Giáo án Ngữ văn 12 – Chuẩn kì 1 - Trường THPT số 2 Mộ Đức

Giáo án Ngữ văn 12 – Chuẩn kì 1 - Trường THPT số 2 Mộ Đức

KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

A.MỤC TIÊU BÀI DẠY

Giúp HS :

- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ CMT8/1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMT Tám năm 1945 đến hết TK XX.

B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .

- GV cho HS tìm hiểu bài ở nhà, tóm tắt những ý chính  Lên lớp, GV dùng phương pháp phát vấn, đàm thoại, diễn giảng, cho hs thảo luận → nhận xét, bổ sung hoàn thiện nội dung bài học .

 

doc 144 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 – Chuẩn kì 1 - Trường THPT số 2 Mộ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ	 : 1
Tiết thứ	 : 1,2 - Đọc văn
Ngày soạn	 : 20/8/2009
Tên bài mới	 :
KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A.MỤC TIÊU BÀI DẠY
Giúp HS :
- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ CMT8/1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMT Tám năm 1945 đến hết TK XX.
B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 
SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
GV cho HS tìm hiểu bài ở nhà, tóm tắt những ý chính ® Lên lớp, GV dùng phương pháp phát vấn, đàm thoại, diễn giảng, cho hs thảo luận → nhận xét, bổ sung hoàn thiện nội dung bài học .
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
I.Ổn đinh lớp
II.Kiểm tra bài cũ
III.Giới thiệu bài mới 
IV. Tìm hiểu bài
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu Phần I 
TT1 : GV đưa ra những câu hỏi, gọi HS trả lời → hệ thống kiến thức
TT2 :
GV kiểm tra việc đọc văn bản ở nhà của HS bằng cách phát vấn ( theo câu hỏi phần HDHB)
 - Nêu những nét chính về tình hình ls, xh, văn hoá có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của VHVN từ sau năm 45 → 75.
- VHVN từ sau 45 → 75 phát triển qua mấy chặng? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng.
- GV yêu cầu HS kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỗi chặng đường văn học.
- GV nói sơ qua nội dung một số tác phẩm tiêu biểu → HS thấy được nội dung cơ bản của từng chặng.
GV noùi theâm veà moät soá taùc phaåm cuûa vaên hoïc vuøng ñòch taïm chieám
TT3:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975 .
GV đặt câu hỏi, cho HS thảo luận vấn đề (dựa theo câu hỏi trong phần HDHB) . GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm
+ Trình baøy nhöõng ñaëc ñieåm cô baûn cuûa giai ñoaïn VH 1945 - 1975.
+ Vì sao noùi VH 45-75 chuû yeáu vaän ñoäng theo höôùng c/ m hoaù, gaén boù saâu saéc vôùi vaän meänh chung cuûa ñaát nöôùc ? (phuïc vuï CM, coå vuõ chieán ñaáu, ) Haõy chöùng minh baèng caùc taùc phaåm ñaõ hoïc ôû THCS.
 + Taïi sao noùi neàn VH 45-75 laø neàn vh höôùng veà ñaïi chuùng ? Coù gì gioáng vaø khaùc giai ñoaïn VH Trung ñaïi?
+ Taïi sao noùi neàn vh naøy chuû yeáu mang khuynh höôùng söû thi vaø caûm höùng laõng maïn ? Haõy ñöa ra nhöõng taùc phaåm ñaõ hoïc ôû THCS mang khuynh höôùng söû thi vaø caûm höùng laõng maïn (Tieåu ñoäi xe khoâng kính – Phaïm Tieán Duaät, Ñoàng chí – Chính Höõu, Ngöôøi meï caàm suùng).
+ GV ñöa ra theâm moät soá taùc phaåm seõ hoïc: Röøng xaø nu, Taây Tieán, Vieät Baéc, Nhöõng ñöùa con trong gia ñình
GV goïi HS ñaïi dieän cuûa moãi nhoùm leân trình baøy 
 GV nhaán maïnh laïi nhöõng yù quan troïng vaø ñöa ra minh hoaï baèng caùch taùc phaåm ñaõ vaø seõ hoïc
Hoaït ñoäng 2
GV höôùng daãn HS tìm hieåu phaàn II
TT1 : GV yeâu caàu HS trình baøy veà hoaøn caûnh lòch söû, xaõ hoäi, vaên hoaù cuûa ñaát nöôùc töø sau 75 ñeán heát TK XX.
TT2:
GV hoûi : 
+ Sau khi ñaát nöôùc ñaõ hoaø bình, thoáng nhaát, ñeà taøi chieán tranh coù tieáp tuïc ñöôïc ñeà caäp ñeán khoâng vaø ñaõ daãn ñeán hieän töôïng gì trong 10 naêm ñaàu gñ VH naøy?
+ Vì sao VH phaûi ñoåi môùi ? Söï kieän naøo ñaùnh daáu söï ñoåi môùi cuûa VH gñ naøy?
+ VH ñaõ ñoåi môùi theo höôùng naøo? Neâu nhöõng taùc phaåm theå hieän söï ñoãi môùi naøy.
GV nói thêm về quá trình đổi mới, trong đó phải kể đến vai trò của NMC “người mở đường tinh anh và tài năng”
+ Coâng cuoäc ñoåi môùi VH ñaõ ñaït ñöôïc nhöõng thaønh töïu nhö theá naøo?
GV cho HS choát laïi vaán ñeà. GV nhaän xeùt, boå sung.
Hoaït ñoäng 3
GV höôùng daãn HS toång keát baøi hoïc 
GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá 
- Nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của ĐCS .
- Nền văn học thời chiến (trải qua 2 cuộc chiến) → thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm kiểu nhà văn mới : Nhà văn - chiến sĩ.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Về văn hoá, thời gian này đk giao lưu bị hạn chế, chỉ giới hạn trong một số nước ( các nước XHCN : Liên Xô, TQ)
 I Nền văn học chịu nhiều tác động .
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu 
a. Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954( kháng chiến chống Pháp)
- Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống TDP, TP tiêu biểu: Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng - Trần Đăng; Đôi mắt, Nhật kí ở rừng – NC, Làng – Kim LânTừ năm 1950 xuất hiện những tập truyện, kí dài hơn: Vùng mỏ - VHT, Xung kích – NĐT, ĐNĐL – N. Ngọc
- Thơ ca đạt thành tựu xuất sắc. TP: Cảnh khuya, Cảnh rừng VB, Rằm tháng giêng, Lên núi – HCM, BKSĐ – HC, TT – QD, Nhớ - Hồng Nguyên
- Xuất hiện một số vở kịch : Bắc Sơn, Những người ở lại – NHT, Chị Hoà - Học Phi.
- Lí luận, nghiên cứu, phê bình : Nhận đường, Mấy vấn đề nghệ thuật – NĐT, Giảng văn Chinh phụ ngâm - Đặng Thai Mai
- Nội dung : Tập trung phản ánh cuộc k/ chiến chống TDP,hướng tới đại chúng, khám phá sức mạnh và những phẩm chất đẹp của nhân dân ( lòng yêu nước, căm thù giặc), thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin tất thắng của cuộc kháng chiến.
b.Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964 ( thời kì xd CNXH ở MB và đấu tranh thống nhất đất nước)
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi hiện thực của đời sống .
TP : Sống mãi với thủ đô- NHT, Cao điểm cuối cùng – HM, Trước giờ nổ súng – Lê Khâm → khai thác về đề tài k/chiến chống Pháp .
TP: Tranh tối tranh sáng – NCH, Mười năm – Tô Hoài, Vỡ bờ - NĐT, Cửa biển – NH → khai thác đề tài hiện thực đời sống trước CMT 8.
TP: Sông Đà – NT, Cái sân gạch – ĐV, Mùa lạc – NK → viết về công cuộc xd CNXH.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ, TP : Gió lộng – TH, Ánh sáng và phù sa – CLV, Riêng chung – XD
- Kịch nói cũng phát triển. TP: Một đảng viên - Học Phi, Chị Nhàn, Nổi gió – Đào Hồng Cẩm
- Nội dung : Tập trung ca ngợi cuộc sống mới, con người mới với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan tin tưởng.
c. Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975 (kháng chiến chống Mỹ) 
- Văn xuôi phát triển, TP ( miền Nam): Người mẹ cầm súng – NT, Rừng xà nu – NTT, Hòn đất – Anh Đức, Mẫn và tôi – Phan TứỞ MB : Vùng trời - Hữu Mai, Cửa sông, Dấu chân người lính – NMC, Chiến sĩ – NK, Bão biển – Chu Văn
- Thơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu một bước tiến mới của nền thơ VN hiện đại . TP : Ra trận, Máu và hoa – TH, Hoa ngày thường – Chim báo bão – CLV, Mặt đường khát vọng – NKĐ, Gió Lào cát trắng – XQ, Góc sân và khoảng trời – TĐK→ mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận.
- Kịch : đạt thành tựu đáng ghi nhận, TP
- Nghiên cứu, lí luận, phê bình : có nhiều công trình có giá trị, t/g: Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.
- Nội dung: Phản ánh c/ sống chiến đấu và lao động, khám phá sức mạnh con người VN. Ca ngợi đất nước, ca ngợi chủ nghĩa ành hùng c/m
* Văn học vùng địch tạm chiếm ( 1945 → 1975)
+ Chủ yếu là ở đô thị miền Nam
+ Tuy có nhiều xu hướng văn học tiêu cực, phản động, song vẫn có xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và yêu cách mạng, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước, kêu gọi cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân đấu tranh
+ Thể loại: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút kí . Tác giả t/ biểu : Sơn Nam, Vũ Bằng, Viễn Phương, Hoàng Phủ Ngọc Tường.
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b. Nền văn học hướng về đại chúng
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn .
Hết tiết 1
II.VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ SAU 1975 ĐẾN HẾT TK XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
- Đại thắng mùa xuân năm 75, ls dân tộc bước sang trang mới : độc lập, tự do, thống nhất.
- Thời gian từ 75 – 85 đất nước chịu nhiều khó khăn, thử thách
- Năm 86, đất nước chuyển mình do công cuộc đổi mới của ĐCS đề xướng và lãnh đạo ( KT phát triển, văn hoá có đk tiếp xúc giao lưu với nhiều nước, văn học dịch, báo chí phát triển mạnh) → thúc đẩy nền văn học phát triển để phù hợp với cơ chế mới, với thị hiếu người đọc .
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
* Từ năm 75 đến năm 85
- Về thơ : 
+Tuy ko hấp dẫn như gđ trước, song vẫn có nhiều tác phẩm tạo được sự chú ý . Tác giả tiêu biểu : Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm.→ viết theo tư duy cũ. Chế Lan Viên âm thầm dổi mới thơ ca : Di cảo thơ 
+ Trường ca nở rộ : Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn – Nguyễn Đức Mậu.
- Về văn xuôi : 
+ Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Các nhà văn bộc lộ ý thức đổi mới về cách viết : viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống. 
+ Tác phẩm t/ biểu : Đất trắng - Nguyễn Trọng oánh, Hai người trở lại trung đoàn – Thái Bá Lợi
+ Từ đầu thập kỉ 80, tình hình văn đàn trở nên sôi nổi hơn, TP : Đứng trước biển, Cù lao tràm – NMT, Cha và con, và, Gặp gỡ cuối năm – NK, Mùa lá rụng trọng vườn – MVK, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê – NMC
→ Chặng đường văn học chuyển tiếp, trăn trở, tìm kiếm con đường đổi mới.
*1986, từ sau ĐH VI : văn học chính thức bước vào gđ đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày, có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân; phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề; đổi mới cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn và chú ý đến vai trò, thị hiếu của bạn đọc.
 TP : một số truyện ngắn của NMC, NHT, tiểu thuyết : Mảnh đất lắm người nhiều ma– NKT, Bến không chồng – DH, NBCT – BN, bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông – HPNT, hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều của Tô Hoài
- Kịch nói : phát triển mạnh mẽ, tác giả LQV, Xuân Trình 
- Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi mới
→ Chặng đường văn học đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện.
I Văn học từ sau 75, nhất là từ sau 86 đã từng bước chuyển sang gđ mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. 
III. KẾT LUẬN
- Gđ vh từ 45 – 75 thể hiện rõ mqh giữa lịch sử xh và văn học. Văn học kế thừa và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của vh dân tộc .Tuy coøn moät soá haïn cheá khoâng traùnh khoûi, nhöng VH giai ñoaïn naøy đã đem lại nhöõng thaønh töïu về nghệ thuật ở nhiều thể loại.
- Văn học sau 75 đã bứt ra khỏi quán tính cũ, tránh được hiện tượng lệch pha giữa nhà văn và công chúng, đem lại diện mạo mới cho vh nước nhà . Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh những khuynh hướng tiêu cực, biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh ( vh có xu hướng nói nhiều tới mặt trái của xh, ít nhiều có khuynh hướng bạo lực).
V. Củng cố - luyện tập
1.GV cho HS so sánh giai đoạn văn học 1945 – 1975 và giai đoạn sau 1975 đến hết TK XX.
Sự khác nhau
Văn học 45- 75
Văn học sau 75 đến hết TK XX
Tình hình ls, xh, văn hoá
.
Đặc điểm cơ bản ( khác nhau cơ bản)
..
Quan niệm nghệ thuật (về con người, hiện thực), quan niệm về nhà văn, bạn đọ ... ng theo bao nỗi vấn vương nên đã trở lại tìm để nói lời thề trước khi về với biển cả ( gợi liên tưởng đến mối tình Thuý Kiều – Kim Trọng)→ ngập ngừng lưu luyến, bịn rịn không muốn chia tay . SH như một người tình chung thuỷ với thành phố Huế 
I Sông Hương mang vẻ đẹp hết sức hấp dẫn và kì thú. Là một dòng sông có linh hồn, có tâm trạng và như một người tình chung thuỷ với thành phố Huế.
2. Sông Hương trong vẻ đẹp của lịch sử, văn hoá 
a. Sông Hương trong vẻ đẹp của lịch sử 
- Thời xa xưa: là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước của các vua Hùng
- Thời trung đại: 
+ Chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía Nam tổ quốc Đại Việt
+ Vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ
- Thời chống pháp: 
+ Sống hết ls bi tráng với máu của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
+Đi vào thời đại CMT8 với những chiến công rung chuyển
- Thời chống Mĩ : góp mình vào chiến dịch Mậu Thân mùa xuân 1968
I SH mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó . SH là dòng sông có bề dày ls, như một người con gái anh hùng, là dòng sông của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
b. Sông Hương trong vẻ đẹp văn hoá 
* Sông Hương là dòng sông của âm nhạc 
-Sông Hương như một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.
-Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước sông Hương.
- Là cảm hứng để Nguyễn Du viết lên khúc đàn của nàng Kiều
- Lời thề sông Hương khi chia tay với Huế vang vọng khắp lưu vực trở thành giọng hò dân gian xứ Huế.
* Sông Hương là dòng sông thi ca:
" Dòng sông không lặp lại mình".
( Chứng minh qua thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu)
 → Sông Hương khơi nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Với mỗi nhà thơ sông Hương là một tuyệt tác riêng.
* Sông Hương là dòng sông gắn với những phong tục, vẻ đẹp tâm hồn của người dân Huế
- Màu sương khói trên SH như màu áo điều lục → sắc áo cưới 
- Vẻ trầm mặc và sâu lắng của SH cũng như một nét riêng trong vẻ đẹp tâm hồn của người xứ Huế “rất dịu dàng pha lẫn trầm tư”
I Văn phong lịch lãm, tao nhã, tài hoa cảm xúc thiết tha cùng với vốn hiểu biết sâu rộng, HPNT đã khắc hoạ sâu đậm vẻ đẹp của SH ở phương diện văn hoá, lịch sử
3. Ý nghĩa biểu tượng của sông Hương và nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông?
a.Vẻ đẹp của sông Hương chính là vẻ đẹp của Huế. Sông Hương là biểu tượng của Huế. 
b. Nhan đề "Ai đã đặt tên cho dòng sông ?"
Mang nghĩa hỏi ( chính nội dung bài kí là câu trả lời)
Mang tính chất biểu cảm: Sông Hương là sự hoá thân từ một huyền thoại.
+ Cái cớ để nhà văn miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của SH
+ Thể hiện tình cảm của tác giả với dòng Hương và thành phố Huế . Sự vương vấn, lưu luyến trước vẻ đẹp như không bao giờ khám phá hết được của sông Hương.
III. Tổng kết:
Tác phẩm đã giúp người đọc thấy được nét đặc sắc trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường và đặc trưng của thể loại bút kí. Qua đó thấy được vẻ đẹp của sôngHương, của Huế mở rộng ra là vẻ đẹp của quê hương đất nước; Thấy được một nghệ sĩ tài hoa với tình yêu, niềm tự hào về xứ sở.
IV. Ghi nhớ
V. Củng cố - luyện tập
Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của HPNT qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC - CHUẨN BỊ BÀI MỚI 
Về nhà soạn bài : Ôn tập văn học
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần thứ	 : 19
Tiết thứ	 : 55, Văn ( Đọc thêm)
Ngày soạn	 : 26/12/2008
Tên bài mới	 :
NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI
( Trích Những năm tháng không thể nào quên)
Võ Nguyên Giáp
A.MỤC TIÊU BÀI DẠY
Giúp HS:
- Qua hồi ức của một vị tướng tài ba mà khiêm nhường, cảm nhận được những nỗ lực to lớn của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta trong những ngày đầu sau CMT8 để giữ vững nền độc lập, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, khẳng định vị thế của nước VN mới.
- Thấy được tác giả hồi kí đã có những dòng viết vừa khách quan vừa dạt dào cảm xúc, tái hiện chân thực những người thực việc thực, những sự kiện lịch sử quan trọng ở vào một thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn và vinh quang của đất nước.
B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 
SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
GV cho HS tìm hiểu bài ở nhà, tóm tắt những ý chính ® Lên lớp, GV cho HS trình bày những nội dung đã chuẩn bị . GV cho hs nhận xét, bổ sung để hoàn thiện nội dung bài học .
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
I.Ổn đinh lớp
II.Kiểm tra bài cũ
III.Giới thiệu bài mới 
IV. Tìm hiểu bài
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
TT1.GV yêu cầu HS nêu tóm tắt về tác giả Võ Nguyên Giáp
TT2. GV yêu cầu học sinh trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ( đoạn trích)
TT3. GV giới thiệu thể loại hồi kí ( lấy dẫn chứng)
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
TT1. GV cho HS tìm hiểu về bố cục
TT2. Dựa trên bố cục, GV cho HS thảo luận theo bàn để nắm được nội dung của từng đoạn 
TT3. GV cho HS trình bày nội dung thảo luận ( đại diện bàn hoặc có thể cho trình bày cá nhân )
TT4. GV cho HS nhận xét chung
TT5. GV lấy ví dụ về một vài tác phẩm hồi kí của một số tác giả khác ( viết về cuộc đời) để học sinh so sánh với tác phẩm này → để tìm ra nét đặc biệt về nghệ thuật thể hiện hồi kí ở đây
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS tổng kết bài học
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Võ Nguyên Giáp ( SGK)
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác : Tái hiện lại những chặng đường lịch sử của dân tộc. Phần trích trên (tên bài do người biên soạn đặt) thuộc chương XII của tập hồi kí Những năm tháng không thể nào quên viết năm 1970 ( do nhà văn Hữu Mai ghi lại)
b. Thể loại hồi kí : Hồi kí là ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng, nhớ lại. Tác phẩm hồi kí thường mang đậm dấu ấn cá nhân. Người viết hồi kí thường là những người nổi tiếng: các lãnh tụ, các nhà hoạt động xã hội, các tác giả sáng tạo văn học nghệ thuật,.... Đặc điểm quan trọng nhất của hồi kí là tính xác thực cao độ.
II. Hướng dẫn Đọc - hiểu
1.Các nội dung cơ bản trong đoạn trích
- Đoạn 1: “Từ đầu ập vào miền Bắc” : Từ thế đứng vững mạnh, hiên ngang của dân tộc thời chống Mỹ, tác giả hồi tưởng về “giờ phút hiểm nghèo” của đất nước VN mới.
- Đoạn 2: “ttthêm trầm trọng” : Hồi tưởng lại những khó khăn về mọi mặt của đất nước.
+ Chính quyền mới vừa ra đời, chưa được công nhận.
+ Cuộc đấu tranh giành độc lập của chúng ta chưa có sự hậu thuẫn của bạn bè năm châu, thù trong giặc ngoài luôn đe doạ nền độc lập.
+ Kinh tế, tài chính khó khăn.
+ TDP tái xâm lược rất sớm tại Nam Bộ
- Đoạn 3: “ttba trăm bảy mươi kilôgam vàng” : Hồi tưởng lại những quyết sách ( biện pháp tích cực) của chính quyền mới và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của toàn Đảng, toàn dân ta.
+ Về chính trị: giải tán chính quyền cũ, xây dựng chính quyền mới của nhân dân.
+ Về kinh tế: giảm tô, xoá nợ, giảm giờ làm, giảm các thứ thuế vô lí, quyên góp để bổ sung nguồn lực tài chính,
+ Về văn hoá: mở rộng dạy học quốc ngữ để nâng cao dân trí.
- Đoạn 4: còn lại : Hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng, của chính quyền mới, chế độ mới. Đây là hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất.
+ Củng cố mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân, khích lệ tinh thần nhân dân
+ Củng cố chính quyền để tạo lòng tin cho nhân dân, bồi dưỡng sức dân để chống kẻ thù.
I Đoạn trích Những ngày đầu của nước VN mới nói về giai đoạn ls khó khăn, đầy thử thách với toàn Đảng, toàn dân ta khi chính quyền đang còn non trẻ
2. Nét đặc biệt về nghệ thuật thể hiện hồi kí trong đoạn trích
Thông thường hồi kí thường mang đậm dấu ấn cá nhân. Còn ở đây, tác giả trần thuật lại từ điểm nhìn của người đại diện cho bộ máy lãnh đạo của Đảng và chính phủ → gần như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc. Thể hồi kí đã có một diện mạo mới, một tầm vóc mới 
III. Tổng kết
V. Củng cố - luyện tập
- Nội dung cơ bản
- Nét đặc biệt về nghệ thuật thể hiện hồi kí
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC - CHUẨN BỊ BÀI MỚI 
- Về nhà học bài
- Soạn bài : Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần thứ	 : 19
Tiết thứ	 : 56, Làm văn
Ngày soạn	 : 28/12/2008
Tên bài mới	 :
THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU BÀI DẠY
Giúp HS :
-Củng cố kĩ năng tự phát hiện và chữa những lỗi thường gặp khi lập luận.
- Nâng cao kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 
SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
GV cho HS làm bài tập ở nhà. Lên lớp GV cho từng cá nhân làm việc tích cực để phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo . GV cho HS nhận xét về lỗi và cách chữa lỗi cụ thể.
 C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
I.Ổn đinh lớp
II.Kiểm tra bài cũ
Trong đoạn trích Những ngày đầu của nước VN mới, tác giả đã hồi tưởng lại những khó khăn về mọi mặt của đất nước như thế nào?
III.Giới thiệu bài mới 
IV. Tìm hiểu bài
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
GV cho HS phát hiện lỗi và phân tích lỗi
GV cho HS phát hiện và phân tích lỗi từng câu 1
GV cho HS nhận xét, bổ sung nếu các HS trước trả lời chưa chính xác.
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS sửa lỗi, viết lại đoạn văn
GV cho HS trình bày trên giấy, sau đó gọi 1 vài hs trình bày 
GV cho HS trong lớp nhận xét. Nếu sửa chưa rõ ràng, chính xác → GV bổ sung
GV chỉ cách khắc phục lỗi cho HS
1. Phát hiện và phân tích lỗi
a. Nêu luận cứ không đầy đủ. Luận điểm chính đưa ra “giá trị quan trọng nhất của vhdg là giá trị nhận thức”. Trong khi đó,luận cứ đưa ra trong đoạn văn chỉ tập trung vào tục ngữ, ca dao ( còn nhiều thể loại khác) và chỉ mới đề cập đến một khía cạnh nhỏ: hiểu biết, nhận thức về tự nhiên “chuồn chuồn”
b. Luận điểm nêu không rõ ràng. Luận cứ không chặt chẽ, thiếu lôgic : thèm người→ kết luận đó là biểu hiện rõ nét nhất của của tinh thần lạc quan.
c. Luận cứ còn sơ lược, luận điểm chưa được rõ → kết luận giá trị nhân đạo ( vội)
d. Chưa xác lập được luận điểm cần trình bày ( luận cứ lan man, xa rời vấn đề)
e. Luận cứ chưa toàn diện, không có các dẫn chứng đầy đủ để làm rõ luận điểm “lòng thương người của ND”
g. Lỗi về cách tổ chức lập luận. Luận cứ đưa ra quá rườm rà, lan man chưa làm nổi bật luận điểm 
h. Luận điểm không rõ ràng, không phù hợp với kết luận. Luận cứ không đầy đủ, không toàn diện, thiếu tính hệ thống
2. Sửa lỗi
a. Luận cứ không đầy đủ → bổ sung luận cứ.
b. Nêu lại luận điểm cho rõ “ Người thanh niên không chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người”
- Sửa “thèm người” → khao khát được gặp gỡ, chia sẻ với con người.
c. Sửa lại luận điểm cho rõ, bổ sung luận cứ ( tình huống nhặt vợ, thái độ và tâm trạng của bà cụ Tứ)
d. Sửa lại các luận cứ “Nếu aivề đâu?” → phục vụ cho luận điểm ( câu cuối)
e. Bổ sung luận cứ để làm rõ luận điểm “lòng thương người của ND”. Sắp xếp luận cứ theo trình tự, lôgic ( trân trọng phẩm giá con người, cảm thông với nỗi đau của phận hồng nhan,)
g. Chọn dẫn chứng tiêu biểu để làm rõ luận điểm :cây xà nu là một biểu tượng nghệ thuật để khắc họa phẩm chất của người dân Xôman.
h. Nêu lại luận điểm và bổ sung luận cứ.
V. Củng cố - luyện tập
GV cho HS sưu tầm lỗi trong bài viết của chính HS để sửa
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC - CHUẨN BỊ BÀI MỚI 
Về nhà ôn bài thi HKI
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 12 CHUAN(1).doc