Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Tiếng hát con tàu

 Chế Lan Viên

A. Mục tiêu bài học:

- Cảm nhận được tình cảm hướng về nhân dân và đất nước, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng là về với ngọn nguồn của nghệ thuật, của cảm hứng sáng tạo thơ ca.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: cảm xúc gắn bó với suy tưởng, triết lí, khai thác những tương quan đối lập; khả năng liên tưởng phong phú và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng những hình ảnh đa dạng, đầy sáng tạo.

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8837Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng hát con tàu
 Chế Lan Viên
A. Mục tiêu bài học:
- Cảm nhận được tình cảm hướng về nhân dân và đất nước, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng là về với ngọn nguồn của nghệ thuật, của cảm hứng sáng tạo thơ ca.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: cảm xúc gắn bó với suy tưởng, triết lí, khai thác những tương quan đối lập; khả năng liên tưởng phong phú và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng những hình ảnh đa dạng, đầy sáng tạo.
B. Nội dung bài học:
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Chế Lan Viên ( 1920 - 1989 ) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23 - 10 - 1920, quê gốc ở xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Nhưng thuở nhỏ và nhiều năm thời thanh niên sống cùng gia đình ( từ năm 1927, gia đình ông chuyển vào An Nhơn, Bình Định ) ở Bình Định nên đây cũng là quê hương thứ hai của nhà thơ.
- Chế Lan Viên làm thơ từ lúc 12, 13 tuổi. 
- Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông đi dạy học ở trường tư , làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung. Tập thơ đầu tay - Điêu tàn - xuất bản lúc tác giả mới 17 tuổi ( năm 1937 - khi ông đang là học sinh trung học ) được dư luận đặc biệt chú ý, đã khẳng định Chế Lan Viên là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của Phong trào Thơ mới.
- Ông tham gia cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn, rồi trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở khu liên IV và chiến trường Bình Trị Thiên, Chế Lan Viên đã tìm được con đường cho thơ mình đến với nhân dân và đời sống cách mạng. 
- Sau năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, là đại biểu quốc hội các khóa IV, V, VI và VII. 
- Sau 1975, ông vào sống ở TP HCM, tiếp tục hoạt động văn học cho tới lúc qua đời ( 19 - 6 - 1989 ).
- Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( đợt I ).
2. Sự nghiệp sáng tác: 
- Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Con đường thơ của Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và những tìm tòi về đổi mới nghệ thuật của nhà thơ. 
- Trước cách mạng, với tập thơ Điêu tàn ( 1937 ), Chế Lan Viên đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị ( Hoài Thanh ), chinh phục người đọc bằng một tư duy thơ độc đáo, khác thường với chí tưởng tượng phong phú, mãnh liệt, những hình ảnh mới lạ, đã tạo ra một thế giới kinh dị, thần bí và sớm đi vào bế tắc.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã hồi sinh hồn thơ Chế Lan Viên, mở ra một chân trời mới cho thơ ông. Từ sau 1945 đến 1975, thơ Chế Lan Viên càng ngày càng bắt rễ sâu vào đời sống rộng lớn của nhân dân và đất nước. Trong những năm cao trào chống Mĩ cứu nước, thơ Chế Lan Viên nóng hổi tính thời sự, giàu chất sử thi, chất anh hùng ca và chất chính luận, có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo.
- Sau năm 1975, thơ Chế Lan Viên lại trở về với đời sống thế sự và những trăn trở, chiêm nghiệm về cái tôi trong mối quan hệ phong phú, phức tạp của đời sống. 
- Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sức sáng tạo của thế giới hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. 
- Những tác phẩm chính: 
+ Các tập thơ: Điêu tàn ( 1937 ); ánh sáng và phù sa ( 1960 ); Hoa ngày thường, chim báo bão ( 1967 ); Những bài thơ đánh giặc ( 1972 ); Đối thoại mới ( 1973 ); Hoa trước lăng Người ( 1976 ); Hái theo mùa ( 1977 ); Hoa trên đá ( 1984 ); Di cảo thơ, tập I ( 1992 ), tập II ( 1993 ) và tập III ( 1996 ).
+ Các tập tiểu luận - phê bình: Vào nghề ( 1962 ), Phê bình văn học ( 1962 ), Suy nghĩ và bình luận ( 1971 ), Từ gác Khuê Văn đén quán Trung Tân ( 1981 ), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981 ).
3. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:
a. Xuất xứ:
 Bài thơ rút từ tập Ánh sáng và phù sa ( 1960 ), một tập thơ xuất sắc, kết tinh tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trên con đường thơ cách mạng.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ có liên quan đến một sự kiện kinh tế - chính trị, xã hội: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958 - 1960 ở miền Bắc.
+ Vào những năm 1958 - 1960, có phong trào vận động đồng bào miền xuôi ( chủ yếu là thanh niên ) lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. Cũng từ giữa năm 1958, theo tiếng gọi của Đảng, nhiều văn nghệ sĩ đi thâm nhập thực tế công cuộc xây dựng đất nước ở nhiều vùng, trong đó lên Tây Bắc có Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải. Lúc ấy Chế Lan Viên chưa đến được Tây Bắc, ông đã gửi lòng mình vào bài thơ này. Bài thơ Lên miền Tây của Bùi Quốc Minh với những câu thơ đầy hào hứng: Lứa tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy - Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường rất quen thuộc với thanh niên hồi bấy giờ. Nhưng Tiếng hát con tàu không đơn giản chỉ là bài thơ minh họa sự kiện kinh tế - chính trị trên. Phong trào vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi chỉ là một trong những nhân tố tạo nên cảm hứng sáng tác ở Chế Lan Viên, là cái nguyên cớ để nhà thơ thể hiện khát vọng về với nhân dân, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của nhân dân trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, cũng là sự tìm về nơi ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo thơ ca.
 Sự kiện chính trị đã lùi xa, nhưng bài thơ thì vẫn còn lại như một chứng tích tâm hồn của nhà thơ, với những tình cảm và khát vọng vừa sôi nổi, vừa lắng đọng, những suy ngẫm và cảm nhận về đời sống kết tinh được sự trải nghiệm của tác giả qua nhiều năm tháng.
+ Lấy sự kiện chính trị - xã hội làm điểm xuất phát, khơi gợi cảm hứng sáng tác là một cách khai thác đề tài khá quen thuộc của Chế Lan Viên. Song, từ những điểm xuất phát đó, xu hướng chung của thơ Chế Lan Viên là vươn lên nhằm đạt tới sự khái quát sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật.
- Hoàn cảnh và tâm trạng riêng của tác giả khi viết bài thơ Tiếng hát con tàu: sau kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên ốm nặng, phải đi chữa bệnh dài ở Trung Quốc. Trở về nước, ông vẫn còn rất yếu. Trong không khí sôi động của miền Bắc những năm bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, Chế Lan Viên không thể đi đến các vùng đất xa xôi của Tổ quốc, ông đã thể hiện khát vọng lên đường qua bài thơ này. Nhưng xét sâu hơn, bài thơ ra đời chủ yếu vì nhu cầu giải bày tình cảm ân nghĩa của tác giả đối với nhân dân, đối với cuộc đời và cách mạng.
c. Những hình ảnh và địa danh mang ý nghĩa biểu tượng: 
 Trong bài thơ, con tàu và Tây Bắc là những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng:
- Con tàu:
 Khi bài thơ ra đời thì chưa có đường tàu và con tàu nào lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc sống rộng lớn, đến những miền xa xôi, đến với nhân dân, đất nước và cũng còn là đến với những mơ ước, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật. 
- Tây Bắc:
 í nghĩa cụ thể: chỉ địa danh một vùng đất xa xôi của Tổ quốc - nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi đã khắc ghi những kỉ niệm không thể quên của một đời người trải qua cuộc kháng chiến, nơi đang vẫy gọi đi tới. Ngoài ý nghĩa cụ thể thỡ Tây Bắc còn là một biểu tượng của cuộc sống lớn của nhân dân và đất nước, là cội nguồn cảm hứng của nghệ thuật, cội nguồn cảm hứng của hồn thơ và những sáng tạo thơ ca. Vì vậy, lời giục giã ra đi, kêu gọi lên Tây Bắc cũng là lời kêu gọi hãy trở về với chính lòng mình, tìm đến tâm hồn mình với những tình cảm trong sáng, nghĩa tình sâu nặng gắn bó nhân dân và đất nước. 
4. í nghĩa nhan đề bài thơ:
- Bài thơ ra đời khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng, thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước.
- Tiếng hát con tàu, như vậy là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ đầy xỳc động, khỏt khao hướng đến hiện thực của đất nước, một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
- Tiếng hỏt con tàu là tiếng hỏt của niềm vui được trở về với nhõn dõn, được hũa nhập vào cuộc sống mới và sức mạnh của cộng đồng, để tỡm lại chớnh mỡnh, vươn tới những chõn trời mới mẻ của đời sống và thi ca. 
II. Bố cục tác phẩm:
 Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 ( hai khổ thơ đầu ): thể hiện sự trăn trở của nhà thơ trước hiện thực đất nước đang cần sự cống hiến của những bàn tay khối úc, cần khai phỏ những đề tài mới mẻ trong văn học và lời giục giã, mời gọi lên đường.
- Đoạn 2 ( chín khổ thơ tiếp theo ): niềm hạnh phúc và khát vọng về với nhân dân, gợi lại những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến.
- Đoạn 3 ( bốn khổ thơ cuối ): khỳc hỏt lờn đường sôi nổi, tin tưởng và say mê đó giục gió nhà thơ đến với cuộc sống mới, tỡm thấy nguồn đề tài mới (4 khổ thơ cuối). 
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Khổ đề từ:
- Bốn câu thơ đề từ của bài ( mà tác giả có ý định làm đề từ chung cho một chùm thơ ) có tính khái quát rộng hơn, vượt lên các sự việc cụ thể. Cấu trúc vần thơ dưới hình thức hỏi - đáp. Không chỉ bằng câu hỏi mà đáp cũng bằng câu hỏi. Giọng điệu ngân vang, say mê, hào hứng:
Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu ? 
- Bao trùm lên khổ đề từ là niềm tự hào về một tình yêu lớn của nhà thơ. Hỏi - đáp để tự khẳng định sự thức nhận của tâm hồn mình.
+ Câu một nói lên tình cảm cao đẹp, rộng lớn: không chỉ yêu riêng Tây Bắc mà nhà thơ còn hướng tâm hồn mình đến với mọi miền bao la của đất nước bao la với tất cả tình yêu thương tha thiết.
+ Câu hai và ba chỉ rõ nguồn gốc của tình cảm cao đẹp đó. Điều kiện chủ quan là khi lòng ta đã hóa những con tàu, tự thân ta đã sống với một khát vọng đẹp muốn đi tới mọi miền của Tổ quốc thân yêu để hiến dâng và phục vụ. Điều kiện khách quan là hiện thực xã hội, là không khí của thời đại: Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát. Đó là một thời kì rất đẹp, rất sôi động trên miền Bắc nước ta. Nhân dân phấn khởi, hào hứng xây dựng đất nước và cuộc sống mới.
+ Câu bốn là hệ quả tất yếu mà điều kiện chủ quan và khách quan đưa tới: Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu ? Câu hỏi tu từ vang lên kiêu hãnh biểu lộ tâm hồn mình đã hòa nhập, đã gắn bó, đã yêu mến nồng hậu Tây Bắc.
à Có thể nói, với Chế Lan Viên, hành trình đến với nhân dân, đến với cuộc đời rộng lớn cũng là sự trở về với chính tâm hồn mình, làm giàu có thêm tâm hồn thơ của mình. Ông đã tìm ra một cách diễn đạt thông minh, sắc sảo nhưng cũng khá cầu kì để thể hiện sự hòa nhập tư tưởng, tình cảm tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước. Tình cảm, tâm hồn của nhà thơ ( Khi lòng ta đã hóa những con tàu ) một khi đã hòa nhập với không khí nào nức, tưng bừng, với niềm vui chung của nhân dân trong cuộc dựng xây đất nước ( Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát ) thì cũng là lúc soi vào lòng mình, nh ... vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
 Nhớ đến người anh là tác giả nhớ đến màu áo nâu, chiếc áo giản dị gắn với những chiến công và kết tinh lại là hình ảnh rất cảm động của sự hi sinh, san sẻ: Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
+ Em con, thằng em liên lạc:
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn ! chưa mất một phong thư.
 Khi nhớ tới người em là tác giả nhớ tới công việc giao liên, tinh thần vượt khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ( Mười năm tròn ! chưa mất một phong thư ).
+ Bà mế già:
Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài,
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
 Mế là hình ảnh kết tinh lại một cách cảm động từ những kỉ niệm tình cảm yêu thương, hành động hết lòng chăm sóc những đứa con đi kháng chiến. Hình ảnh mế cũng là hình ảnh của những người mẹ Việt Nam. 
à Với những điệp ngữ Con nhớ anh con, Con nhớ em con, Con nhớ mế,... bài thơ chồng chất, ăm ắp những kỉ niệm được gợi ra từ niềm hoài niệm về nhân dân của nhà thơ. Cách xưng hô của chủ thể trữ tình bộc lộ một tình cảm thân tình, ruột thịt với những con người đã từng gắn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến. Bằng những chi tiết cụ thể, gợi cảm, tác giả khắc họa hình ảnh những con người này với những hi sinh thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự che chở, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn: suốt một đời, đêm cuối cùng, mười năm tròn, một mùa dài, trọn đời,... ( đây là những từ ngữ bao hàm ý nghĩa trọng vẹn ).
 Đồng thời, qua đây chúng ta hiểu được sự rung động vừa sâu sắc, thân thiết, vừa say mê, mãnh liệt của một hồn thơ trong những giây phút bừng sáng của sự giác ngộ một chân lí đời sống và cũng là chân lí của nghệ thuật: phải trở về thủy chung gắn bó với nhân dân. Tổ quốc và nhân dân đã hồi sinh cho một hồn thơ đã từng một thời gian giam mình trong cái tôi cô đơn, đóng khép. Những câu thơ nói về tình nghĩa nhân dân biểu lộ một lòng biết ơn sâu nặng, sự gắn bó chân thành và những xúc động thấm thía của một tấm lòng, một trái tim; những câu thơ được viết bằng sự trải nghiệm thấm thía của chính nhà thơ qua những năm kháng chiến.
- Từ những kỉ niệm ân tình, những hoài niệm về nhân dân, tác giả đã nâng lên thành những suy ngẫm, những chiêm nghiệm giàu sức khái quát, những chân lí được rút ra từ những trải nghiệm của chính mình:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương ?
+ Điệp từ nhớ như để khắc sâu, nhấn mạnh về một miền đất cụ thể nhưng vẫn có nét riêng đó là sương giăng, mây phủ - những từ này gợi liên tưởng cho chúng ta đến những miền đất xa xôi của Tổ quốc vẫn còn đọng lại vấn vương, bồi hồi trong kí ức của nhà thơ.
+ Từ đây, tác giả nâng lên thành một triết lí của cuộc sống:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn !
 Đất: khi ta ở, khi ta đến thì đất tồn tại như một khái niệm địa lí thông thường nhưng khi rời xa, thì đất đã hóa tâm hồn - khi chúng ta rời xa mảnh đất đã từng gắn bó với bao nghĩa tình đó thì tất cả sẽ được bao bọc bởi những kỉ niệm khắc sâu trong tâm khảm, kỉ niệm đó sẽ lắng sâu vào kí ức thành máu thịt thiêng liêng. Tác giả đã tạo ra sự phi lí bề ngoài ( đất hóa tâm hồn ) là hình thức chứa đựng chân lí bên trong: tình cảm gắn bó giữa con người với những miền đất sẽ theo thời gian mà âm thầm bồi đắp nên tâm hồn cho con người. Đó là điều kì diệu mà tình cảm con người đã làm được để biến kỉ niệm với những miền đất mà mình đã từng qua thành tâm hồn của chính mình. Đây là một triết lí sâu sắc, thâu tóm được một quy luật phổ biến trong đời sống nhân sinh. Từ cảm xúc suy tư đúc kết thành những triết lí chính là một nét độc đáo của nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.
- Tác giả đưa ra suy ngẫm về tình yêu và về miền đất lạ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
 Nói đến tình yêu trong nỗi nhớ, câu thơ Chế Lan Viên lấp lánh, rực rỡ những sắc màu, bồi hồi, xôn xao những xúc động. Chế Lan Viên đã diễn tả thật hóm hỉnh, độc đáo và sâu sắc mối quan hệ khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu. Hai hình ảnh so sánh thật độc đáo: rét là một thuộc tính của mùa đông, là quy luật của tự nhiên. Nói đến mùa đông là phải nói đến rét cũng như trong tình yêu, trong nỗi nhớ của con người cũng vậy.
à Từ đây, tác giả nâng lên thành tình cảm sâu sắc và thiêng liêng:
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
 Một câu thơ ngắn gọn nhưng có sự cô đúc, khái quát sâu sắc. Câu thơ không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa của anh và em mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước: ở đâu thắm thiết nghĩa tình thì ở đó là quê hương. Mạch thơ tưởng như đột ngột rẽ sang một bước khác, nhưng kì thực là khơi sâu thêm cái mạch suy nghĩ, triết luận của khổ thơ trước. Nói về tình yêu nhưng lại hướng tới sự cắt nghĩa, lí giải, làm bừng sáng ý nghĩa của cả đoạn thơ. Chế Lan Viên đã nói tới phép màu của tình yêu. Chính tình yêu đã biến thành những miền đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương ta, hóa thành máu thịt tâm hồn ta.
 Những câu thơ cô đúc như một châm ngôn chứa đựng những phát hiện sâu sắc về quy luật của tình cảm này không xuất phát, không lấy điểm tựa làm trí tuệ sắc sảo mà chủ yếu được Chế Lan Viên kiến tạo trên cái nền của những xúc động của chính tâm hồn mình, lắng nghe tiếng lòng của chính mình mà chiêm nghiệm ra một chân lí phổ quát của đời sống tình cảm con người. Chính vì triết lí được rút ra từ tình cảm, cảm xúc chân thành, cho nên triết lí mà vẫn không khô khan, vẫn tự nhiên, dung dị. Đó là những câu thơ vào loại hay nhất của đời thơ Chế Lan Viên.
4. Khúc hát lên đường đầy lôi cuốn, sôi nổi và say mê:
 Bốn khổ thơ cuối là khúc hát lên đường đầy lôi cuốn, sôi nổi say mê, nhưng cũng tiếp tục phát triển mạch suy tưởng của bài thơ lên một bước nữa:
- Những câu hỏi tu từ thể hiện sự giục giã, nó giống như tiếng gọi của đât nước, của nhân dân, của đời sống đã thành sự thôi thúc bên trong, thành lời giục giã của chính lòng mình nên càng không thể chần chừ:
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi ?
Tình em đang mong tình mẹ đang chờ
thành nỗi khao khát bồn chồn không thể cưỡng được:
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga
Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng.
- Nỗi khao khát mãnh liệt ấy càng thôi thúc tâm hồn thơ vì đó cũng là về với những ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo. Những năm tháng gian khổ, những hi sinh lớn lao, những đâu thương chiến tranh, nay đã kết tinh thành Mùa nhân dân giăng lúc chín rì rào trên Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao, thành vàng của tâm hồn, thành trái đầu xuân, đang mời gọi những tâm hồn thơ, đang vẫy gọi cả những cơn mơ, những mộng tưởng.
- Trong đoạn này, cùng với âm hưởng sôi nổi, lôi cuốn của các câu thơ là những hình ảnh phong phú, biến hóa sáng tạo, chủ yếu là những hình ảnh biểu tượng và ẩn dụ: đó là hình ảnh con tàu trên đoạn đầu được trở lại thành hình ảnh trung tâm, cùng với những mùa nhân dân giăng lúa chín, vàng ta đau trong lửa, vầng trăng, Mặt hồng em tròn suối lớn mùa xuân,...
- Tạo ra âm hưởng lôi cuốn, trùng điệp của đoạn thơ kết thúc này có vai trò của một từ ngữ của câu cuối khổ thơ trên xuống câu đầu của khổ thơ dưới, làm cho các khổ thơ liền mạch, dồn dập, trùng điệp:
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga
Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng.
 ...
Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao
Nhựa nóng mười năm nhân dân đổ máu.
5. Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm:
- Nhà thơ đã sáng tạo ra một hệ thống hình ảnh đa dạng, phong phú:
+ Có những hình ảnh thị giác do quan sát được trong đời sống thực: bản sương giăng, đèo mây phủ, lửa hồng soi tóc bạc, chim rừng lông trở biếc, Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng,...
+ Có những hình ảnh được miêu tả từ cụ thể đến chi tiết: Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách,...
+ Có những hình ảnh thực nhưng lại giàu sức gợi: Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc,...
+ Nhưng phong phú hơn là loại hình ảnh được xây dựng thành những hình ảnh - biểu tượng, hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng: con tàu, vầng trăng, trái đầu xuân, vàng ta đau trong lửa, Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân,...
- Chế Lan Viên thường có thói quen xây dựng, thiết kế những hình ảnh độc đáo, tân kì, mới lạ, hoặc là xâu chuỗi, hoặc là tầng tầng lớp lớp liên kết với nhau bằng những liên tưởng bất ngờ, có chiều sâu trí tuệ. 
 - Tác giả sử dụng nhiều biện pháp xây dựng hình ảnh. So sánh được dùng phổ biến nhưng cũng rất đa dạng ( khổ 5 và khổ 10 ), cùng với ẩn dụ được dùng rộng rãi. Sức tưởng tượng, liên tưởng rất mạnh mẽ và nhiều khi bất ngờ tạo ra những so sánh mới lạ, những hình ảnh gợi tưởng tượng phong phú của người đọc:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng.
- Có nhiều biện pháp tu từ, đặc biệt là cách chuyển nghĩa được dùng rộng rãi cùng với hình ảnh phong phú, làm cho bài thơ có vẻ đẹp tinh tế, có lúc rực rỡ và một chút cầu kì ( có người đã nhận xét thơ của Chế Lan Viên như người phụ nữ ưa trang sức và biết cách trang điểm ).
- Thơ Chế Lan Viên không thể nào trần trụi và mộc mạc được. Ông là nhà thơ dùng văn chương tới mức tối đa. Thói quen này gắn liền với quan niệm về văn chương của ông: Có những cách cày bừa tăng năng suất cho cây trồng. Có những cách dùng chữ, viết văn tăng năng suất cho ý. Chính vì lẽ đó, Chế Lan Viên luôn có ý thức tìm tòi, đổi mới hình thức thơ. Và khi nào những tìm tòi về mặt hình thức ấy hòa hợp được với tư tưởng sâu sắc, với cảm xúc phong phú, chân thành thì Chế Lan Viên có được những bài thơ có giá trị.
IV. Ghi nhớ:
- Nội dung: 
 Bài thơ là lời giục giã, là khúc hát lên đường say mê, náo nức đến với những miền đất xa xôi đang cần xây dựng của đất nước, đến với cuộc đời rộng lớn. Đồng thời, bài thơ đã khơi dậy những kỉ niệm sâu sắc, thắm thiết nghĩa tình khi gặp lại nhân dân trong những năm kháng chiến chống Pháp gian lao và thể hiển khát vọng của một hồn thơ muốn vượt ra khỏi những giới hạn nhỏ hẹp riêng tư để đến với chân trời rộng lớn, về với nhân dân và đất nước. Về với nhân dân, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong những năm kháng chiến gian khổ cũng là con đường tìm về ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo thi ca.
- Nghệ thuật: 
 Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, bởi cách nói sáng tạo độc đáo của tác giả. Nhà thơ đã xây dựng nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng như con tàu, Tây Bắc, vầng trăng,... Những hình ảnh này liên kết với nhau rất phong phú và biến hóa. Các thủ pháp xây dựng hình ảnh, lối so sánh, biện pháp trùng điệp, giọng điệu thiết tha, chân thành, chứng tỏ chất trí tuệ sắc sảo của nhà thơ.
V. Luyện tập:
 Trong Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên đã nói tới mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa thơ ca với hiện thực cuộc sống. Một mặt, ông thấy được vai trò quyết định của đời sống:
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
 Mặt khác, ông vẫn nhấn mạnh, đề cao vai trò của người nghệ sĩ với tư cách là chủ thể sáng tạo. Ông đòi hỏi phải có sự hòa hợp giữa tình cảm, tâm hồn nhà thơ với cuộc sống của nhân dân, đất nước. Bốn câu thơ đề từ của bài thơ thể hiện rất rõ điều này.
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng hat con tau Che Lan Vien.doc