Giáo án Ngữ văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Giáo án Ngữ văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

- Nguyễn Minh Châu

A.Mục tiêu cần đạt:

-Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra cacis mâu thuẫn trong nghề nghiệp của mình; từ đó nhận thấy rõ mỗi con người, nhất là người nghệ sĩ không thể giản đơn khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

-Hiểu và cảm thông với người lao động nghèo, chịu nhiều bất hạnh, nhất là cuộc sống cùng cực, lạc hậu.

-Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật: kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút bản lĩnh và tài hoa.

-Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếc thuyền ngoài xa
- Nguyễn Minh Châu
A.Mục tiêu cần đạt:
-Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra cacis mâu thuẫn trong nghề nghiệp của mình; từ đó nhận thấy rõ mỗi con người, nhất là người nghệ sĩ không thể giản đơn khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
-Hiểu và cảm thông với người lao động nghèo, chịu nhiều bất hạnh, nhất là cuộc sống cùng cực, lạc hậu.
-Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật: kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút bản lĩnh và tài hoa.
-Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại
 B.Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Em hãy giới thiệu những nét chung nhất về nhà văn Nguyễn Minh Châu
HS tóm tắt Tiểu dẫn. GV bổ sung, chốt lại một số ý quan trọng. Những tác phẩm chính của NMC chỉ cần yêu cầu HS nhớ tên ba tác phẩm
HS tự tóm tắt TP trên cơ sở đã đọc và chuẩn bị.
GV nhận xét, bổ sung
GV đặt câu hỏi kiểm tra cảm nhận chung của HS
? ấn tượng đầu tiên của em khi đọc tác phẩm
HS có thể đưa ra những ý kiến khác nhau: Thích hoặc không thích GV tôn trọng ý kiến HS miễn là các em lí giải được lí do thích hoặc không thích để có cái nhìn sâu sắc hơn sau giờ học.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục đoạn trích .
(Có thể chấp nhận những cách đặt tiêu đề khác miễn là hợp lí)
HS đọc diễn cảm đoạn từ lúc bấy giờ... --> ngoại cảnh vừa mang lại 
GV nêu vấn đề:
? Trong chuyến đi thực tế, trước cảnh bình minh treen biển, nhân vật Phùng đã phát hiện những điều gì? Cảm xúc của người nghệ sĩ trước những điều đó 
HS các tổ thảo luận, cử người phát biểu.
GV khái quát: còn gì hạnh phúc hơn đối với người nghệ sĩ khi bắt gặp vẻ đẹp tuyệt cảnh đem đến sự trong trẻo, bay bổng của tâm hồn
? Phát hiện tình huống truyện? nhận xét
HS phát hiện và bình chi tiết miêu tả người đàn bà, hành động của người đàn ông.
GV có thể đặt ra tình huống: Nếu ở địa vị người đàn bà em sẽ xử sự như thế nào? HS đa số sẽ cho rằng:
+Em không thể cam chịu như vậy
+Em sẽ kêu cứu
+Em sẽ khóc
+Em sẽ đánh lại hoặc chạy...
?Tại sao người đàn bà lại chắp tay vái lấy vái để đứa con
HS lí giải theo quan điểm của mình
? GV yêu cầu HS tóm tắt trận đánh vợ tiếp theo của gã đàn ông. Nhận xét? Những phát hiện của người nghệ sĩ gửi đến người đọc những thông điệp gì về cuộc sống, con người, mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật?
HS thảo luận (có thể có những ý kiến khác nhau)
GV nhận xét, sửa chữa và bổ sung, chốt lại những ý quan trọng. Ngoài những ý nêu trên, GV có thể giảng thêm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
GV bình : Chiếc thuyền ngoài xa mạng đến cho người nghệ sĩ bức ảnh đẹp toàn bích nhưng khi đến gần lại phơi bày hiện thực nghiệt ngã về thân phận con người.
( Liên hệ với quan niệm của các nhà văn khác)
HS đọc phân vai từ người đàn bà đến đàn con tôi chúng nó được ăn no
? Tóm tắt thái độ của chánh án và người đàn bà?
GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi:
? Chuyện gì đã diễn ra ở tòa án? Triết lí về cuộc đời, con người mà NMC muốn gửi gắm trong đó?
HS phân tích được diễn biến câu chuyện và qua đó rút ra được những bài học cuộc đời.
GV chốt ý
? Cuộc đối thoại của chánh án Đẩu và người đàn bà đã tác động như thế nào đến nghệ sĩ Phùng
HS chọn chi tiết, lí giải, rút ra ý nghĩa tư tưởng của câu chuyện
GV dẫn dắt, gợi ý và thuyết giảng nếu cần thiết.
GV nâng cao: -Hành trình đi tìm hạnh phúc nhỏ nhoi của những người hàng chài kia vẫn đầy chông gai phía trước và có thể còn nảy sinh những bi kịch đau đớn hơn.
-Con người ta luôn đứng trước sự lựa chọn và có lẽ chưa có sự lựa chọn hoàn mĩ cho những con người nghèo khổ đáng thương.
? Theo em truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật?
GV hướng dẫn HS chứng minh những nhận định đã rút ra
HS đọc ghi nhớ- GV chốt lại và củng cố
GV ra đề cho HS luyện tập
?So sánh quan niện nghệ thuật của NMC trong “Bức tranh” và” Chiếc thuyền ngoài xa”
I.Tiểu dẫn:
1.Tác giả: (SGK)
2. Tác phẩm:
-Hoàn cảnh sáng tác:
+Tháng 8- 1983
+In trong tập truyện ngắn cùng tên, NXB TP mới, Hn, 1987
II. Đọc hiểu:
1.Tóm tắt:
-Thế giới nhân vật
-Diễn biến câu chuyện 
2.Bố cục: Hai đoạn
-Đoạn 1(từ đầu đến chiếc thuyền lưới vó đã biến mất): Cảnh bình minh trên biển.
-Đoạn 2 (còn lại): Câu chuyện ở tòa án huyện.
3. Cảnh bình minh trên biển:
Người nghệ sĩ có những phát hiện mới mẻ:
a.Bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ:
-Vẻ đẹp trời cho mà cả đời bấm máy người nghệ sĩ chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần: Mũi thuyền in trên chiếc mui khum khum...
+Một bức tranh mực tàu của một danh họa thời thời cổ.
+Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa
+Một vẻ đẹp toàn bích
Không thể tìm thêm một từ ngữ nào ấn tượng hơn nữa để ca ngợi vẻ đẹp cổ điển mà lãng mạn của bức tranh biển lúc bình minh.
-Cảm xúc người nghệ sĩ: Ngây ngất, bay bổng, chuyển sang kinh ngạc, hụt hẫng
b. Bức tranh cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lí:
- Tâm hồn đang thăng hoa bởi cái đẹp >< choáng váng vì sự xuật hiện của đôi vợ chồng thuyền chài và hành động vũ phu của ông chồng.
- Chiếc thuyền đẹp như mơ >< hai vợ chồng thuyền chài.
- Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục.- Một thằng bé như một viên đạn trên đường lao tới đích nhảy xổ vào gã đàn ông.
--> Một bi kịch ngang trái mà người nghệ sĩ phải chứng kiến đúng lúc cảm xúc nghệ thuật đang thăng hoa.
-Sự việc đánh vợ diễn ra thường xuyên.
-ý nghĩa: Phát hiện của người nghệ sĩ như “một thứ nước rửa ảnh sẽ làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, làm nổi bật vấn đề tư tưởng của tác giả” (NĐM)
-Tình huống ấy khiến người nghệ sĩ nhận ra rằng: Đằng sau cái đẹp không phải bao giờ cũng là chân lái của sự hoàn thiện, là đạo đức.
- Mối quan hệ nghệ thuật và cuộc sống: Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật 
Chánh án Đẩu
Người đàn bà
- Chị không sống nổi với lão đàn ông vũ phu ấy đâu
-->Có lẽ Đẩu tin rằng giải pháp anh lựa chon cho người đàn bà là tốt nhất.
- Thay đổi cách xưng hô với tư cách là vị chánh án
=>Một cái gì vừa vỡ ra...
- Quý tòa..., đừng bắt con bỏ nó...
--> Một cách cư xử đáng ngạc nhiên!
- Thân thiện hơn, sắc sảo, giải thích sự cam chịu của mình
Người đàn bà thất học rất hiểu cuộc sống, con người; hiểu thiên chức làm mẹ; hiểu nỗi khốn khổ và sự bế tắc của người chồng.
c. Nghệ sĩ Phùng:
-Ngạc nhiên =>xúc động, phát hiện: Đằng sau vẻ ngoài xấu xí, thô kệch của người đàn bà lạc hậu lại lấp lánh tình thương, lòng vị tha, đức hi sinh của người mẹ.
=> Câu chuyện ẩn chứa những triết lí sâu sắc về cuộ sống và con người:
+ Quan niệm hạnh phúc của con người nhiều khi thật đơn giản, khát vọng hạnh phúc thật nhỏ bé mà sao vẫn ngoài tầm tay.
+ Sự tàn bạo nhiều khi sinh ra từ sự đói nghèo, vất vả...
--> ẩn hiện trong đó là nỗi ưu tư của một trái tim nhân hậu; sự trân trọng hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con người lao động lam lũ, vất vả.
5. Vài nét đặc sắc về nghệ thuật:
-Cốt truyện giản dị mà độc đáo 
+Tình huống mang ý nghĩa khám phá về đời sống
+Tình huống truyện đã được đẩy lên cao trào và càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
-Ngôn ngữ trần thuật
+Tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể trở nên khách quan, chân thực, giàu sức thuyết phục.
-Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với với đặc điểm tính cách của từng người.
--> Khắc sâu thêm chủ đề tư tưởng của truyện ngắn 
III.Ghi nhớ: (SGK)
VI.Luyện tập:
-Bức tranh là sự tự nhận thức, tự phê phán của một con người dưới ánh sáng lương tâm, đạo đức.
-Chiếc thuyền ngoài xa là sự nhận thức, phê phán cái ác, cái xấu trong đời thường.
=>Cả hai tác phẩm được viết theo quan điểm nghệ thuật: chỉ ra mặt xấu, mặt tối để góp phần hoàn thiện nhân cách, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
V. Dặn dò: - Cảm nghĩ về nhân vật đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10(4).doc