác giả nhìn nhận Đất nước trên phương diện của ca dao- thần thoại:
“Khi ta lớn lên Đất nước có từ ngày đó”
→ đất nước thật gần gủi, thân thiết
→ vẽ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.
* Đất nước là những gì sâu xa, rộng lớn trong không gian và thời gian, trong địa lý và LS:
- Quá khứ 
- Hiện tại
- Tương lai
Þ Tác giả không chỉ phát hiện ra mạch chảy của truyền thống làm nên linh hồn của đất nước mà còn cho người đọc thấy được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
→ Đất nước được cảm nhận như là sự thống nhất của truyền thống, văn hoá và phong tục → giá trị tinh thần thiêng liêng và bền vững.
* Chất chính luận của đoạn thơ:
 “Trong anh và em hôm nay 
 Đều có một phần Đất nước”
→ thể hiện tính triết lý về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, đồng thời KĐ tuyệt đối về mối quan hệ đó.
 IV. Củng cố: - Trình bày các p/diện nhà thơ dùng để cảm nhận về Đất nước?
 - Chất chính luận của đoạn thơ?
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết 2
Tiết 29	Ngày soạn: 2/11/2008
	Ngày giảng: 3/11/2008
ĐẤT NƯỚC
 (Nguyễn Khoa Điềm)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Hiểu được tư tưởng: Đất nước của nhân dân trong đoạn trích
	- Cảm nhận được sự kết hợp của chất suy tưởng, chất chính luận và chất trữ tình ngọt 
 ngào của đoạn trích.
	- Thấy được màu sắc riêng được tạo thành bởi không khí văn hoá dân gian.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương và tự hào về đất nước và dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Thầy: Thiết kế bài soan- TLTK
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích- bình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa về đất nước trên những phương diện nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Ở đoạn thơ này tác giả đã cảm nhận đất nước trên những bình diện nào? Cách cảm nhận ấy có gì mới mẽ?
HS: Khái quát, phân tích
- Nhắc đến các danh lam thắng cảnh của đất nước không chỉ về phương diện không gian địa lý của dân tộc mà là chiều sâu linh hồn dân tộc
+ Núi vọng phu
+ hòn Trống Mái
+ đất tổ Hùng vương
+ núi Bút non Nghiên
→ vẽ đẹp của đất nước: được hình thành từ những số phận, mong ước, tâm hồn và lối sống của nhân dân
→ sự hoá thân của nhân dân vào hình dáng của xứ sở.
- Nhắc đến LS 4000 năm bằng những con người vô danh, bình dị
+ Họ chiến đấu anh dũng mà thầm lặng để bảo vệ, giữ gìn đất nước.(sức mạnh của toàn dân tộc)
+ Họ giữ gìn và truyền lại cho thế hệ mai sau những giá trị vật chất và tinh thần
GV: Nhận xét, bổ sung
- Cách cảm nhận mới mẽ: nhìn nhận về địa lý, LS, VH không phải là cái nhìn mang tính đặc trưng của ngành KH mà bằng cái nhìn của cảm xúc.
- Cái nhìn đó làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ và làm nên nét riêng trong thơ của NKĐ khi nói về đất nước.
H: Tính chính luận của đoạn thơ này thể hiện như thế nào? Nhằm mục đích gì?
HS: Chọn chi tiết phân tích
GV: Nhận xét, giảng rõ
H: Nhìn một cách tổng thể em thấy bốn câu thơ cuối gợi ra điều gì?
HS: Nêu ý nghĩa của bốn câu cuối.
- Nhiệm vụ của nhân dân trong việc giữ gìn và gieo trồng sự sống.
- Tinh thần lạc quan, lòng yêu đời và tha thiết với đời.
GV: Bổ sung, kết luận
GV: Cho HS so sánh Đất Nước của NĐT và Đất Nước của NKĐ
H: Hãy rút ra những nét khái quát về NT của đoạn trích?
HS: Tổng kết
GV: kết luận- hướng dẫn về nhà đọc thêm bài: Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
2. Đất nước của nhân dân:
* Nhà thơ cảm nhận đất nước trên các bình diện về đại lý, lịch sử, văn hoá
- Nhắc đến các danh lam thắng cảnh của đất nước:
+ Vẽ đẹp của đất nước
+ Sự hoá thân của nhân dân vào dáng hình xứ sở.
- Nhắc đến LS 4000 năm đất nước bằng những con người vô danh, bình thường, bình dị: làm nên lịch sử 4000 năm của dân tộc.
Þ làm nổi bật tư tưởng: đất nước này là của nhân dân.
* Tính chính luận thể hiện: 
- Tác giả cất tiếng gọi: “em ơi em”
- Tác giả giải bày
 “Có biết bao người.nhưng họ đã làm ra”
→ vai trò của nhân dân được toả sáng, họ đã chiếm lĩnh trên vũ đài LS, tên tuổi của họ làm nên Đất nước.
* Mục đích: thức tỉnh, lay động về nhận thức.
* Bốn câu kết:
- Đất nước gắn liền với dòng sông
- Đất nước gắn với những con người chèo đò, vượt thác
→ gieo trồng và giữ gìn sự sống.
3. Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều chất liệu VHDG, Văn hoá DG
- Kết hợp: cảm xúc và triết lý, trữ tình và chính luận.
- Câu thơ giàu hình ảnh.
 IV. Củng cố: HS nhắc lại những ý cơ bản trong bài học
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập nâng cao sgk
Tiết 30	Ngày soạn: 5/11/2008
	Ngày giảng: 6/11/2008
LUẬT THƠ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Qua việc phân tích các yếu tố: tiếng, vần, nhịp, hài thanh của một số đoạn thơ để thấy 
 được sự giống nhau và khác nhau của các thể thơ truyền thống và hiện đại.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích thơ dựa vào luật thơ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức giữ gìn và phát huy thơ tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Thầy: Thiết kế bài sọan- các bài tập
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là luật thơ? yếu tố nào có vai trò quan trọng trong việc hình 
 Thành luật thơ Việt Nam?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 3
H: Dựa vào đoạn thơ trong sgk, hãy khái quát một vài đặc điểm cơ bản về thể thơ 5 tiếng? Cho VD?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
- Có thể có hoặc không có khổ, mỗi khổ có thể có 4 dòng hoặc nhiều hơn.
- Số khổ trong bài có thể nhiều, không dừng lại 1 hoặc 2 khổ như trong thơ cách luật.
VD: Tiếng thu- Lưu Trọng Lư
 “Em không nghe mùa thu
 Dưới trăng mờ thổn thức
 Em không nghẹ rạo rực
 Hình ảnh kẻ chinh phu
 Trong lòng người cô phụ
 Em không nghe rừng thu
 Lá thu kêu xào xạc
 Con nai vàng ngơ ngác
 Đạp trên lá vàng khô.
GV: Nhấn mạnh và cung cấp một số bài thơ 5 tiếng trong thơ cách luật.
VD: Dịch thuỷ tống biệt- Lạc Tân Vương
Thử địa biệt Yên Đan
Tráng sĩ phát xung quan
Tích thời nhân dĩ một
Kim nhật thuỷ do hàn
Dịch thơ:
“Nơi này biệt Yên Đan
Tráng sĩ tóc dựng ngược
Người xưa đã khuất rồi
Nước sông còn lạnh buốt”
H: Vần trong thơ 5 tiếng hiện nay có gì khác với vần trong thơ các luật? Cho VD?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát, cho VD minh hoạ.
- Cách gieo vần đa dạng hơn
+ Vần dán cách:
 “Ôi con sóng ngày xưa 
 Và ngày sau vẫn thế
 Nỗi khát vọng tình yêu
 Bồi hồi trong ngực trẻ”
+ Vần liền nhau:
 “Anh đội viên thức dậy
 Thấy trời khuya lắm rồi
 Mà sao BÁc vẫn ngồi
+ Vần gia nhau:
 “Như đầy thuyền trăng ngân
 Rằm xưa sông Đáy hát
 Bác bận bàn việc quân
 Dưới trăng rừng Việt Bắc”
Ngân/ quân; hát/ bắc
GV: Giảng rõ, kết luận
H: Em có nhận xét gì về cách phối thanh và ngắt nhịp trong thơ 5 tiếng? Cho VD?
HS: Làm việc cá nhân, nhận xét
- Đảm bào hài hoà về thanh điệu
 VD: Trước sân anh thơ thẩn
 B T
 Đăm đăm trông nhạn về
 B B
 Mây chiều còn phiêu bạt
 B T
 Lang thanh trên đồi quê
 B B
- Ngắt nhịp:
+ 2/3: Lởm nhởm/ vài hanhg tỏi
 Lơ thơ/ mấy khóm gừng
 Vẻ chi/ mà cảnh mọn
+ 3/2: Anh đội viên/ thức dậy
 Thấy trời khuya/ lắm rồi
H: Hãy khái quát một vài đặc điểm về thể thơ 7 tiếng? Cho VD minh hoạ?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích VD, khái quát
- Khổ thơ:
- VD: Bánh trôi nước- Xuân Hương
 Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh quan
- Vần: 
- VD: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
 Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa
 Chiều nay con chạy về thăm Bác
 Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa
Hay: 
 Anh bạn dãi dầu không bước nữa
 Gục lên súng mũ bỏ quên đời
 Chiều chiều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
→ Nguyên âm, âm cuối, thanh điệu không hoàn toàn giống nhau, không làm cho thơ gò bó mà đa dạng và phong phú.
GV: Phân tích VD giảng rõ
H: Em có nhận xét gì về thanh điệu và cách ngắt nhịp cuả thể thơ 7 chữ?
HS: Phân tích bằng VD
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
 Con thuyền xuôi mái nước song song”
→ tiếng 2, 4, 6 phải tuân thủ luật
- tiếng thứ 2 câu 1 cùng thanh với tiếng 2 của câu 4, tiếng 2 câu 2 cùng thanh tiếng 2 câu 3
III. Một số thể thơ thường gặp:
1. Thể thơ 5 tiếng:
a. Khổ thơ:
- Có thể có hoặc không có khổ, mỗi khổ có thể có 4 dòng hoặc nhiều hơn.
- Số khổ trong bài có thể nhiều, không dừng lại 1 hoặc 2 khổ như trong thơ cách luật.
b. Vần: 
Thơ 5 tiếng hiện nay, cách gieo vần đa dạng hơn thơ ngủ ngôn cách luật
Vần gián cách, vần liền, vần giao nhau
c. Hài thanh và ngắt nhịp:
- Thanh điệu: hài hoà về thanh điệu, sự hài hoà về thanh điệu thể hiện ở dòng 1 và 3, có sự đối ứng giữa dòng 1 và 2, dòng 2 và 3, dòng 3 với 4.
- Nhịp điệu: 2/3 hoặc 3/2
2. Thể thơ 7 tiếng:
a. Khổ thơ:
- Bài thơ chia khổ hoặc không chia khổ, mỗi khổ thường có 4 dòng, 3 lần điệp vần
- Mỗi khổ có 4 câu nhưng không khép kín, tách biệt và mở hướng liên kết với khổ khác
- Khổ thơ của một bài thơ có thể chỉ một hoặc nhiều khổ.
VD: Tràng giang- Huy Cận
b. Vần: 
- Trong 1 khổ có 3 lần điệp vần: không khép kín mà tách biệt.
- 3 lần điệp chỉ có 1 vần
- Vần có thể lặp lại nguyên vẹn
- Vần thông: những tiếng cuối có nguyên âm, âm cuối, thanh điệu không hoàn toàn giống nhau.
c. Hài thanh và ngắt nhịp:
- Hài thanh: hài hoà về thanh điệu
- Ngắt nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3

Tài liệu đính kèm:

  • docNV12 CB(9).doc