Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Hai đứa trẻ

 Thạch Lam

A. Mục tiêu bài học:

- Thấy được tình cảnh xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo đói, quẩn quanh, không tương lai, không ánh sáng ở phố huyện; và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn của những con người tội nghiệp này.

- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6741Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Hai đứa trẻ - Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hai đứa trẻ
 Thạch Lam
A. Mục tiêu bài học:
- Thấy được tình cảnh xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo đói, quẩn quanh, không tương lai, không ánh sáng ở phố huyện; và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn của những con người tội nghiệp này.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ.
B. Nội dung bài học:
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Thạch Lam ( 1910 - 1942 ) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Bút danh khác là Việt Sinh.
- Ông sinh và mất tại Hà Nội, quê nội ở Quảng Nam nhưng tuổi thơ và tuổi trẻ ông sống với gia đình ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Chính cái phố huyện nghèo khổ và tăm tối này đã trở thành không gian nghệ thuật, trở đi trở lại trong nhièu sáng tác của ông.
- Ông là người thông minh, tính tình điềm đạm, trầm tĩnh và rất tinh tế. Ông là em ruột của Nhất Linh ( Nguyễn Tường Tam ) và Hoàng Đạo ( Nguyễn Tường Long ). Cả ba anh em đều là những thành viên trụ cột của Tự lực văn đoàn.
- Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất, ông làm báo và viết văn cùng các anh và trở thành một trong những cây bút chủ chốt của hai tờ báo Phong hoá, Ngày nay - cơ quan ngôn luận của Tự lực văn đoàn.
- Ông mất vì bệnh lao ngày 28 - 6 - 1942.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Thạch Lam là một trong số ít nhà văn đương thời khá tự giác về quan điểm nghệ thuật và điều đáng quý hơn là Thạch Lam có quan điểm nghệ thuật tiến bộ lành mạnh; trong đó, ông đặc biệt khẳng định chức năng cao quý của văn chương đối với cuộc sống: Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.
- Thạch Lam thực sự sáng tác chỉ trong khoảng 6 năm và mất khi mới 32 tuổi nhưng ông đã có những đóng góp tích cực đối với nền văn xuôi Việt Nam trên đường hiện đại hoá.
- Thạch Lam không thành công trong tiểu thuyết song là nhà truyện ngắn xuất sắc, tài hoa:
+ Ông là một trong số ít người mở đường cho lối viết truyện không có cốt truyện ( hay còn gọi là phi cốt truyện ) hoặc không có cốt truyện ( Các sự kiện chủ yếu mang chức năng bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật. Chất liệu tạo truyện thường là một sự kiện nội tâm, nhân vật thường được xây dựng chủ yếu bằng những chi tiết nội tâm; còn trần thuật thì có chức năng gợi cảm với thành phần cơ bản là lời văn mô tả hay lời tự thuật ), đặc biệt:
• Có những truyện nghiêng về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của nông dân, tiểu tư sản, thị dân nghèo: Nhà mẹ Lê, Đói, Người bạn trẻ, Người học trò, tối ba mươi,
• Nhiều truyện khác lại tập trung khai thác những khía cạnh bình thường mà nên thơ trong cuộc sống: Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim kêu, Đứa em đầu lòng,
+ Truyện Thạch Lam giàu sắc thái trữ tình và mang đậm chất thơ.
- Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn. Nhà thơ đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế. Hai yếu tố hiện thực và thi vị, trữ tình luôn đan cài, xen kẽ vào nhau, tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông.
- Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Những tác phẩm chính:
+ Truyện Ngắn: Gió đầu mùa ( 1937 ), Nắng trong vườn ( 1938 ), Sợi tóc ( 1942 ).
+ Truyện dài: Ngày mới ( 1939 ).
+ Tiểu luận: Theo dòng (1941).
+ Bút kí: Hà Nội băm sáu phố phường ( 1943 ).
+ Phóng sự: Hà Nội ban đêm ( Phong hoá, 1936 ), Một tháng ở nhà thương ( Phong hóa, 1937).
3. Truyện ngắn Hai đứa trẻ:
a. Giới thiệu tác phẩm:
- Đây là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam. Tác phẩm rút từ tập Nắng trong vườn ( 1938 ).
- Hai đứa trẻ là một truyện không có chuyện, một kiểu truyện ngắn trữ tình có nhiều chi tiết cứ ngỡ như vụn vặt, vô nghĩa, nhưng kì thực đã được chọn lọc và sắp xếp một cách chắt chẽ để diễn tả tâm trạng của nhân vật. Qua đó, tác giả gửi gắm một cách kín đáo, nhẹ nhàng, nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý. Đây cũng là một tác giả có sự đan xen giữa những yếu tố lãng mạn trữ tình và những yếu tố hiện thực.
b. Chủ đề tác phẩm:
 Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với ước mong khiêm nhường mà tha thiết của họ mặc dù vẫn còn mơ hồ.
c. Nội dung tác phẩm:
 Nội dung bao trùm của truyện Hai đứa trẻ là tấm lòng êm mát và sâu kín của Thạch Lam đối với con người và quê hương. Ở đây, nhà văn vừa thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ quẩn quanh trong xã hội cũ, vừa bộc lộ thái độ đồng cảm, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ. Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, người đọc còn cảm nhận được phần nào tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của Thạch Lam.
d. Cỏch dẫn dắt truyện:
 Truyện phỏt triển trong khụng gian tĩnh ( phố huyện ) nhưng trong một thời gian động ( hoàng hụn ề đờm ề đờm khuya ). Vỡ thế, cảnh mỗi lỳc một tối hơn, cuộc sống của những con người ở đõy mỗi lỳc một hắt hiu, tàn lụi hơn. Sự tương phản giữa tối và sỏng, tĩnh và động, giữa nếp sinh hoạt đơn điệu, nhàm chỏn kộo dài với khoảnh khắc huyờn nỏo, tưng bừng khi đoàn tàu chạy qua, 
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Khung cảnh thiên nhiên và bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
a. Khung cảnh thiên nhiên lúc chiều tàn:
- Thời gian: 
 Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. 
 Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
à Đây là khoảnh khắc của ngày tàn khi hoàng hôn buông xuống. Nhịp điệu câu văn nhẹ nhàng, êm dịu, chậm rãi và tương ứng với nhịp điệu tâm trạng của con người. Đây là một trong nhiều bằng chứng ở tác phẩm này cho thấy: Văn của Thạch Lam thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ, không uốn éo làm duyên một cách cầu kì kiểu cách nhưng lại giàu hình ảnh và nhạc điệu lại vừa uyển chuyển tinh tế ( Vũ Ngọc Phan ). Nó không những cho người đọc nhìn thấy cảnh vật mà điều quan trọng hơn là khơi gợi ở họ tình cảm, xúc cảm đối với cảnh vật. Hơn nữa, cảnh vật lại phần nhiều đều rất gần gũi, bình dị và mang cốt cách Việt Nam.
- Âm thanh:
 Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
à Âm thanh này gợi lên cảm giác buồn về một không gian tĩnh mịch và vắng vẻ.
- Không gian: 
 Qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vầng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ thỉnh thoảng từng loại một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu,...
à Những cảnh vật, những chi tiết trên đây hết sức quen thuộc, gần gũi, thường có ở quanh ta. Vậy mà bằng một giọng văn dịu dàng, trầm tĩnh, dưới ngòi bút Thạch Lam, chúng trở nên gợi cảm biết bao ! Ta hiểu rằng lòng yêu quê hương đất nước của mỗi con người Việt Nam chính có phần được bồi đắp bởi những chi tiết hết sức bình dị này. Điều này cho thấy tâm hồn nhạy cảm và tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, đất nước của tác giả.
* Tóm lại, bằng sự gắn bó với đất nước và dân tộc, bằng tâm hồn nhạy cảm tinh tế, Thạch Lam đã đưa đến cho người đọc những bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm. Đồng thời, Thạch Lam đã ít nhiều gợi được ở người đọc những tình cảm đối với quê hương xứ sở. Có lẽ đây cũng là điều góp phần tạo nên sự đặc sắc của thiên truyện này. 
b. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
 Cảnh chợ tàn ở phố huyện: một bãi chợ trống trải, vắng vẻ, đã vãn từ lâu: Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Tất cả đã gợi lên cảm giác trống vắng, tiêu điều, xơ xác. Điều này gợi lên cảnh tượng của một cuộc sống đói rách, nghèo khổ, bế tắc, cơ cực và lầm than và hơn tất cả, nó gợi cho chúng ta cảm giác buồn thấm thía, đó là cái buồn của một buổi chiều quê. 
à Tóm lại, bằng những câu văn có nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi, Thạch Lam đã khắc họa lại một không gian với ngày tàn, chợ tàn để rồi hòa nhịp với cảnh đó là những dáng người, những kiếp người tàn.
2. Những kiếp người tàn:
 Bên cạnh cảnh ngày tàn, chợ tàn là những kiếp người tàn:
- Chị Tí ban ngày mò cua, bắt tép, tối đến dọn hàng nước chè tươi, thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Hàng vắng khách, tuy chiều nào chị cũng dọn từ chập tối cho đến đêm, nhưng chả kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào cũng dọn hàng.
- Bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau trắng để trước mặt. Họ khụng núi mà góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu, bần bật trong yên lặng ; Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường.
- Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, sau khi uống một hơi cạn cút rượu ti, cụ đi lần vào trong bóng tối.
- Thấp thoỏng xa xa là mấy đứa trẻ con nhà nghốo ở ven chợ, cỳi lom khom trờn mặt đất đi lại tỡm tũi. Chỳng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cỏi gỡ cú thể dựng được của cỏc người bỏn hàng để lại.
- Chị em Liên phải thức để trông một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc. Hàng bán chẳng ăn thua gì, Liên thương mấy đứa trẻ nghèo nhưng không có tiền để cho chúng nó. 
 Cảnh Liên xếp hàng vào hòm, cách hai chị em tính tiền, niềm nuối tiếc cái thời còn ở Hà Nội nhiều khi được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ cái ý nghĩ phở bác Siêu là một thứ quà xa xỉ không bao giờ chị em Liên có thể mua được,... khiến chúng ta có thể hình dung ra gia cảnh khó khăn và mức sống eo hẹp của gia đình Liên. Thế mà, có lẽ dẫu sao, gia đình hai đứa trẻ cũng còn có phần khấm khá hơn gia đình chị Tí và bác Xẩm, vì còn có một gian hàng bé thuê của bà lão móm, ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình,...
à Như vậy, từ gia đình chị Tí, gia đình bác Xẩm đến bà cụ Thi và chị em Liên, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng họ đều có chung sự buồn chán, mỏi mòn,... Điều đáng nói hơn là tất cả những nhân vật bé nhỏ này đã hiện ra trong cái nhìn xót thương của Thạch Lam, được thể hiện qua những chi tiết và lời văn dường như rất khách quan.
- Hình ảnh ngọn đèn con ở hàng nước của Tí:
+ Chị em Liên lại chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí.
+ Khi trời tối hẳn, cả phố huyện dường như chỉ thu vào ngọn đèn của chị Tí: Giờ chỉ còn ngọn đèn của chị Tí và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát, trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ; thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa.. Ngoài ngọn đèn này ra, thứ bóng tối nhẫn nại uất ức đời thôn quê ( Thế Lữ ) làm chủ tất cả. Không phải ngẫu nhiên trong tác phẩm, nhà văn nhắc đi nhắc lại chi tiết ngọn đèn chị Tí tới bảy lần. 
+ Kết thúc truyện, hình ảnh gây ấn tượng, day dứt cuối cùng, đi vào giấc ngủ của Liên cũng vẫn là chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Phải chăng, hình ảnh này chính là biểu tượng của những kiếp nghèo khổ, lam lũ, sống vật vờ, leo lét trong màn đêm của xã hội cũ.
à ... ậm buồn của ông.
- Việc phân tích cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn trên đây giúp ta hiểu vì sao chị em Liên đêm nào cũng cố thức để chờ chuyến tàu đi qua.
 Phải chăng hai chị em chờ tàu để bán được hàng ? Không, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng. Hơn nữa, Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt,... nhưng cô vẫn chưa chịu ngủ. Còn An đã nằm xuống,... mi mắt đã sắp sửa rơi xuống vẫn không quên dặn chị nhớ đánh thức mình dậy, khi tàu đi qua. Hai chị em cố thức chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya; vì với hai đứa trẻ, con tàu chỉ là con tàu. Nó là cả một thế giới khác - Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.
3. Tâm trạng của hai đứa trẻ:
 Tâm trạng của hai đứa trẻ được khắc họa rõ nét qua chuyến tàu đêm. Vì vậy, chuyến tàu đêm được Thạch Lam tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của hai nhân vật Liên và An.
- Dấu hiệu đầu tiên của đoàn tàu là sự xuất hiện của người gác ghi. Tiếp theo là Liên trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, rồi cô nghe thấy tiếng còi xe lửa kéo dài ra theo gió. Sau đó, hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập xe rít mạnh vào ghi, kèm theo một làn khói bong sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào. Thế rồi, tàu rầm rộ đi tới, các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh. Cuối cùng là cảnh tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt, chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng , xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre,...
- í nghĩa hình ảnh đoàn tàu:
 Con tàu như mang đến một thế giới khác
+ Đối với phố huyện:
• Ánh sáng: hình ảnh con tàu như một con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm của phố huyện. Đây là một ánh sáng xa lạ với chốn thị thành: nó đủ sức xóa đi dù chỉ trong giây lát ánh sáng mờ ảo của phố huyện.
• Âm thanh: mãnh liệt bởi tiếng bởi tiếng xe dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Âm thanh dường sư đủ sức át đi cái bản hòa tấu đều đều, tẻ nhạt, đơn điệu của phố huyện. Vì vậy tác động mạnh mẽ đến người dân phố huyện.
à Phố huyện rầm rộ lên trong chốc lát rồi lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh. Và đáng nói hơn: những người dân phố huyện chỉ chính thức chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đã đi qua. Phố huyện lại trở về phố huyện: hình ảnh ngọn đèn leo lét của chị Tí lại chập chờn trong tâm trạng thức ngủ của Liên trước khi cô ngập hẳn vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như ở đêm trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối. Vì vậy, mong đoàn tàu trở lại như một nhu cầu của người dân phố huyện.
+ Đối với chị em Liên: 
• Nhìn thấy những gì khác với cuộc sống đời thường mà chị em Liên đang sống và nó đã trở thành sự say mê, niềm khao khát của hai chị em Liên.
• Hình ảnh đoàn tàu đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện. Riêng đối với chị em Liên, hình ảnh đoàn tàu đánh thức những kỉ niệm của ngày xưa sung sướng, tại đất Hà Nội khi thầy chưa mất việc. Điều này thể hiện ước mong, khát khao của chị em Liên trước cuộc sống tẻ nhạt, bằng phẳng nơi phố huyện. Phải chăng từ hình ảnh chuyến tàu chợt đến chợt đi, Liên như ý thức rõ hơn, sâu sắc hơn cuộc sống tối tăm nghèo nàn của cuộc đời mình và những người xung quanh.
- Ánh sỏng, niềm vui, sự giàu sang, những hoạt động nỏo nhiệt, tất cả chỉ vụt qua như một tia chớp:
+ Tia chớp ấy lặp lại từng ngày, đỳng vào giờ ấy, cũng với chuyến tàu tương tự như thế, đủ để đem lại cho những con người tội nghiệp ấy một chỳt dư vị, dư õm khỏc lạ. Dư vị, dư õm đú đó đưa người đọc vào một tõm trạng buồn vui lẫn lộn.
+ Sau khi con tàu đi qua, dự phố huyện đó chỡm vào yờn lặng, dự chị em Liờn cũng đó ngập vào giấc ngủ yờn tĩnh, mà dường như ta vẫn nghe tiếng cũi xe lửa ở đõu vẳng lại, trong đờm khuya kộo dài ra theo ngọn giú xa xụi. Âm thanh mơ hồ đú như cũn õm vang trong lũng mọi người – õm vang của đợi chờ và hi vọng. Đối tượng của hi vọng ấy chẳng lớn lao, ghờ gớm gỡ, thậm chớ nú chập chờn và rất phự du, nhưng ớt nhất nếu khụng cú nú, cuộc sống của những con người nhỏ bộ kia sẽ càng thờm vụ nghĩa. 
- Tình cảm của nhà văn:
+ Qua việc miêu tả tâm trạng của Liên, Thạch Lam thể hiện niềm trân trọng, thương xót đối với những kiếp người nhỏ bé, sống trong nghèo nàn tối tăm, buồn chán nơi phố huyện ( nói rộng ra sống ở đất nước còn chìm đắm trong đói nghèo, nô lệ đương thời ). Điều này, đương thời Thế Lữ cũng đã nhận xét: Sự thật tâm hồn Thạch Lam diễn ra trong lời văn chương phức tạp, nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương. Nếu Thạch Lam theo một chủ kiến nào trong công việc viết văn của anh, thì chủ ý đấy diễn ra và gợi lên sự xót thương.
+ Qua tâm trạng của Liên, phải chăng Thạch Lam dường như còn muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, đang sống quẩn quanh, lam lũ cố vươn tới ánh sáng ? Điều này chỉ có được ở những cây bút xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước, khi họ ý thức đầy đủ về cái tôi cá nhân, cá thể. Ở đây dường như Thạch Lam đã bắt gặp Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Tuân,... ( ở dòng Văn học Lãng mạn ), Nam Cao, Bùi Hiển, Tô Hoài,... ( ở dòng văn học hiện thực ) trong việc không chấp nhận sống trong cái ao đời bằng phẳng, mòn mỏi và tù túng, khao khát hướng tới một cuộc sống có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống của con người.
 Như vậy, thể hiện một cách nhẹ nhàng, khát vọng hướng tới cuộc sống sáng tươi của những con người nhỏ bé, bình thường, Hai đứa trẻ có một giá trị nhân bản đáng quý.
- Ngoài ra, tác phẩm phần nào còn là một bài ca quê hương, đất nước:
+ Bằng sự gắn bó với đất nước và dân tộc, bằng tâm hồn nhạy cảm tinh tế. Thạch Lam đã đưa đến cho người đọc những bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào ; trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát ;...
+ Các nhân vật trong truyện luôn gắn bó với thôn dã. Bởi thế, chỉ mới gặp mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc, chị em Liên đã tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.
+ Vốn sống hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên nên hai đứa trẻ luôn chú ý phát hiện tinh tế những biến thái của nó: An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn những vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Tâm hồn chúng dường như có sự giao cảm, giao hoà với cây cỏ quê hương: Qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vầng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ thỉnh thoảng từng loại một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu,...
 Những cảnh vật, những chi tiết trên đây hết sức quen thuộc, thường có ở quanh ta. Vậy mà bằng một giọng văn dịu dàng, trầm tĩnh, dưới ngòi bút Thạch Lam, chúng trở nên gợi cảm biết bao ! Ta hiểu rằng lòng yêu quê hương đất nước của mỗi con người Việt Nam chính có phần được bồi đắp bởi những chi tiết hết sức bình dị này.
à Qua cảm hứng thiên nhiên, Thạch Lam đã ít nhiều gợi được ở người đọc những tình cảm đối với quê hương xứ sở. Có lẽ đây cũng là điều góp phần tạo nên sự đặc sắc của thiên truyện này. 
4. Hỡnh ảnh của búng tối:
- Cảnh và người cứ chỡm dần trong búng tối. Những khoảng tối với ma lực gợi cảm của nú, thường trở đi trở lại trong văn Thạch Lam ( Cụ hàng xộn, Người đầm,  ), nhưng trong truyện ngắn này nú đặc biệt gõy ấn tượng:
+ Búng tối tràn lan: Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sụng, con đường qua chợ về nhà, cỏc ngừ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa.
+ Búng tối đậm đặc: Trống cầm canh ở huyện đỏnh tung lờn một tiếng ngắn, khụ khan, khụng vang động ra xa, rồi chỡm ngay vào búng tối.
- Trong thế giới đầy búng tối ấy, ỏnh sỏng rất hiếm hoi và đơn độc:
+ Ánh đốn của bỏc phở Siờu chỉ là một chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đờm tối.
+ Ánh đốn trong cửa hàng của Liờn, An thỡ thưa thớt từng hạt ỏnh sỏng lọt qua phờn nứa. 
+ Cỏnh cửa nhà ai hộ mở thỡ cũng chỉ để lọt ra một khe ỏnh sỏng. Chấm, hột, khe.
ề Thạch Lam đó miờu tả ỏnh sỏng quỏ ư riết núng. Nú đối lập với búng tối tràn lan, đậm đặc như đó núi ở trờn. Tỡnh thương của tỏc giả đó chụm lại nơi những điểm sỏng hiu hắt này, khiến ụng thụng cảm và lắng nghe được khỏt vọng nhỏ bộ của những kiếp người nhỏ bộ. 
5. Giỏ trị nhõn đạo của tỏc phẩm:
 Tất cả cảnh vật và con người trờn đõy được dựng làm nền cho tỡnh huống và tõm trạng đợi tàu của chị em Liờn. Nỗi buồn chỏn của chị em Liờn về cuộc sống nơi phố huyện là cơ sở cho khỏt vọng được thoỏt ra khỏi cuộc sống tối tăm, mỏi mũn, bế tắc ấy, dẫn đến một hi vọng ( dự chỉ là mơ hồ ) về một điều gỡ đú ngoài thế giới buồn chỏn này.
- Miờu tả những số phận ấy, tỏc giả bộc lộ một sự cảm thụng sõu sắc đối với những kiếp người nhỏ bộ, vụ danh trong xó hội ( đõy là một điều hiếm thấy ở cỏc nhà văn lóng mạn cựng thời ), những kiếp người sống mờ mờ nhõn ảnh, xa lạ với ỏnh sỏng và niềm vui, chỉ dỏm cú những ước mơ nhỏ bộ để khuấy động đụi chỳt cuộc sống quẩn quanh, nhàm chỏn, đơn điệu của mỡnh. ễng đồng cảm và xút thương cho những kiếp người khụng bao giờ được biết tới ỏnh sỏng của hạnh phỳc, những số phận mỏi mũn trong buồn chỏn, vụ nghĩa, đến ngay cả mơ ước một đời của họ cũng nhỏ bộ, tội nghiệp. Nhưng đồng thời, ụng cũng thể hiện sự trõn trọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.
- Tỏc phẩm cũn là lời gửi gắm của tỏc giả nhằm thức tỉnh con người, hướng họ tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu ý nghĩa hơn. 
5. Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm:
- Đây là một truyện ngắn miêu tả rất tinh tế sự biến thái của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Cách miêu tả này góp phần quan trọng tạo nên không khí cho tác phẩm.
 Chẳng hạn trong đoạn mở đầu câu truyện, cảnh vật làng quê hiện ra ở đây thật êm ả, thanh bình; nhưng cái chính là nó gợi lên nỗi buồn; nỗi buồn như thấm trong cảnh vật lẫn trong hồn người.
- Truyện này có giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan, lời văn dung dị, giàu chất thơ, luôn ẩn hiện trong đó một tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những con người nghèo khổ, phải sống quẩn quanh, lam lũ, tối tăm. Giọng văn ấy có sức gợi mở, khơi sâu vào cảm giác người đọc vừa cho chúng ta nhìn vừa cho chúng ta cảm. 
 Chẳng hạn những đoạn văn nói về hàng nước của chị Tí và gia đình bác Xẩm.
III. Ghi nhớ: 
- Nội dung:
 Bằng một truyện ngắn trữ tình, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng ước mong vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Nghệ thuât:
+ Cách viết nhuần nhị, tinh tế, gọn gàng và gợi được khá sâu không khí của truyện cũng như trạng thái của sinh hoạt, xúc cảm và tâm hồn. Truyện ít sự kiện, hành động nhưng đầy ắp suy tư, rung cảm.
+ Câu văn mềm mại, trong sáng, giàu hình ảnh, rất thi vị nhưng ít khi thừa lời, thừa chữ và không bao giờ uốn éo làm duyên một cách cầu kì, mòn sáo.
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docHai dua tre Thach Lam.doc