Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 64, 65, 66: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 64, 65, 66: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

RỪNG XÀ NU

 Nguyễn Trung Thành

Đọc thêm: BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ

 Sơn Nam

A. Mục tiêu bài giảng

 Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 1. Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết, sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của thiên truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với ngày nay

 2. Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên; một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt kĩ càng

 3. Thành thực hơn trong việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7472Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 64, 65, 66: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64 - 65 - 66
RỪNG XÀ NU
	Nguyễn Trung Thành
Đọc thêm: BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ
	Sơn Nam
	Ngày soạn: 14.01.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 	12A1	12A2	12A3
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài giảng
	Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
 1. Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết, sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của thiên truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với ngày nay
 2. Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên; một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt kĩ càng
 3. Thành thực hơn trong việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV, SBT
	- Giáo án
	- Thiết kế bài giảng
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Thuyết trình
	- Thảo luận
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thày và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguễn Trung Thành?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: những năm tháng này giúp cho Nguyên Ngọc hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên.
GV: truyện ngăn được sáng tác trong thời gian nào?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: cung cấp thêm thông tin về hoàn cảnh lịch sử: dầu năm 1965, Mĩ đổ quan ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt miền Bắc. Rất nhiều nhà văn viết "hịch thời đánh Mĩ", NTT, với những hiểu biết về Tây Nguyên đã viết Rừng Xà Nu. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường Trung Trung Bộ.
GV: đọc 1 đoạn sau đó lần lượt gọi 2, 3 HS đọc tiếp (chú ý giọng đọc: to, rõ ràng, hào sảng)
-> tóm tắt nội dung chính:
- Rõng xµ nu- h×nh t­îng më ®Çu vµ kÕt thóc.
- Tnó nghØ phÐp vÒ th¨m lµng.
- Cô MÕt kÓ cho d©n lµng nghe vÒ cuéc ®êi Tnó vµ lÞch sö lµng X« Man tõ nh÷ng n¨m ®au th­¬ng ®Õn ®ång khëi næi dËy
GV: cảm nhận của em sau khi đọc tác phẩm, hình ảnh nào để lại trong em ấn tượng sâu sắc?
HS nêu cảm nhận ban đàu của cá nhân
GV: Cảm nhận của em về nhân đề của tác phẩm?
HS phát biểu tự do GV chốt lại
GV: cây Xà Nu là loại cây đặc chủng của núi rừng Tây Nguyên
GV: em biết gì về cây Xà nu?
HS dựa vào kiến thức của mình trả lời GV chốt lại.
GV: hình tượng cây xà nu trong tác phẩm được tác giả miêu tả như thế nào?
HS tìm chi tiết GV ghi bảng
GV: Më ®Çu t¸c phÈm, nhµ v¨n tËp trung giíi thiÖu vÒ rõng xµ nu, mét rõng xµ nu cô thÓ ®­îc x¸c ®Þnh râ, n»m trong sù hñy diÖt b¹o tµn. Xµ nu hiÖn ra víi t­ thÕ cña sù sèng ®ang ®èi diÖn víi c¸i chÕt, sù sinh tån ®èi diÖn víi sù hñy diÖt. C¸ch më cña c©u chuyÖn thËt gän gµng, c« ®óc mµ vÉn ®Çy uy nghi tÇm vãc.
GV: Nh­ng t¸c gi¶ ®· ph¸t hiÖn ®­îc søc sèng m·nh liÖt cña c©y xµ nu. §©y lµ yÕu tè c¬ b¶n ®Ó xµ nu v­ît qua giíi h¹n cña sù sèng vµ c¸i chÕt. Sù sèng tån t¹i ngay trong sù hñy diÖt. C©y xµ nu ®· tù ®øng lªn b»ng søc sèng m·nh liÖt cña m×nh. Xµ nu ®Ñp mét vÎ ®Ñp hïng tr¸ng, man d¹i ®Ém tè chÊt nói rõng. 
Xµ nu kh«ng nh÷ng tù biÕt b¶o vÖ m×nh mµ cßn b¶o vÖ sù sèng, b¶o vÖ lµng X« Man. H×nh t­îng xµ nu chøa ®ùng tinh thÇn qu¶ c¶m, mét sù kiªu h·nh cña vÞ trÝ ®øng ®Çu trong b·o t¸p chiÕn tranh.
GV: ấn tượng về cây xà nu còn được thể hiện như thế nào?
HS trả lời GV chốt lại
GV: em có nhận xét gì về cách miêu tả hình tượng cây xà nu trong tác phẩm?
HS: từ ngữ, biện pháp tu từ
GV: Cảnh ngộ gia đình Tnú được nhà văn miêu tả như thế nào?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Cảnh ngộ bản thân của Tnú ra sao?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: qua cảnh ngộ gia đình và bản thân em có nhận xét như thế nào về nhân vật này?
HS: bất hạnh
GV: Bản chất của Tnú được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào? Nói lên điều gì?
HS tìm chi tiết trả lời GV ghi bảng
GV: vẻ đẹp trong con người Tnú được tác giả miêu tả qua những phương diện nào?
HS: giàu tình yêu thương, anh hùng, có kỉ luật cao
GV: tình cảm của Tnú đối với cánh rừng xà nu được thể hiện qua chi tiết nào?
HS tìm chi tiết GV ghi bảng
GV: qua chi tiết đó em có nhận xét gì về tình cảm của Tnú đối với cánh rừng xà nu?
HS phát biểu GV chốt lại
GV: thuết giảng thêm: hình ảnh cây xà nu đã từng gắn với nhiều kỉ niệm của Tnú)
GV: tình cảm của anh đối với bà con dân làng được tác giả miêu tả qua ch tiết nào?
HS tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: tình cảm của anh đối với vợ con được thể hiện qua chi tiết nào? Qua đó cho ta thấy điều gì?
HS tìm chi tiết và đưa ra những nhận xét.
GV: vẻ đẹp này của hình tượng được biểu hiện qua những chi tiết nào?
HS tìm chi tiết
GV: Qua những chi tiết ấy giúp em hiểu gì về con người Tnú?
HS phát biểu GV chốt lại
GV: Tìm chi tiết thể hiện được tính kỉ luật cao ở Tnú.
HS tìm chi tiết GV ghi bảng
GV: C©u chuyÖn vÒ cuéc ®êi mét con ng­êi trë thµnh c©u chuyÖn mét thêi, mét n­íc. Nh­ vËy, c©u chuyÖn vÒ cuéc ®êi Tnó ®· mang ý nghÜa cuéc ®êi mét d©n téc. Nh©n vËt sö thi cña NguyÔn Trung Thµnh g¸nh trªn vai sø mÖnh lÞch sö to lín.
GV: yêu cầu HS tìm chi tiết và nhận xét về hình tượng nhân vật cụ Mết?
GV: Dít là người như thế nào?Tìm dẫn chứng làm nổi bật phẩm chất của Dít?
GV: bé Heng hiện lên như thế nào?
GV: Nhận xét gì về nghệ thuật của tác phẩm?
GV: yêu cầu HS đọc ghi nhớ
GV: gợi ý HS về nhà làm bài tập 2 
GV yêu cầu HS dựa vào phần tiểu dẫn làm sáng tỏ những điểm sau
A. Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), tên khai sinh: Nguyễn Văn Báu, sinh 1932
- Quê: Quảng Nam
- 1950 vào bộ đội -> làm phóng viên liên khu V.
- 1962 tình nguyện trở về chiến trường miền Nam và Tây Nguyên.
- Tác phẩm chính: SGK
- Năm 2000 được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Truyện ngắn được viết năm 1965 (in trong tập Trên quê hương những anh hùng điện ngọc)
b. Đọc văn bản
c. Nhan đề của văn bản
- Nhan đề Rừng xà nu đã chứa đựng nhiều cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
- Rừng Xà Nu còn ẩn chứa khí chất của đất rừng Tây Nguyên
gợi lên vẻ đẹp hùng tráng man dại - một sức sống bất diệt của cây và của con người Tây Nguyên.
-> Rừng Xà Nu mang nhiều tầng ý nghĩa: ý nghĩa thực và ý nghĩa tượng trưng. Hai lớp ý nghĩa này xuyên suốt, thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của Xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng cây Xà nu.
- Cây xà nu:
+ Là loại cây đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên
+ Nhựa và gỗ rất quý.
- Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm:
+ Nằm trong tầm đại bác của đồn giặc, hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu
+ Cả rừng xà nu không cây nào là không bị thương
+ Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào, có những cây con vừa lớn ngang bằng tầm ngực bị đại bác chặt đứt làm đôi
+ Là loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ
+ Ham ánh sáng mặt trời 
+ Cạnh một cây xà nu mới ngã ngục đã có 4 5 cây con mọc lên
+ Cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời
+ Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho dân làng
+ Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm -> gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt gợi ra sự bất diệt và kiên cường hùng tráng của con người Tây Nguyên
- Cách miêu tả hình tượng cây xà nu:
+ Từ ngữ: vết thương, cục máu lớn, loét mãi ra, chết-> là những từ ngữ diễn tả nỗi đau của con người, nỗi đau của cây như tác động đến da thịt con người gợi cảm giác đau đớn
+ Sử dụng biện pháp nhân hoá, luôn lấy nỗi đau và vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực để nói về xà nu khiến xà nu trở thành một ẩn dụ cho con người, 1 biểu tượng bất khuất, kiên cường
2. Hình tượng nhân vật Tnú
a. Cảnh ngộ gia đình
- Cha mẹ mất sớm, dân làng Xôman nuối Tnú
- Vợ con bị giết
b. Cảnh ngộ bản thân
- Bản thân: không cứu sống được mẹ con mai.
- Bị giặc bắt, tra tấn dã man, bị đốt 10 đầu ngón tay
- Dân làng xô man cứu sống anh
-> Tnú phải gánh chịu nhiều bất hạnh đau đớn.
c. Bản chất
- Lời nói của cụ Mết: "đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta."-> tâm hồn trong sáng
d. Vẻ đẹp của nhân vật Tnú
* Giàu tình cảm yêu thương
- Đối với cánh rừng xà nu:
+ Sau khi từ đơn vị về thăm làng, Tnú đứng hồi lâu ngắm nhìn
+ Phát hiện ra vẻ đẹp của rừng cây và vai trò của nó
+ Trước khi chia tay đứng lặng hồi lâu ngắm nhìn rừng xà nu.
-> Đối với Tnú, cánh rứng xà nu gắn bó mật thiết với anh, là đối tượng để thương để nhớ trong lòng anh.
- Đối với dân làng Xôman:
+ Anh gọi tên, nhận mặt từng người, thăm hỏi từng người.
+ Cụ Mết "quắc thước như xưa, ngực căng như một cây xà nu lớn"
-> Đối với bà con dân làng, anh gắn bó sâu nặng
- Đối với vợ con:
+ Xé tấm đồ của mình ủ ấm cho con
+ Khi vợ con bị giặc tra tấn, lao vào che chở cho mẹ con Mai
-> thương vợ thương con, sẵn sàng xả thân vì vợ con.
* Là một người anh hùng gan dạ
- Lúc nhỏ: trước hành động tra tấn dã man của kẻ thù (treo cổ anh Xút, giết bà Nhan), Tnú vẫn làm liên lạc cho anh Quyết
- Lúc bị tra tấn:
+ Anh cắn răng chịu đựng, không kêu lên: "người cộng sản không thèm kêu van..Tnú sẽ không kêu! không"
+ Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng
- Sau khi bị giặc tra tấn, mỗi ngón tay chỉ còn 2 đốt -> gia nhập bộ đội giải phóng.
-> Tấm lòng trung thành với cách Mạng, kiên cường bất khuất trước kẻ thù.
* Là người chiến sĩ có tính kỉ luật cao.
- Tuy nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng phải được cấp trên cho về mới về, chỉ về đúng 1 ngày theo quy định
=> Tnú là người con chung của dân làng Xôman, của dân tộc Strá. Nhân vật Tnu toả sáng chủ nghĩa anh hùng Việt Nam thời chống Mĩ.
3. Vai trò của các nhân vật khác
a. Cụ Mết
- "Quắc thước như một cây xà nu lớn" là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tổng hợpđể nổi dạy đồng khởi
b. Dít
- Là thê hệ hiện tại, vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định vững vàng trong bão táp chiến tranh.
c. Bé Heng
- Là thế hệ tiếp nối kế tục cha anh để đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng
4. Nghệ thuật
- Khuynh hướng sử thi thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: đề tài, chủ đề, hình tượng, hệ thống nhân vật, giọng điệu
- Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết
- Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cảm xúc của tác giả bộc lộ trong lời trần thuật, thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong sự đối lập với bạo tàn của kẻ thù.
5. Ghi nhớ
III. Luyện tập
B. Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
- Tên bút danh, năm sinh
- Quá trình sáng tác
- Các tác phẩm tiêu biểu
- Đặc điểm sáng tác
2. Tác phẩm
- Nội dung: viết về thiên nhiên và con người vùng rừng U Minh
- Nghệ thuật: dựng truyện li kì, chi tiết gợi cảm, nhân vật và ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ
II. Hướng dẫn đọc hiểu
1. Thiên nhiên và con người U Minh Hạ
a. Thiên nhiên 
- Là một thế giới bao la, kì thú
b. Con người
- Là những người lao động có sức sống mãnh liệt, sống ân nghĩa, tài ba trí dũng gan dạ
2. Nhân vật ông Năm Hên
- Một con người tài hoa, cởi mở nhưng cũng đầy bí ẩn
- Tài nghệ phi phàm, mưu kế kì diệu
- Gan góc vượt lên khắc nghiệt của thiên nhiên
	5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Soạn bài: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi

Tài liệu đính kèm:

  • docRungXaNu Doc thembat sau.doc