Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn học kì 1

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn học kì 1

Tiết : 1+2 Đọc văn KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ

 CMT8- NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh

-Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước.

 - Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.

- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

- Vận dụng vào việc phân tích những tác phẩm cụ thể.

II. Tiến trình giờ học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Giảng bài mới:

 VHVN từ CMT8/ 1945 đến hết thế kỉ XX đã song hành với hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Từ trong khói lửa của hai cuộc kháng chiến vĩ đại đó văn học cũng phát triển vô cùng rực rỡ, đáp ứng được yêu cầu: văn nghệ phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Bài khái quát hôm nay sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về thời kì văn học này.

 

doc 74 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1214Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Ngày soạn: 	
Tiết : 1+2 Đọc văn KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 
 CMT8- NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh 
-Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước.
 - Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
- Vận dụng vào việc phân tích những tác phẩm cụ thể.
II. Tiến trình giờ học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Giảng bài mới: 
 VHVN từ CMT8/ 1945 đến hết thế kỉ XX đã song hành với hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Từ trong khói lửa của hai cuộc kháng chiến vĩ đại đó văn học cũng phát triển vô cùng rực rỡ, đáp ứng được yêu cầu: văn nghệ phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Bài khái quát hôm nay sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về thời kì văn học này. 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và hoc
Yêu cầu cần đạt.
HĐ1:Tìm hiểu những nét khái quát VHVN từ CM tháng Tám 1945 đến năm 1975.
- Hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của VHVN giai đoạn 1945-1975?
- Văn học VIỆT NAM 1945-1975 phát triển qua mấy chặng?
- Những tác phẩm đáng chú ý trong năm độc lập đầu tiên? Cảm hứng chung ?
- Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự chuyển biến lớn của VH ở cuối năm 1946?
- Trong văn xuôi những thể loại nào đóng vai trò tiên phong của văn học kháng chiến hống Pháp?
- Thử lí giải vì sao từ 1950 trở đi, văn xuôi tạo được bước phát triển mới?
- Nêu tên những bài/tập thơ hay ra đời trong KCCP?
- Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 1955-1964?
- Nêu tên một số TP tiêu biểu cho các loại hình văn học chặng đường 1955-1964?
- Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 1965-1975?
- Nêu tên một số TP tiêu biểu cho các loại hình văn học chặng đường 1955-1964?
- Cho HS đọc SGK và tóm tắt những đóng góp của xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và CM MN
- Nhìn một cách bao quát văn học VN 1945- hết TK XX mang những đặc điểm nào?
- Yc HS đọc thầm SGK và phát biểu về những phương diện thể hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Lấy một số TP các em đã học để minh hoạ.
Hướng về đại chúng, TP văn học thường ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, sử dụng những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
- Thử phân biệt cảm hứng lãng mạn trong văn học thời kì này với văn học lãng mạn trước 1945? 
HĐ2:Tìm hiểu vài nét khái quát VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá đã thúc đẩy đổi mới văn học giai đoạn 1986 đến hết TK XX?
- Văn học phát triển qua mấy chặng? Nêu một số thành tựu cơ bản của các thể loại ?
( GV so sánh từng thể loại ở các thời kì, giai đoạn để HS thấy được một cách cụ thể hơn)
- Hãy thử nêu các phương diện đổi mới của văn học từ 1986 trở đi ?
- Quá trình đổi mới cũng bộc lộ những khuynh hướng lệch lạc nào?
HĐ3: Tổng kết bài học.
- Nêu những thành tựu nổi trội và một số biểu hiện hạn chế của văn học VN 1945-1975?
I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8 NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Đường lối văn nghệ của Đảng góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm.
- Nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn và chậm phát triển. Giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạn trong các nước XHCN.
2- Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a) Chặng đường từ 1945 đến 1954:
- Một số tác phẩm trong hai năm 1945-1946 phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được độc lập.
- Từ cuối 1946 đến 1954 văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
*Thành tựu.
+ Truyện ngắn và kí sớm đạt được thành tựu: Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao); Làng (Kim Lân); Thư nhà (Hồ Phương),
 Từ năm 1950, xuất hiện những tập truyện, kí khá dày dặn: Vùng mỏ (Võ Huy Tâm); Xung kích (Nguyễn Đình Thi); Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),
+ Thơ ca đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Thơ của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng),..Đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Một số vở kịch ra đời phản ánh kịp thời hiện thực CM và KC.
b) Chặng đường từ 1955 đến 1964:
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống:
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Hiện thực đời sống trước CM
+ Công cuộc xây dựng CNXH.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ, nhiều tập thơ xuất sắc ra đời.
- Kịch nói có bước phát triển mới
c) Chặng đường từ 1965 đến 1975:
Chủ đề bao trùm của VH là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng CM
- Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ khá thành công hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường và bất khuất.
+ Truyện kí CMMN đạt nhiều thành tựu nổi bật.
+ Truyện kí ở miền Bắc cũng phát triển mạnh
- Thơ đạt được bước tiến mới trong mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận. 
- Kịch nói có những thành tựu mới, gây được tiếng vang
d) Văn học vùng địch tạm chiếm (1946-1975):
Xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có những đóng góp đáng ghi nhận trên cả hai bình diện chính trị-xã hội và văn học.
3) Những đặc điểm cơ bản:
a) Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
 b) Nền văn học hướng về đại chúng.
 c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Khuynh hướng sử thi thể hiện: 
 + Đề tài là những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
+ Nhân vật chính là kết tinh cho vẻ đẹp của cộng đồng.
+ Lời văn thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và lấp lánh vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng k/đ cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng .
II- VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX
1) Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất sau 1975.
- Từ 1975 đến 1985 đất nước ta lại gặp phải những khó khăn và thử thách mới.
- Từ năm 1986, Đảng ta đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá được mở rộng. Sự nghiệp đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới để phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của văn học.
2) Những chuyển biến một số thành tựu ban đầu:
- Từ sau 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như các giai đoạn trước nhưng vẫn có những tác phẩm được bạn đọc chú ý.
- Từ sau 1975, văn xuôi có nhiều khởi sắc, bộc lộ ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống.
+Đổi mới cách nhìn về chiến tranh
+Chú ý khai thác những vấn đề bức xúc trong đời thường.
+Chú ý đến con người cá nhân nhiều hơn.
 - Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Các vở Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) và Mùa hè ở biển (Xuân Trình),tạo được sự chú ý
III- KẾT LUẬN:
Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phản ánh được thời kì đấu tranh gian khổ và những chuyển biến mới trong nền văn học Việt Nam. Thời kì này đã đạt những thành tựu rực rỡ về nhiều mặt 
4. Củng cố: Giúp hs nắm được:
-Những chặng đường phát triển và đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945-1975
-Những thành tựu của VHVN từ 1975- hết thế kỉ XX
-Gợi ý cho hs giả bài tập ở phần luyện tập sgk.
5. Dặn dò : 
- HS đọc lại bài , học thuộc ghi nhớ, viết một đoạn văn ngắn cho đề bài luyện tập
- Chuẩn bị bài mới: Tiết sau: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
Tuần: 1
Ngày soạn : 
Tiết 3: Làm văn NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG - ĐẠO LÍ
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, trước hết là kỹ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.
 - Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lý.
II. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp, 
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Giới thiệu bài mới 
 Nghị luận xã hội từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong phân môn làm văn đặc biệt là nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và hoc
Yêu cầu cần đạt.
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý dựa trên ngữ liệu SGK.
GV chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận:
HS đọc ngữ liệu, lần lượt thảo luận các vấn đề GV đưa ra:
Nhóm1:
-Câu thơ Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
-Thế nào là lối sống đẹp?
-Để sống đẹp cần rèn luyện những phẩm chất nào?
Nhóm2:
-Những thao tác lập luận cần được sử dụng trong đề bài trên?
- Tư liệu làm dẫn chứng thuộc lĩnh vực nào trong đời sống?
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận 
GV đặt câu hỏi gợi ý:
-Giới thiệu vấn đề theo cách nào?
- Sắp xếp các luận điểm, luận cứ tìm được theo trật tự thích hợp? 
-Ý nghĩa lối sống đẹp và tác dụng giáo dục của đề bài?
GV hướng dẫn rút ra dàn bài chungHS trả lời và tìm ra dàn bài cụ thể:
Hoạt động 2: Rút ra kết luận chung cho bài học.
*Hoạt động 3: GV cho HS luyện tập để củng cố kiến thức:
Bài 1: GV phát phiếu trả lời trắc nghiệm cho HS và kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS qua phiếu trả lời
Gv ra một đề văn.Hs đọc và tự phân tích những vấn đề cần nghị luận.
Bài 2: GV có thể đặt ra một số yêu cầu cụ thể cho HS:
a.Lập dàn ý
b.Viết thành bài văn nghị luận hoàn chỉnh
-GV cho HS chia nhóm thảo luận dàn ý sau đó định hướng trở lại để HS viết thành bài văn hoàn chỉnh
- GV kiểm tra, nhận xét, cho điểm một số bài làm của HS điền vào phiếu trả lời trắc nghiệm
HS chia nhóm thảo luận dàn ý.
HS tiếp tục hoàn chỉnh bài tập ở nhà
I.Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1.Tìm hiểu đề:
a.Khảo sát ví dụ:
Đề: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
“Ơi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”
 (Một khúc ca)
* Vấn đề NL: lối sống đẹp của con người.
-Thao tác lập luận: phân tích, so sánh...
-Phạm vi tư liệu: thực tế, thơ văn.
b.Các bước tìm hiểu đề:
- Xác định vấn đề cần nghị luận: tư tưởng, đạo lí được nêu.
- Tìm luận điểm, luận cứ cho vấn đề cần nghị luận.
- Dự kiến thao tác lập luận cho bài văn
2.Lập dàn ý:
a.Ví dụ:
Từ các ý tìm được trong phần (1.a), hãy lập dàn ý cho đề bài trên.( dàn bài tham khảo)
b.Dàn bài chung:
Thường gồm 3 phần
*Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn.
*Thân bài:
+Giải thích thế nào là sống đẹp?( sống tích cực, có lí tưởng, có tâm hồn, có trí tuệ )
-Phân tích những biểu hiện của lối sống đẹp.
+lí tưởng đúng đắn.
+Tâm hồn lành mạnh hướng tới cái đẹp.
+Trí tuệ sáng suốt.
+Hành động tích cực.
-Dẫn chứng: Quá khứ, hiện tại.
-Phê phán lối sống không đẹp.
-Xây dựng phương hướng, mục tiêu để sống đẹp.
*Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân, khẳng định lại vấn đề.
II.Kết luận: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí thường có những nội dung sau:
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai
+ Nêu ý nghĩa, phương hướng phấn đấu
-Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, trong sáng.
III.Luyện tập:
1.Bài tập 1/SGK/21-22
a.VĐNL: phẩm chất văn hĩa trong mỗi con người.
- Tên văn bản: Con người có văn hóa
b.TTLL: 
- Giải thích: văn hóa là gì? (đoạn 1)
- Phân tích: các khía cạ ... xét tình cảm của người phụ nữ đang yêu.
Tuần: 13
Ngày soạn: 
Tiết: 35, 36 Đọc văn SÓNG
Xuân Quỳnh
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng tình yêu của nữ sĩ.
- Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật kết cấu, hình tượng, ngôn từ
II . Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài học:
 Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở của nhân loại, là nguồn cảm hứng vô tận cho văn học. Mỗi tp có một biểu hiện khác nhau về tình yêu nhưng nhìn chung là những suy tư, trăn trở và khát vọng được cống hiến hết mình cho tình yêu. Tất cả những điều đó đã được Xuân Quỳnh gởi gắm qua hình tượng sóng- một hình tượng đẹp trong văn học. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.
HS đọc tiểu dẫn, giới thiệu tiểu sử Xuân Quỳnh. Nhận xét về cuộc đời, đặc điểm thơ của Xuân Quỳnh.
Gv nhận xét, hoàn thiện.
Nêu xuất xứ bài thơ, hoàn cảnh sáng tác?
Đ tài và chủ đề của bài thơ trên là gì? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
 Gv đưa ra yêu cầu đọc. 
Gv nhận xét 
Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích giá trị biểu đạt.
Hãy nêu suy nghĩ về 4 câu thơ, Nêu mối quan hệ sóng và tình yêu.
GV: Khổ thơ 3, 4, tác giả sử dụng nghệ thuật gì để thể hiện sự trăn trở của mình? Mối quan hệ giữa em và sóng?
GV: Câu thơ nào thể hiện đặc sắc cảm xúc tình yêu. Điểm mới trong diễn đạt? 
GV: Nêu cảm nghĩ về câu thơ.
GV: Khổ 6-7
“Có một nỗi lo âu, một trạng thái bất an bàng bạc trong cách cảm nhận hạnh phúc của XQ”. Ở khổ thơ 8 nỗi niềm của XQ gửi gắm có điểm giống với ý kiến này không? Hãy lí giải.
GV: Suy nghĩ về đoạn thơ kết
GV:Em có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ. Kết cấu này có tác dụng như thế nào khi thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?
GV: Rút ra kết luận nội dung, nghệ thuật
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988), Hà Tây (SGK)
- Cuộc đời nhiều bất hạnh: luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.
- Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
- Tác phẩm tiêu biểu: sgk
2. Tác phẩm:
- H/c sáng tác: Bài thơ được viết tại biển Diên Điền ( TB ) năm 1967.
- Đề tài và chủ đề: 
+ Đề tài: tình yêu
+ Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu- một hình ảnh đẹp và xác đáng.
In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Bố cục: 2 phần
+ 2 khổ đầu: Sóng biển và tình yêu
+ Phần 2: còn lại: những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu.
II. Đọc hiểu văn bản:
* Đọc 
1. Sóng và tình yêu
- Trạng thái: Dữ dôi ><dịu êm 
 Ồn ào >< lặng lẽ. 
-> Tính chất của sóng cũng là trạng thái của tình yêu: nhiều cung bậc, phức tạp và đầy mâu thuẫn.
- Hình ảnh: + Sông - không hiểu mình
 + Sóng - tìm ra bể : khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp chật chội, tầm thường của con sóng.
 → khát vọng tự khám phá, tự nhận thức, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu.
- Quy luật thú vị: 
+ Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế → sự trường tồn của sóng trước thời gian.
+ Khát vọng tình yêu - bồi hồi trong ngực trẻ: tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại.
=> Quan niệm mới mẻ và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu.
2. Sóng- em với những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu.
a. Sóng- em và sự truy tìm nguồn gốc của tình yêu
- Điệp từ: em nghĩ: quay về lòng mình, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá → tình yêu chín chắn đầy suy nghĩ, trăn trở.
- Câu hỏi tu từ: Từ nơi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau? → XQ dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải.
b. Sóng – em với nỗi nhớ khi đang yêu
- Sóng nhớ bờ- ngày đêm không ngủ được -> Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết.
- Em nhớ anh - trong mơ còn thức: Em → nhớ anh đắm say hơn bội phần. 
à Lặp cấu trúc : Nỗi nhớ choáng ngợp cả không gian và thời gian, không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức.
=>Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt.
c. Sóng- em với niềm tin mãnh liệt trong tình yêu.
- Lời khẳng định :
+ Dẫu xuôi - phương bắc; dẫu ngược - phương nam→ nỗi nhớ trải rộng cả không gian, thời gian.
+ Em hướng về anh một phương → tình yêu hết mình, tuyệt đối, thủy chung, được khẳng định một cách rạch ròi, dứt khoát.
+ Sóng tới bờ- dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh để em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến hạnh phúc.
è Qua hình tượng thơ song hành: sóng và em, XQ thể hiện một cái tôi sôi nổi, chân thành và thiết tha và mãnh liệt.
d. Sóng – em với những trải chiệm và khát vọng hoá thân trog tình yêu
- Kiểu lập luận tương phản: 
+ Cuộc đời - dài thế
+ Năm tháng - đi qua
→ Âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc (cảm giác thường trực trong thơ XQ ở giai đoạn sau ).
- Khát vọng : 
+ Làm sao tan ra → trăm con sóng → ngàn năm còn vỗ: dùng từ chỉ số lượng lớn, phô bày khát khao vĩnh viễn hóa, bất tử hóa tình yêu.
 Nghệ thuật :
III. Tổng kết :
1. Nội dung : ghi nhớ/ sgk
2. Nghệ thuật : 
- Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em.
- Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt
- Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị
® hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ XQ
4. Củng cố
 -Ý nghĩa hình tượng sóng
 - Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu
5. Dặn dò: 
 - Soạn bài : Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
 + Làm các bài tập.
 + Tự mình viết một đoạn văn có vận dụng các phương thức biểu đạt.
Tuần 13
Ngày soạn: 
Tiết 37 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
 - Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn văn, bài văn nghị luận.
II. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài học:
 HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về các phương thức biểu đạt và việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận 
- GV gọi HS đọc bài 1 tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi a, b (SGK trang 158):
 + Vì sao trong một bài hoặc một đoạn văn nghị luận , cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm ?
 + Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý điều gì? Nêu ví dụ? 
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày và các nhóm còn lại nhận xét - bổ sung ( nếu có) 
* Hoạt động 2 : Tổ chức cho HS lần lượt thảo luận các câu hỏi được nêu trong SGK:
Nội dung văn bản nói gì ? 
Tìm các yếu tố thuyết minh ? 
Hiệu quả của sự kết hợp yếu tố thuyết minh trong bài nghị luận ?
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày và các nhóm còn lại nhận xét - bổ sung ( nếu có) 
* Hoạt động 3 : Tổ chức cho HS luyện tập 
 - Cho HS thảo luận các câu hỏi trong SGK (5 phút) 
 - GV : Gọi đại diện các nhóm nhóm lên trình bày ( 2 phút / nhóm)
I. Luyện tập trên lớp : Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận 
1. Ôn lại thuyết
=> Gồm: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính – công vụ.
 => Mỗi phương thức biểu đạt đều có sức mạnh riêng ưu thế nổi trội riêng : 
 + Nắm được diễn biến các sự việc , sự kiện (tự sự)
 + Cảm nhận được chi tiết, cụ thể sự việc, sự kiện (miêu tả) 
 + Hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng ( biểu cảm)
 + Nhận thức được đối tượng với những thông tin chính xác, khách quan ( thuyết minh )
 + Tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật ( hành chính – công vụ) 
2 . Đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận 
 - Bài tập 1 : 
 + Nếu chỉ nghị luận đơn thuần thì bài viết sẽ khô khan. Để tránh nhược điểm này, trong các bài viết nghị luận ta cần đưa các yếu tố biểu cảm , tự sự, miêu tả để giúp cho các luận điểm, luận cứ của mình thêm phần cụ thể , sắc nhọn và thuyết phục hơn . 
 + Việc vận dụng các phương thức biểu đạt thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận khi nó xuát phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận ( trong bài văn nghị luận thì phương thức biểu đạt nghị luận phải giữ vai trò chủ đạo , là phương thức chính )
 3. Đưa yếu tố thuyết minh vào bài văn nghị luận : 
 - Đoạn trích là một văn bản nghị luận về vấn đề : Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người dân VN hay không hay cần tính tới chỉ số GNP nữa?
- Sự tham gia của yếu tố thuyết minh . Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP, GNP.
 - Yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ đắc lực cho bàn luận của tác giả , vì nó đưa những tri thức khách quan , khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận .
III. Tổ chức cho HS luyện tập :
Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề : Tai nạn giao thông ở nước ta.
IV . Ghi nhớ ( SGK , trang 161)
V. Luyện tập ở nhà 
4. Củng cố:
 Chuẩn bị các bài tập còn lại ( HS cần tham khảo các thông tin trên báo chí để có tư liệu làm bài) 
5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) 
 - Đọc Tiểu dẫn tìm hiểu tác giả Thanh Thảo ?
 - Đọc văn bản thơ – nắm nội dung bài thơ, nhận xét nghệ thuật : thể thơ, hình ảnh thơ, nhịp điệu thơ, từ ngữ ,.
 - Cảm nhận về hình ảnh Lor-ca qua bài thơ.
Tuần 14 
Ngày soạn : 
Tiết : 41 Đọc thêm BÁC ƠI !
 -TỐ HỮU-
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs
- Hiểu được nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Thấy được những phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh và quyết tâm đi theo con đường cách mạng Người đã tìm ra.
- Cảm nhận được giọng thơ chân thành, tha thiết, hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm.
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do chân thành, tha thiết của nhân dân nô lệ khi cuộc sống của họ bị bọn phát xít giày xéo.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : sử dụng nhiều thủ pháp của thơ tượng trưng, siêu thực ( cách sư dụng từ ngữ, thời gian, không gian ...)
II. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác: 
- Là tiếng khóc đau thương ngọt ngào của nhà thơ trước sự kiện có thật :
+ Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần
+ Giữa là lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang gay go ác liệt
+ Bài thơ Bác ơi ra đời ít ngày sau đó, như một tiếng khóc tiễn biệt vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam 
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ và dân tộc khi Bác qua đời.
- Hình ảnh : Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
 Ướt lạnh vườn rau ;
 Phòng lạnh, rèm buông tắt ánh đèn
-> Thiên nhiên, cũng chung nỗi đau với con người.
2. Lòng biết ơn và ca ngợi tình yêu thương con người của Bác
-

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 12 chuan.doc