Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong
văn nghệ của dân tộc
Phạm Văn Đồng
A. Mục tiêu bài học:
Thấy rõ những nét đặc sắc trong bài nghị luận văn học của Phạm Văn Đồng: có nhiều phát hiện mới mẻ và sâu sắc về nội dung, cách viết hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giữa văn học và cuộc sống, giúp ta hiểu hơn và càng thêm yêu quý nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
B. Nội dung bài học:
I. Tiểu dẫn:
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng A. Mục tiêu bài học: Thấy rõ những nét đặc sắc trong bài nghị luận văn học của Phạm Văn Đồng: có nhiều phát hiện mới mẻ và sâu sắc về nội dung, cách viết hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giữa văn học và cuộc sống, giúp ta hiểu hơn và càng thêm yêu quý nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. B. Nội dung bài học: I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Phạm Văn Đồng ( 1906 - 2001 ), quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. - Ông tham gia cách mạng từ 1925. Tháng 7 - 1929, ông bị đế quốc bắt, kết án tù 20 năm và đày ra Côn Đảo. Năm 1936 ông được ra tù và tiếp tục hoạt động cách mạng. - Ông đã từng giữ nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy chính phủ: + Tại đại hội quốc dân ở Tân trào ông được bầu vào Uỷ ban dân tộc giải phóng. + Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ tài chính. + Tháng 6 - 1946, ông làm Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam đi dự hội nghị Phông-te-nơ-blô. + Tháng 8 - 1949, ông làm phó Thủ tướng Chính phủ. + Tại đại hội lần II của Đảng năm 1951 ông được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng. + Tháng 5 - 1954 ông làm Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ đi dự hội nghị Giơ - ne - vơ về Đông Dương. + Từ tháng 9 - 1954 ông làm Thủ tướng Chính phủ. + Trong các đại hội Đảng lần III ( 1960 ), thứ IV ( 1976 ), thứ V ( 1982 ),ông liên tục được bầu vào ban chấp hành Trung ương Đảng và được cử vào Bộ Chính trị, sau đó là cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng cho đến khi qua đời. 2. Sự nghiệp sáng tác: - Phạm Văn Đồng không phải là cây bút nghiên cứu văn học chuyên nghiệp. Ông là nhà chính trị, yêu thơ văn, có vốn văn hoá và văn học sâu rộng, do yêu cầu của văn nghệ, ông có viết một số bài hoặc một số công trình nghiên cứu văn học. Xuất phát từ nhãn quan chính trị đúng đắn, các bài nghiên cứu của ông thường có một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ với những phát hiện sâu sắc, những đóng góp có giá trị - đặc biệt là về mặt phương pháp luận nghiên cứu. - Tác giả là nhà chính trị, ngoại giao tài ba đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà văn nghệ để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Hiểu biết; Khám phá và sáng tạo phục vụ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội ( 1968 ); Tiếng Việt, một công cụ cực kỳ lợi hại trong công cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá ( 1979 ), các bài viết về vua Hùng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh,... Những bài đó đã được tuyển chọn và in trong cuốn sách Tổ Quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và những người nghệ sĩ ( in lần hứ nhất 1969 - đó là một tác phẩm lí luận có giá trị về văn hoá, văn nghệ ). 3. Tác phẩm: - Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của ông được in trong Tạp chí văn học số 7 - 1963 nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ( 3 - 7 - 1888 ). - Bài viết đã đặt Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ để nhìn nhận đánh giá, đặt văn thơ ông vào văn thơ yêu nước chống Pháp thời kì này để nghiên cứu, từ đó thấy rõ văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vừa nằm trong nguồn mạch và dòng chảy chung của văn thơ yêu nước chống Pháp cùng với Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa,... lại vừa nổi lên như một tiếng thơ tiêu biểu nhất. - Bài viết còn có sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và tình cảm của ngòi bút tâm huyết luôn trân trọng những tinh hoa của văn hoá dân tộc. Tất cả đã tạo ra một phong cách luận văn học vừa sáng rõ, mạch lạc, vừa sâu sắc, mới mẻ đầy sức thuyết phục. II. Hệ thống lập luận của bài viết: Chia làm 3 phần: - Đoạn 1 ( từ đầu à Vóc dê da cọp khôn lường thực hư ): Đặt vấn đề cho bài viết. Tác giả nêu luận điểm xuất phát: phải có một cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu và văn thơ của ông. - Đoạn 2 ( tiếp theo à còn vì văn hay của Lục Vân Tiên ): Giải quyết vấn đề. Tác giả nêu luận điểm xuất phát: cách nhìn đúng đắn đó được cụ thể hoá qua cách đánh giá thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu ( chủ yếu là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ) và tác phẩm Lục Vân Tiên ( cả nội dung và nghệ thuật ). - Đoạn 3 ( còn lại ): Luận điểm kết luận, cái đích của bài viết: đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc theo cái nhìn mới mẻ ở đầu bài. à Nhận xét: lập luận chặt chẽ, đảm bảo sự logic - nội dung thống nhất trong toàn bài. III. Đọc hiểu văn bản: 1. Cách nhìn mới mẻ và sâu sắc của tác giả về Nguyễn Đình Chiểu: - Đặt vấn đề: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. + Đưa ra cách nhìn của tác giả về Nguyễn Đình Chiểu: Trên trời có những vì sao sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. à Như vậy, tác giả đã đánh giá Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường ( ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy ) vì vậy phải chăm chú nhìn thì mới thấy ( có nghĩa là phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được ) và càng nhìn càng thấy sáng ( càng nghiên cứu lại càng phát hiện ra những ánh sáng mới, những vẻ đẹp mới ). Vẻ đẹp của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu không phải là vẻ đẹp của những cây lúa uốn mình trong gió nhẹ mà là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng ( Văn học 11, NXB Giáo dục, 1996 ). + Chưa có cái nhìn công bằng đối với Nguyễn Đình Chiểu vì lâu nay ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu chau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ,... điều đó là không thoả đáng và không đúng với hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu ( mù loà ) nên đã không thấy hết được những vẻ đẹp và đánh giá đúng thơ văn của ông. Vì sao tác giả lại đặt vấn đề như vậy ? Vì nhiều người còn có cái nhìn thiên kiến, thiên lệch về Nguyễn Đình Chiểu, chưa nhìn đúng và thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của Nguyễn đình Chiểu. Do đó, cần có sự định hướng để nhìn đúng vị trí của nhà thơ trong nền văn học dân tộc. - Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học, mà còn có ý nghĩa phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Cách nhìn ấy đã định hướng cho bài viết của tác giả ở chỗ ông đã nhìn thấy sâu sắc các giá trị bền vững và cơ bản của cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, đã khôi phục lại các giá trị đó một cách tường minh có căn cứ khoa học trong bài viết của mình - ngay cả giá trị nghệ thuật, tác giả cũng có những kiến giải đúng đắn với sự đánh giá công bằng, khách quan, thoả đáng cả trong thơ văn yêu nước chống Pháp cũng như truyện thơ nôm Lục Vân Tiên, tác phẩm được xem như Truyện Kiều của miền Nam. à Tóm lại, cách nhìn của tác giả vừa mới mẻ, lại đúng đắn lại sâu sắc về cuộc đời thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. 2. Những đánh giá của tác giả về sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: a. Cách phân tích, đánh giá của tác giả về thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu: - Tác giả đã đặt văn thơ yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu vào bối cảnh của phong trào chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ ( Trương Định, Nguyễn Hữu Huân,...) và trong dòng chảy của văn thơ yêu nước chống Pháp giai đoạn này ( Phan Văn Trị, Nguyễn Thông,... ) để thấy rõ nguồn mạch phát sinh là đúng đắn và tất yếu, đồng thời cũng chỉ ra vị trí lá cờ đầu của Nguyễn Đình Chiểu trong văn thơ yêu nước chống Pháp thời kì cận đại cuối thế kỉ XIX. - Có thể thấy điều trên trong đoạn phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: + Từ nguồn mạch chung của văn thơ yêu nước mà dẫn đến bài văn tế, với một lời vừa giới thiệu vừa tóm tắt đầy đủ nội dung của tác phẩm: ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng trở thành người anh hùng cứu nước. + Sau đó dẫn đến một đoạn bài văn tế, so sánh với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để đi đến một sự đánh giá thật mới mẻ và sâu sắc, đúng đắn về tác phẩm: bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: Sống cũng đánh giặc thác cũng đánh giặc ... muôn kiếp nguyện được trả thù kia,... + Kết thúc bằng việc tưởng nhớ đến các linh hồn của nhà thơ yêu nước và những nghĩa quân đã hy sinh cho dân tộc. à Thể hiện ở lối viết nghị luận văn học rõ ràng, trong sáng, mạch lạc, có cơ sở nên dễ tiếp nhận và có sức thuyết phục cao. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp với những lời bình súc tích, sắc sảo, mới mẻ về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. b. Sự đánh giá của tác giả về tác phẩm Lục Vân Tiên: Tác giả đã có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc về tác phẩm Lục Vân Tiên: - Về nội dung: + Giá trị chung của tác phẩm: Đúng đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người chính nghĩa. Họ là những nhân vật của một thuở đã qua, nhưng họ cũng là những con người có ruột gan, xương thịt, họ đã đấu tranh không khoan nhượng chống mọi gian dối, bất công và họ đã chiến thắng. Họ là những tấm gương dũng cảm. Vì lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú. à Đây là một phát hiện mới mẻ và tinh tế của tác giả khi cảm nhận nhân vật về nội dung của tác phẩm. + Từ đây, tác giả khẳng định: Giữa các nhân vật trong tác phẩm với những con người ngoài cuộc đời ( người đọc ) có một mối quan hệ biện chứng, có sự gần gũi đồng cảm, và đó chính là thành công của tác phẩm. - Về nghệ thuật: + Tác giả nhấn mạnh đây là một truyện kể, truyện nói, thông cảm với điều kiện, hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ để nhận ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: tác giả cố ý viết một lối văn nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian. + Tác giả lưu ý đến hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ ( vì mù nên chỉ có thể đọc cho người khác viết,... ) để đi đến kết luận: Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương không hề làm giảm đi giá trị nghệ thuật của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối. + Cuối cùng, tác giả chốt lại: trong dân gian miền Nam, người ta thích Lục Vân Tiên, người ta say sưa nghe kể Lục Vân Tiên không chỉ về nội dung câu chuyện mà còn vì văn hay của Lục Vân Tiên. à Những ý kiến trên đây đã được tác giả trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, với cách viết dung dị, dễ hiểu. 3. Nghệ thuật viết nghị luận của tác giả: - Hệ thống luận điểm rõ ràng, triển khai luận điểm bằng những luận cứ thuyết phục, có sự kết hợp giữa văn học và cuộc sống, giữa lí lẽ và tình cảm. - Nét nghệ thuật nổi bật nhất trong bài viết là sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ xác đáng và tình cảm nồng hậu của người viết đối với nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, kết hợp giữa cuộc đời và văn thơ Nguyễn Đình Chiểu với công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ. à Những đặc điểm này làm cho bài viết rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc, tạo nên sức thuyết phục lớn. IV. Ghi nhớ: Với cách nhìn mới mẻ, với lối viết nghị luận văn học giản dị mà sâu sắc, kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, bài viết đã đem đến cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu và lòng trân trọng yêu quý nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc. ----------Hết----------
Tài liệu đính kèm: