Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 16 đến 18

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 16 đến 18

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Đọc- hiểu khái quát về văn bản: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục.

 - Nắm được đặc điểm tình hình của văn kiện

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng

3.Thái độ: Có ý thức: không phân biệt, kì thị với những đối tượng đang sống cùng với

 HIV/AIDS.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài văn

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích- khái quát

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 16 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16	Ngày soạn: 28/9/08
	Ngày giảng: 29/9/08 
 (Cô- phi-An- nan) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Đọc- hiểu khái quát về văn bản: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục.
	- Nắm được đặc điểm tình hình của văn kiện
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng
3.Thái độ: Có ý thức: không phân biệt, kì thị với những đối tượng đang sống cùng với 
 HIV/AIDS.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài văn
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- khái quát
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phạm Văn Đồng đã có cách cảm nhận và đánh giá về cuộc đời và sự 
 nghiệp văn chương của cụ Đồ Chiểu như thế nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào phần tiểu dẫn hãy khái quát vài nét về tác giả Cô- phi- An- nan?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Tiểu sử
- Quá trình hoạt động
* Ông là tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong hai nhiệm kì (1/1997- 1/2007)
* Cô- phi- An- nan đã ra lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về việc đấu tranh với đại dịch HIV/AIDS.
* Ông là người thành lập: Qũy sức khỏe và AIDS toàn cầu vào 4/2001.
* Ông là người khởi động chống khủng bố trên phạm vi toàn TG thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
* Ông được trao giải thưởng Nô- ben hòa bình. 
GV: Bổ sung, kết luận
H: Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? Cô- phi- An- nan viết văn kiệt này nhằm mục đích gì?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát, trình bày
* Hoàn cảnh ra đời: Tác giả viết văn kiện này gửi ND toàn TG nhân ngày TG phòng chống AIDS (1/12/2003). Trong khi đại dịch HIV/AIDS hoành hành và ít có dấu hiệu suy giảm, nhất là các nước Đông Âu, toàn bộ châu Á, từ dãy U- Ran đến Thái Bình Dương.
* Mục đích: 
- Kêu gọi mọi người chung tay góp sức đẻ ngăn chặn hiểm họa, nhận thấy sự nguy hiểm của đại dịch này, triển khai chương trình chăm sóc toàn diện ở mọi nơi. 
- Các quốc gia phải đặt vấn đề AIDS lên hàng đầu trong CT nghị sự về chính trị.
GV: Bổ sung, kết luận
H: Tại sao gọi văn kiện trên là văn bản nhật dụng? Em hiểu thế nào là thông điệp?
GV: Gợi ý
HS: Suy luận phát biểu ý kiến
- Nhật dùng dùng để chỉ loại văn đề cập tới những hiện tượng, vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trong cuộc sống của con người. vậy nên văn kiện này gọi là văn bản nhật dụng.
- Thông điệp: là những lời thông báo mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người, nhiều quốc gia, nhiều dân tộc.
GV: Đọc- hướng dẫn cách đọc 
HS: 2 em đọc
H: Bài văn kiện này có thể chia làm mấy đoạn? Hãy đặt tiêu đề cho mỗi đoạn?
HS: Chuẩn bị cá nhân, chia đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu " “chiến đấu chống lại dịch bệnh này” _ cả TG nhất trí cam kết, phòng chống, chiến đấu, đánh bại căn bệnh HIV/AIDS.
- Đoạn 2: Tiếp theo " “đồng nghĩa với cái chết” _ điểm lại tình hình thực tế và nêu nhiệm vụ của mỗi người, mọi người và mọi quốc gia.
- Đoạn 3: còn lại _ lời kêu gọi.
Hoạt động 2
H: Em hãy cho biết, ngoài những từ: dịch, đại dịch, hiểm họa dùng để chỉ HIV/AIDS người ta còn dùng từ ngữ nào nữa để gọi tên cho dịch bệnh này?
HS: Trả lời theo sự hiểu biết
GV: Bổ sung, giảng rõ
Ngoài những từ trên dùng để gọi tên cho HIV/AIDS thì người ta còn gọi căn bệnh này là “Căn bệnh thế kỷ”, với tên gọi này vấn đề đặt là muốn tiêu diệt căn bệnh này phải có hành động thiết thực, lâu dài và gian khổ, bởi đó là căn bệnh nguy hiểm, cướp đi sinh mệnh của hàng loạt con người.
H: Căn cứ vào đâu mà đưa v/đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị của mỗi quốc gia? 
HS: Liệt kê các DC, phân tích
- ¼ số thanh niêm bị nhiễm HIV thì ½ là phụ nữ.
- ¼ số trẻ sơ sinh bị nhiễm, cứ 1 phút, một ngày trôi đi có 10 người bị nhiễm HIV.
- Với sự cố gắng của các quốc gia vẫn chưa đủ để ngăn chặn, đẩy lùi được căn bệnh này.
- Có hiện tượng một số nước coi trọng sự cạnh tranh hơn là chống đại dịch AIDS.
- Cần tạo nguồn lực và hành động cần thiết để ngăn chăn và dập tắt đại dịch HIV/AIDS.
GV: Giảng rõ từng căn cứ để thấy được sự nguy hại và nghiêm trọng của tình hình phòng chống HIV/AIDS.
H: Tổng thư ký Liên hợp quốc đã làm thế nào để cho việc tổng kết tình hình của mình là cơ sở để dẫn đến những kiến nghị mà ông nêu trong các nhiệm vụ?
HS: Nhận xét, tính chất và cách lập luận
GV: Bổ sung, giảng rõ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Cô- phi- An- nan.
* Sinh ngày 8/4/1938, tại Ga- na, một nước cộng hòa tại châu Phi.
* Ông là tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong hai nhiệm kì (1/1997- 1/2007)
* Ông được trao giải thưởng Nô- ben hòa bình.
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh s/tác và mục đích sáng tác:
* Hoàn cảnh ra đời:
Cô- phi- An- nan viết bài văn kiện nhân ngày TG phòng chống AIDS (1/12/2003) và khi mà dịch HIV đang hoành hành rất dữ dội không có dấu hiệu suy giảm.
* Mục đích: 
- Kêu gọi mọi người ngăn chặn hiểm họa.
- Triển khai chương trình chăm sóc những người nhiễm HIV/AIDS.
- Yêu cầu: các quốc gia phải coi trọng hiểm họa này.
b. Thể loại: 
Văn kiện này thuộc thể loại: văn bản nhật dụng.
c. Đọc- chia bố cục: chia làm 3 đoạn
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Điểm tình hình của văn kiện:
* Căn cứ vào tình hình thực tế Cô- phi- An-an nhấn mạnh: “Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế đối với các quốc gia”
 IV. Củng cố: GV nhấn mạnh đặc điểm tình hình thực tế trong Văn kiện.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị phần 2
Tiết 18	Ngày soạn: 8/ 10/08
	Ngày giảng: 9/10/08
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Biết nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung và NT của một bài thơ, đoạn thơ.
	- Viết được bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn nghị luận
3.Thái độ: Bồi dưỡng ý thức chủ động, sáng tạo, độc lập trong làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- các đề bài- dàn ý mẫu
 	Trò: Vở TLV- SGK
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Em hãy cảm nhận về đoạn thơ trên?
HS: Cảm nhận, nghị luận về đoạn thơ.
GV: Bổ sung, giảng rõ để HS hình thành khái niệm.
- Nội dung: trước nỗi đau chung của đất nước, nhà thơ thể hiện nỗi đau tê dại, không còn tỉnh táo nữa.
- Nghệ thuật: Tạo sự đối lập
+ Những hình ảnh thân thuộc, gần gủi hàng ngày, bây giờ phải lần từng bước.
+ Nhịp thơ: 2/2/1/2 " thể hiện tấm lòng của con người bị đau đớn đến tan nát.
+ Chữ “tắt” kết thúc bằng một phụ âm tắc vô thanh (t), giọng thơ như ngắt ra, dừng lại như nỗi lòng đau không thể nói nên lời
" thực hiện những thao tác đó gọi là nghị luận về một đoạn thơ.
H: Vậy, thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
HS: Dựa vào việc cảm nhận về đoạn thơ, trình bày.
GV: Bổ sung, kết luận.
H: Khi nghị luận về bài thơ, đoạn thơ cần đảm bảo các yêu cầu nào?
HS: Trả lời bằng khả năng nhận thức
GV: Bổ sung, nhấn mạnh 
Hoạt động 2
GV: Ra đề, gợi ý, hướng dẫn
HS: Giải bài tập
1. Tìm hiểu đề: 
- Kiểu bài: Nghị luận văn học
 Phương tiện biểu đạt: phân tích
- Nội dung nghị luận: mối q/hệ giữa sự hữu hạn của đời người và sự vô hạn của thời gian cuộc đời.
- Tư liệu: 4 câu thơ, sự nghiệp thơ văn của Xuân Quỳnh, tiểu sử của bà.
2. Lập dàn ý:
* Mở bài: Ý thức về mối quan hệ giữa hữu hạn của đời người và sự vô hạn của thời gian cuộc đời là chủ đề thường gặp trong thơ. Xuân Quỳnh trong bài thơ “Hoa cúc” cũng đề cập đến vấn đề này, được thể hiện rõ qua 4 câu thơ.
* Thân bài: 
- Suy nghĩ, nhận thức và tâm trạng của XQ khi nghĩ về quy luật ấy.
" sự băn khoăn, thắc mắc về cái đã qua trong quá khứ, đồng thời K/Đ cái tươi mới không thay đổi của thiên nhiên vạn vật.
- Cách thể hiện mối q/hệ giữa cái vô hạn tuần hoàn và cái hữu hạn không tuần hoàn
" quy luật tự nhiên là sự tuần hoàn vô hạn, trong khi tuổi trẻ của con người đã qua không bao giờ trở lại.
- Liên hệ ý thơ với các nhà thơ khác: Xuân Diệu
 “Xuân đương tới, nghĩa là xuận đương qua
 Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
 Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
 Không cho dài thời trẻ của nhân gian”
* Kết bài: XQ đã cảm nhận thời gian và cuộc đời bằng chính sự trải nghiệm tư c/đ mình. 
GV: Hướng dẫn, gợi ý
- Nêu khái quát: về hoàn cảnh, vị trí đoạn thơ
- Nêu nội dung cơ bản.
- Nêu dấu hiệu đặc biệt của đoạn thơ
- Nêu ý nghĩa của đoạn thơ
HS: Làm việc cá nhân, bình luận.
I. Lý thuyết: 
1. Khái niệm: 
* Xét VD: cho đoạn thơ sau.
“Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn”
* Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ: là quá trình s/dụng những thao tác văn NL để làm rõ ND tư tưởng, NT của bài thơ, đoạn thơ đó. Đồng thời thể hiện những rung động thẫm mỹ, tư duy NT và liên tưởng sâu sắc của người viết.
2. Yêu cầu:
- Đọc kĩ, nắm chắc hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác, vị trí của bài thơ.
- Xác định nội dung cơ bản và cảm xúc chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ.
- Xác định các dấu hiệu đặc biệt và hình ảnh ngôn ngữ (gieo vần, phối âm, phối thanh, từ ngữ, biện pháp tu từ).
- Xác định ý nghĩ của bài thơ.
II. Luyện tập:
1. Đề bài: Phân tích 4 câu thơ trong bài thơ “Hoa cúc” của Xuân Quỳnh?
 “Thời gian đi màu hoa cũ về đâu?
 Nay trở lại vẫn như còn mới mẽ
 Bao mùa thi hoa vẫn vàng như thế
 Chỉ em là đã khóc với em xưa”
2. Đề bài: Bình luận đoạn thơ sau trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu?
“ Ta muốn ôm
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
 IV. Củng cố: GV nhắc lại những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập còn lại, chuẩn bị: T ây Ti ến 
Tiết 17	Ngày soạn: 28/9/08
	Ngày giảng: 29/9/08 
 (Cô- phi-An- nan) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Nhận thức được nhiệm vụ của các quốc gia và của từng con người trong việc sát cánh 
 chung tay đẩy lùi hiểm hoạ HIV/AIDS, không ai giữa thái độ câm lặng, kì thị, phân 
 biệt đối xử.
	- Cảm nhận được sức mạnh thuyết phục của bài văn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng
3.Thái độ: Có ý thức: không phân biệt, kì thị với những đối tượng đang sống cùng với 
 HIV/AIDS.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài văn
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- khái quát
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Căn cứ vào đâu để Cô- Phi- An – Nan đưa vấn đề HIV/AIDS lên hanhg đầu trong chương trình nghị sự của mỗi một quốc gia?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Trong lời kêu gọi mọi quốc gia nổ lực phòng chống HIV/AIDS, Cô- phi- An- nan đã nhấn mạnh điều gì?
HS: Nêu các nhiệm vụ
- Không vì mục tiêu trong sự cạnh tranh mà quên các thảm hoạ cướp đi cái đáng quý nhất là sinh mệnh và tuổi thọ của con người.
- Hãy lên tiếng chống HIV/AIDS vì đó là ý nghĩa sinh tử và vấn để tồn vong.
- Hãy sát cánh cùng tôi vì cuộc chiến chống HIV/AIDS bắt nguồn từ chính các bạn
- Bỏ thái độ kì thị và phân biệt đối xử với những người không may bị mắc bệnh → vì nó sẽ làm chậm tiến độ
GV: Giảng rõ, kết luận
H: Qua những nhiệm vụ nêu ra trong bản thông điệp, em có nhận xét gì về con người của vị Tổng thư kí Liên hợp quốc?
HS: Cảm nhận và nhận xét
- Tác giả là con người có trái tim nhân hậu, chan chứa yêu thương.
- Có tầm nhìn sâu rộng đối với sự vận động không ngững của sự sống, luôn quan tâm đến vận mệnh của nhân loại.
- Là một người sống vì công việc, vì sự ổn định tốt đẹp của nhân loại.
H: Trong bản thông điệp những câu văn nào gây được sự xúc động nhất? Vì sao?
HS: Liệt kê các câu văn và giải thích
Vì: 
- Đó là những câu văn giản dị, chân thành tha thiết thể hiện tâm huyết của người viết.
- Thể hiện nỗi day dứt, xót xa đến không nguôi.
GV: Bổ sung, kết luận.
H: Từ việc phân tích, em hãy nêu ý nghĩa của bản thông điệp?
GV: Gợi ý
HS: Khái quát ý nghĩa của bản thông điệp
2. Nhiệm vụ của các quốc gia trong nhiệm vụ chống AIDS:
* Cô- Phi- An- Nan nhấn mạnh nhiệm vụ của mỗi một quốc gia, của mỗi người.
→ chống lại HIV/AIDS là vấn đề sống còn, có ý nghĩa sinh tử của nhân loại.
* Cô- phi- An- nan: là con người giàu lòng nhân ái, biết quan tâm và yêu thương đồng loại.
* Những câu văn cảm động: sgk
* Vì: Thể hiện nỗi day dứt và xót xa đến khôn nguôi, có sự chọn lọc kỉ càng
3. Ý nghĩa của bản thông điệp:
- Là tiếng nói kịp thời trước 1 nguy cơ đang đe doạ cuộc sống của loài người, thể hiện thái độ sống tích cực, tinh thần trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân loại sâu sắc.
- Giúp người đọc, người nghe biết quan tâm tới hiện tượng đời sống đang diễn ra xung quanh để tâm hòn và trí tuệ không đơn điệu, nghèo nàn và biết cảm thông và chia sẽ trước nổi đau chung của con người.
 IV. Củng cố: GV gọi HS đọc ghi nhớ ở sgk để củng cố bài học
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị bài TLV
 VI. Rút kinh nghiệm:
Phân phối thời gian quá nhiều 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV12 CB(4).doc