THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
A / Mục tiêu cần đạt :
Giúp H:
-Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ cú pháp ( phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen ) : đặc điểm và tác dụng của chúng.
- Biết phân tích các phép tu từ cú pháp trong văn bản và biết sử dụng chúng khi cần thiết.
B/. Chuẩn bị:
♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học.
♠ H: SGK; Đọc hiểu bài: Thực hành một số phép tu từ cú pháp; Bài soạn.
Tiết: 37 Ngày THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP A / Mục tiêu cần đạt : Giúp H: -Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ cú pháp ( phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen ) : đặc điểm và tác dụng của chúng. - Biết phân tích các phép tu từ cú pháp trong văn bản và biết sử dụng chúng khi cần thiết. B/. Chuẩn bị: ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học. ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài: Thực hành một số phép tu từ cú pháp; Bài soạn. C/. Phương pháp dạy học: Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, D/. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ - Em biết thế nào là: phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen? Thử cho TD? 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập ở phép lặp cú pháp . - Thao tác 1: Hướng dẫn thực hành Bài tập 1 + GV: Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập. + GV: Hướng dẫn HS làm bài tập , chia HS thành từng nhóm để thảo luận. + HS: thảo luận nhóm (2 bàn thành 1 nhóm) + HS: Cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. + GV: Chốt lại đáp án của bài tập theo câu hỏi hướng dẫn. + GV: Câu nào có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp (lặp cú pháp)? + GV : P/tích kết cấu cú pháp đó ? + GV :T/dụng của b/pháp này là gì ? + GV : Các câu nào có lặp kết cấu cú pháp ? Tác dụng của chúng là gì ? + GV : Đoạn thơ vừa có lặp từ ngữ, vừa có lặp kết cấu cú pháp. Tác dụng của chúng là gì ? - Thao tác 2 : Hướng dẫn luyện tập bài tập 2. + GV: Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập. + GV: So sánh hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp trong những ngữ liệu của bài tập trên với các ngữ liệu của bài tập này ? + HS : Thảo luận nhóm bàn, lần lượt trả lời. + GV : Chốt lại các ý đúng. - Thao tác 3 : Hướng dẫn luyện tập Bài tập 3. + GV : Tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 (tập một) ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp + HS : Thảo luận nhóm bàn, lần lượt trả lời. + GV : Chốt lại * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thực hành về phép liệt kê. - GV : Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp và phép liệt kê trong hai đoạn trích trong SGK ? - HS : Thảo luận nhóm bàn, lần lượt trả lời. - GV : Chốt lại *Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thực hành về phép chêm xen . - Thao tác 1 : Hướng dẫn HS thực hành Bài tập 1 + GV : P/tích phần in đậm trong các câu văn của SGK về : vai trò và vị trí ngữ pháp trong câu, dấu tách câu, tác dụng của bộ phận tách biệt đó ? + HS : Thảo luận nhóm bàn, lần lượt trả lời. + GV : Chốt lại - Thao tác 2 : Hướng dẫn HS thực hành Bài tập 2 + GV : Hướng dẫn cho HS về nhà thực hiện + GV : Gợi ý. I . Phép lặp cú pháp : 1. Bài tập 1: a. - Câu có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp (lặp cú pháp) : + Hai câu bắt đầu từ “Sự thật là ”. + Hai câu bắt đầu từ “Dân ta”. - Phân tích kết cấu cú pháp đó : + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “Sự thật là” : * P (thành phần phụ tình thái) – C (chủ ngữ) – V1 (vị ngữ 1) – V2 (vị ngữ 2). * Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau : Sự thật là + nước ta / dân ta + đã + chứ không phải + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ Dân ta: * C – V + [Phụ ngữ chỉ đối tượng] – Tr (Trạng ngữ). * Trong đó : C : dân ta, V : đã / lại đánh đổ [Các xiềng xích / chế độ quân chủ ] chỉ mục đích (để gây dựng / mà lập nên) - Tác dụng: Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập , đồng thời khẳng định thắng lợi của CMT8 là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến. b. Các câu có lặp kết cấu cú pháp - Câu 1 và câu 2. - Câu 3,4,5. Tác dụng: Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi giành được quyền làm chủ đất nước. c. Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp : Ba cặp câu lục bát lặp các từ nhớ sao và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán. Tác dụng : Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc. 2. Bài tập 2 : a. Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp đối nhau chặt chẽ về số tiếng, từ loại, kết cấu ngữ pháp của từng vế. b. Ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa, phép lặp còn phối hợp với phép đối (đối ứng từng tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng). Chủ ngữ (danh từ) Vị ngữ (động từ) Thành tố phụ của vị ngữ Vế 1 Cụ già ăn củ ấu non Vế 2 Chú bé trèo Cây đại lớn - « ấu » vừa chỉ loài cây, vừa có nghĩa là « non ». - « đại » vừa chỉ loài cây, vừa có nghĩa là « lớn ». c. Ở thơ Đường luật : phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao : kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa (đặc biệt giữa hai câu thực và hai câu luận của bài thất ngôn bát cú) d. Ở văn biền ngẫu : phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều đó thường tồn tại trong một cặp câu (câu trong văn biền ngẫu không cố định về số tiếng ) 3. Bài tập 3 : - Tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 (tập một) ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp : + Nhớ gì như nhớ người yêu Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. (Việt Bắc – Tố Hữu) + Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu (Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh) + Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước. (Sóng – Xuân Quỳnh) - Phân tích tác dụng : HS tự làm. II. Phép liệt kê : a. Trong đoạn trích Hịch tướng sĩ, phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều đoạn, câu (vế câu) liên tiếp theo cùng một kết cấu gồm hai vế như mô hình khái quát sau : Kết cấu Hoàn cảnh thì Giải pháp Ví dụ : Không có mặc thì ta cho ăn - Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn. b. Phép lặp cú pháp (các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau : C- V [+ phụ ngữ chỉ đối tượng] phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt tên kẻ thù dân tộc. III. Phép chêm xen: 1. Bài tập 1 : - Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu. Chúng chen vào trong câu để ghi chú thêm thông tin nào nào đó. - Các bộ phận đó đều được tách bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang. - Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước, bổ sung thông tin thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết. 2. Bài tập 2 : - Nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, đã viết bài thơ « Việt Bắc » vào những ngày rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. Bài thơ thấm đượm cảm xúc lưu luyến và tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc, nơi đã nuôi dưỡng cán bộ và quân đội cách mạng trong suốt chín năm trường kì kháng chiến . Bài thơ là một thi phẩm đặc sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam. - Tác dụng : Cung cấp thêm thông tin cần thiết về nhà thơ và điạ danh Việt Bắc. 4/ Củng cố và luyện tập: Nắm cách nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ cú pháp. 5/ Hướng dẫn H tự học: - Học bài ; Thử tìm một số dẫn chứng trong các TPVH đã học có sử dụng những phép tu từ trên và phân tích tác dụng của chúng. - Soạn bài: Sóng – Xuân Quỳnh - Câu hỏi: + Giá trị nghệ thuật hình tượng sóng? + Mối quan hệ sóng và em? Nhận xét tình cảm của người phụ nữ đang yêu? E/. Rút kinh nghiệm: Chương trình SGK: Học sinh: Giáo viên: 1. Nội dung: 2. Phương pháp: 3. Tổ chức: Tiết: 38,39 Ngày SÓNG XUÂN QUỲNH A / Mục tiêu cần đạt : Giúp H: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thuỷ chung, bất diệt. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp diệu và ngôn từ của bài thơ. B/. Chuẩn bị: ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học. ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài “Sóng”; Bài soạn. C/. Phương pháp dạy học: Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, D/. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc diễn cảm một đoạn thơ em thích trong 3 bài đọc thêm. - Nêu các ND chính của từng bài thơ. 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu Một cuộc đời đa đoan, một trái tim đa cảm là một Xuân Quỳnh luôn coi tình yêu là cứu cánh nhưng cũng luôn day dứt về giới hạn của tình yêu. HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Hoạt động 1: Hướng dân học sinh tìm hiểu chung về tác giả và văn bản. - Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả. + GV: Dựa vào Tiểu dẫn, hãy giới thiệu đôi nét về tác giả XQ ? + GV: Trong những thông tin đó, thông tin nào đáng chú ý nhất giúp ta hiểu về nhà thơ cũng như sáng tác của XQ ? + GV: Giới thiệu một số bài thơ khác của Xuân Quỳnh. - Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm. + GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? + GV: Nhan đề phần nào thuyết minh cho người đọc biết đề tài: thiên nhiên sóng biển + GV: Bài thơ của Xuân Quỳnh có phải chỉ nói về sóng biển ? + GV: Gọi 1 HS đọc diễn cảm bài thơ. + GV: Hình tượng nào bao trùm và xuyên suốt bài thơ ? Theo em hình tượng đó có ý nghĩa gì ? + GV: Ngoài sóng biển còn có hình ảnh nào? Hai hình ảnh đó có mối quan hệ như thế nào ? + GV: Mượn sóng để nói tình yêu, sự liên tưởng của tác giả có gì mới lạ? + GV: Thể hiện nét riêng độc đáo của XQ trong bài thơ ở chỗ nào ? + GV: Tìm bố cục bài thơ ? * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu Sóng - đối tượng cảm nhận tình yêu - Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu Sóng - đối tượng cảm nhận tình yêu (khổ 1 & 2). + GV: Gọi HS đọc khổ 1 + GV: Hình tượng sóng được tác giả miêu tả như thế nào? + GV: Từ những trạng thái của sóng tác giả liên tưởng đến điều gì ? Sự liên tưởng đó có phù hợp? + GV: Em hiểu 2 câu thơ “Sông không hiểu .tận bể” như thế no ? + GV: Gợi ý : o “sông”? à không gian nhỏ o “bể” ? à không gian rộng lớn + GV: Gọi HS đọc khổ 2 . + GV: Nhà thơ đã phát hiện ra điều gì tương đồng giữa sóng và tình yêu? + GV: Liên hệ: o “Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ, không thương một kẻ nào?” ( X.Diệu ) o Bài hát : Vẫn hát lời tình yêu – Trịnh Công Sơn + GV: Một tình yêu mãnh liệt và nhiều khát vọng đã được Xuân Quỳnh bộc lộ như thế nào ? + GV: Khổ 3 & 4 , tác giả bộc lộ điều gì? Cách thể hiện như thế nào? + GV: Liên hệ o Thơ Xuân Diệu : “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” o Câu nói của nhà toán học Pascan : “trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi” à Nghệ thuật tương đồng trong cảm nhận . + GV: Sau nỗi trăn trở suy tư là tâm trạng gì trong trái tim của người phụ nữ này ? + GV: Nỗi nhớ trong tình yêu là cảm xúc tự nhiên của con người, đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca xưa cũng như nay: o Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than (Ca dao) o “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời” (Chinh phụ ngâm) o “Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, ... m thích của 2 bài. 5/ Hướng dẫn H tự học: - Học bài . Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. + Đọc kĩ bài tập và thực hiện theo câu hỏi ở SGK. E/. Rút kinh nghiệm: Chương trình SGK: Học sinh: Giáo viên: 1. Nội dung: 2. Phương pháp: 3. Tổ chức: Tiết: 43 Ngày LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN A / Mục tiêu cần đạt : Giúp H: - Củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học. - Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học. B/. Chuẩn bị: ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học. ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài “Luyện tập nghị luận”; Bài soạn. C/. Phương pháp dạy học: Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, D/. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các thao tác lập luận đã học ở những tiết trước? 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu Tiết học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập để biết cách vận dụng tổng hợp hài hoà các thao tác lập luận trong văn nghị luận. HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 - Tổ chức luyện tập trên lớp 1. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK. HS có thể hoạt động tập thể theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Một số gợi ý : - Hãy nhắc lại những tao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác. - Đối với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, GV cần có những giải thích thật thấu đáo. Vì những yếu tố này tưởng là xa lạ với văn nghi luận nhưng kỳ thực nếu biết vận dụng hợp lý chúng sẽ làm văn nghị luận bớt khô khan, trừu tượng. 2. Tổ chức luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. - GV yêu cầu HS xem xét một đoạn văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi, yêu cầu chỉ ra cụ thể từng thao tác, đưa ra dẫn chứng cho từng thao tác (không phải trả lời một cách chung chung). 3. GV hướng dẫn HS thực hành, viết văn bản có sự kết hợp các thao tác nghị luận. - HS đọc kỹ đề bài - HS viết bài dựa trên gợi ý của SGK (trong khoảng 15 - 20 phút). - HS trình bày bài làm trước lớp. (tuỳ theo lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS trình bày nhiều hay ít) - HS chỉ ra trong bài đã sử dụng thao tác lập luận nào. - HS khác sẽ nhận xét, bổ sung hoặc điều chỉnh, hoàn thiện các văn bản đã được trình bày. Hoạt động 2 - Hướng dẫn luyện tập ở nhà Bài tập 1 : Sưu tầm 2 đoạn văn (hoặc bài văn hay) trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận. Bài tập 2 : Viết bài văn nghị luận có vận dụng tổng hợp ít nhất 3 thao tác lập luận khác nhau theo chủ đề : Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận. Bài tập 3 : Đọc văn bản I. Luyện tập trên lớp: 1. Ôn tập về các thao tác lập luận và những đặc trưng cơ bản của thao tác lập luận: - Thao tác lập luận phân tích : chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo. - Thao tác lập luận so sánh : Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng - Thao tác lập luận giải thích : là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận. - Thao tác lập luận chứng minh : Mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lý hiển nhiên - Thao tác lập luận bác bỏ : Chính là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe. - Thao tác lập luận bình luận : Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh : những yếu tố này có thể đem lại sự cụ thể, sống động cho văn nghị luận. 2. Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận: - Các thao tác lập luận trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập. + Thao tác lập luận phân tích. + Thao tác lập luận chứng minh. + Thao tác lập luận bình luận. + Thao tác tự sự miêu tả, biểu cảm. - Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích. 3. Viết bài văn nghị luận vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận Tham khảo bài viết trong SGK. II. Luyện tập ở nhà 1. Bài tập 1 : Sưu tầm trong sách báo nhất là các sách nghiên cứu, phê bình văn học. 2. Bài tập 2 : HS tự viết ở nhà 3. Bài tập 3 : Đọc và phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm. 4/ Củng cố và luyện tập: 5/ Hướng dẫn H tự học: - Học bài. Soạn bài: Quá trình văn học và phong cách văn học Câu hỏi: - Quá trình văn học? Cho TD? - Trào lưu Văn học? Cho TD? - Phong cách văn học? Cho TD? E/. Rút kinh nghiệm: Chương trình SGK: Học sinh: Giáo viên: 1. Nội dung: 2. Phương pháp: 3. Tổ chức: Tiết: 44,45 Ngày QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC A / Mục tiêu cần đạt : Giúp H: - Nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu. - Hiểu được khái niệm phong cách văn học, biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học. B/. Chuẩn bị: ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học. ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài “Quá trình văn học .”; Bài soạn. C/. Phương pháp dạy học: GV coù theå toå chöùc giôø daïy theo caùch: cho HS đọc, gợi yù; kết hợp với caùc hình thức trao đổi thảo luận, trả lời caùc caâu hỏi. D/. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H NỘI DUNG CẦN ĐẠT Tiết: 43 Hoạt động 1 - Tổ chức tìm hiểu quá trình văn học 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm quá trình văn học. (Trước khi yêu cầu Hs đưa ra khái niệm : Quá trình văn học, GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm : văn học là gì ? và tiến trình phát triển của văn học có mối quan hệ như thế nào với các thời kỳ lịch sử, lấy ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa tiến trình phát triển văn học và các thời kỳ lịch sử, sau đó yêu cầu HS rút ra khái niệm: Quá trình văn học). 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về trào lưu văn học. (Yêu cầu HS xác định đặc trưng cơ bản của văn học phục hưng chủ nghĩa cổ điển, lãng mạn, hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực XHCN - những tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mỗi trào lưu, khuynh hướng) - GV có thể nói thêm một số trào lưu văn học nổi bật trên thế giới như : Chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo,... - HS nói tóm tắt về các trào lưu văn học ở Việt Nam, ở mỗi trào lưu kể ra các tác giả tiêu biểu. Tiết: 44. Hoạt động 2 - Tổ chức tìm hiểu về phong cách văn học. 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm phong cách văn học. - tìm hiểu lí do nào khiến cho phong cách văn học xuất hiện nảy sinh ? - Nêu mối quan hệ của phong cách văn học và quá trình văn học? Lấy ví dụ cụ thể. 2. HS tìm hiểu những biểu hiện của phong cách văn học. (GV yêu cầu HS khi nêu mỗi biểu hiện cần lấy ví dụ cụ thể). I. Quá trình văn học: 1. Khái niệm quá trình văn học: - Văn học là một ngoại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển. - Tiến trình phát triển văn học như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, thay đổi có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, hữu cơ với thời kỳ lịch sử. - Quá trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại, phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử. - Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung. + Thứ nhất : văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn hoá ấy, những chuyển biến của lịch sử xã hội thường kéo theo những biến động trong lịch sử phát triển của văn học. + Thứ hai : Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân : văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau kế thừa giá trị văn học của người trước và tạo nên giá trị mới. + Thứ ba : Văn học một dân tộc tồn tại vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến. Là một dòng chảy của văn học thế giới 2. Trào lưu văn học: Trào lưu văn học là một hiện tượng có tính chất lịch sử. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực tạo thành một dòng rộng lớn, có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc một thời đại. *Các trào lưu văn học lớn trên thế giới: a.Văn học thời phục hưng ( ở Châu Âu vào TK XV- XVI ) - Đặc trưng : Đề cao con người, giải phóng cá tính chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời trung cổ. - Tác giả tiêu biểu : Sếch-xpia ( Anh), Xec- van- tec ( TBN) b. Chủ nghĩa cổ điển (Pháp VàoTK XVII) - Đặc trưng : Coi Văn hóa cổ đại là hình mẫu lý tưởng, luôn đề cao lý trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ. - Tác giả tiêu biểu : Coóc- nây, Mô-li-e ( Pháp ) c. Chủ nghĩa lãng mạn : ( Ở các nước Tây âu sau cách mạng tư sản Pháp 1789) - Đặc trưng : Đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thề giới tưởng tượng của nhà văn, hỡnh tượng nghệ thuật thường có vẻ đẹp khác thường. - Tác giả tiêu biểu :V.Huy-gô(Pháp), F. Si-le ( Đức) d. Chủ nghĩa hiện thực phê phán: ( Châu Âu TKXIX ) - Đặc trưng : Thiên về những nguyên tắc sáng tác khách quan, thường lấy đề tài từ đời sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình, vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể. - Tác giả tiêu biểu : H. Ban- dăc( Pháp) L. Tôn-tôi ( Nga) e. Chủ nghĩa hiện thực XHCN: (TK XX sau Cách mạng tháng 10 Nga) - Đặc trưng : Miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng. - Tác giả tiêu biểu : M.Gooc-ki(Nga), Giooc – giơ A-ma- đô ( Braxin) G .Chủ nghĩa siêu thực: ( Pháp-Vào 1922) - Đặc trưng : Quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của người nghệ sĩ. - Tác giả tiêu biểu : A. Brơ- tôn ( Pháp ) h. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: (Mỹ La tinh sau thế chiến thứ hai) - Đặc trưng : Coi thực tại bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo , các huyền thoại, truyền thuyết - Tác giả tiêu biểu : G. Mac- ket. * Ở Việt Nam : - Trào lưu xuất hiện vào những năm 30 của TK XX. + Trào lưu lãng mạn. + Trào lưu hiện thực phê phán. + Trào lưu hiện thực XHCN. II. Phong cách văn học : 1. Khái niệm : -Phong cách Vh là sự độc đáo, riêng biệt của các nghệ sĩ biểu hiện trong tác phẩm. - PCVH nẩy sinh do chính nhu cầu, đòi hỏi sự xuất hiện cái mới và nhu cầu của quá trình sáng tạo Vh. - Qúa trình Vh được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ. - Phong cách in đậm dấu ấn dân tộc và thời đại 2. Những biểu hiện của phong cách văn học : - Giọng điệu riêng biệt, cách nhìn, cách cảm thụ có tính khám phá . - Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm. - Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kỹ thuật mang dấu ấn riêng. - Thống nhất từ cốt lõi, nhưng có sự triển khai đa dạng đổi mới. - Có phẩm chất thẩm mỹ cao, giàu tính nghệ thuật. Ghi nhớ SGK/183 III. Luyện tập : Căn cứ hướng dẫn SGK trang 183. 4/ Củng cố và luyện tập: Nhắc lại ghi nhớ SGK/183. 5/ Hướng dẫn H tự học: - Học bài . Chuẩn bị dàn ý bài viết số 3. E/. Rút kinh nghiệm: Chương trình SGK: Học sinh: Giáo viên: 1. Nội dung: 2. Phương pháp: 3. Tổ chức:
Tài liệu đính kèm: