Giáo án Ngữ văn 12 – Ban Cơ bản cả năm

Giáo án Ngữ văn 12 – Ban Cơ bản cả năm

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

A. MỤC TIÊU.

- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.

-Có năng lực tổng hợp khái quát và hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX.

B. PHƯƠNG PHÁP.

-Phát vấn. Thuyết giảng.

C. CHUẨN BỊ.

-Giáo viên: Soạn giáo án.

-Học sinh: Soạn bài.

 

doc 260 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 – Ban Cơ bản cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 1-2 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
A. MỤC TIÊU.
- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.
-Có năng lực tổng hợp khái quát và hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX.
B. PHƯƠNG PHÁP.
-Phát vấn. Thuyết giảng.
C. CHUẨN BỊ.
-Giáo viên: Soạn giáo án.
-Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đơn vị kiến thức trong bài. 
-Văn học Việt Nam thời kỳ này ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều gì là thuận lợi?
Giáo viên giới thiệu thêm:
Văn chương không được nói nhiều chuyện đau buồn, chuyện tiêu cực.Phản ánh tổn thất trong chiến đấu là văn chương lạc điệu không lành mạnh.
-Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ chuyện hạnh phúc cá nhân Đề tài tình yêu cũng hạn chế Nếu có viết về tình yêu phải gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu.
-Văn chương phải phản ánh nhận thức con người phân biệt rạch ròi giữa địch-ta, bạn-thù. Văn học thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội.
Nêu nhận định khái quát về thành tựu của văn học giai đoạn 1945-1954?
Chứng minh một cách ngắn gọn?
Về thơ biểu hiện cụ thể như thế nào?
-Giáo viên giới thiệu thêm:
Một số bài thơ: Nguyên tiêu, Báo tiệp
Đăng sơn, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng khai thác những đề tài truyền thống. Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho sự tìm tòi cách tân thơ ca (huớng nội). Quang Dũng tiêu biểu cho cảm hướng lãng mạn anh hùng.
 -Về kịch?
Về lí luận phê bình?
-Em có kết luận gì về văn học giai đoạn 1945-1954?
 - Văn học 1954-1965 tập trung phản ánh điều gì ?
Chứng minh ngắn gọn thành tựu của văn học giai đoạn 1955-1964
-Văn xuôi?
-Thành tựu về thơ? 
-Thành tựu về kịch?
-Nêu khái quát thành tựu văn học giai đoạn này?
 Thơ những năm chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của cả dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam, đề cập tơí sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ vừa mở mang, vừa đào sâu hiện thực đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng và chính luận.
-Thơ ca ghi nhận những tác giả vừa trực tiếp chiến đấu vừa làm thơ (Đó là những con người: Cả thế hệ giàn ngang gánh đất nước trên vai)-Bằng Việt. 
-Truyện và kí có thành tựu như thế nào?
-Thơ có thành tựu như thế nào?
-Giáo viên minh hoạ:
+Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa ngày thường, Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc (Chế Lan Viên), Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt (Xuân Diệu).
Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1954-1975? 
Em hiểu như thế nào là một nền văn học vận động theo hướng Cách mạng hoá ? Chứng minh ?
Đại chúng: "Đông đảo quần chúng "
Khuynh hướng sử thi là gì ? 
Cảm hứng lãng mạn ?
-Vài nét khái quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX?
-Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này ?
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá.
Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt: 
-Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ.
-Xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.
a. Mười năm (1945-1964) cuộc sống con người có nhiều thay đổi.
-Nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triểnhình ảnh quê hương, đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, em bé liên lạc. Tất cả đều thể hiện chân thực và gợi cảm.
b. Từ 1954-1965:
* Chủ đề: 
+ Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi đất nước và con người trong những ngày đầu xd CNXH ở miền Bắc với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và tin tưởng vào ngày mai.
+ Hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.
*Thành tựu:
-Văn xuôi: Những tác phẩm tiêu biểu: Cửa biển (4tập)-Nguyên Hồng, Vỡ bờ (2 tập)-Nguyễn Đình Thi, Sống mãi với thủ đô-Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng -Hữu Mai, Trước giờ nổ súng -Lê Khâm, Mười năm -Tô Hoài, Cái sân gạch, Mùa lúa chiêm -Đào Vũ, Mùa lạc -Nguyên Khải, Sông Đà -Nguyễn Tuân. 
-Thơ:-: Gió lộng -Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa -Chế Lan Viên, Riêng chung -Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời -Huy Cận, Tiếng sóng -Tế Hanh, Bài thơ Hắc Hải -Nguyễn Đình Thi, Những cánh buồm -Hoàng Trung Thông.
-Về kịch: Kịch phát triễn mạnh Đó là các vở: Một Đảng viên-Học Phi, Ngọn lửa -Nguyễn Vũ, Nổi gió, Chị Nhàn-Đào Hồng Cẩm. 
 c. Từ 1965-1975:
* Chủ đề bao trùm: + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng (không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết đánh giặc). Có đời sống tình cảm hài hoà giữa riêng và chung, bao giờ cũng đặt cái chung lên trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả). 
 +Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa.
- Văn xuôi:
+Người mẹ cầm súng, những đứa con trong gia đình - Nguyễn Đình Thi, Rừng xà nu -Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc).
+Ở Miền Bắc: Kí của Nguyễn Tuân -Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi,Vùng trời (3 tập).
-Thơ:-Ra trận. Máu và hoa (Tố Hữu).
 -Hoa ngày thường, chim báo bão (Chế Lan Viên)
 Và những gương mặt: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm. 
Tất cả đã mang tới cho thơ ca tiếng nói mới mẻ, sôi nổi, trẻ trung. 
-Kịch: Đại đội trưởng của tôi -Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt -Vũ Dũng Minh.
- Lý luận, nghiên cứu phê bình:Tập trung ở một số tác giả như Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.
d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975:
-Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975có hai thời điểm. 
+Dưới chế độ thực dân Pháp (1945-1954).
+Dưới chế độ Mĩ -Nguỵ (1954-1975).
-Chủ yếu là những xu hướng văn học tiêu cực phản động xu hướng chống phá cách mạng xu hướng đồi truỵ.
-Bên cạnh các xu hướng này cũng có văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và cách mạng. 
+Vũ Hạnh với (Bút máu).
+Vũ Bằng với (Thương nhớ mười hai).
+Sơn Nam với (Hương rừng Cà Mau).
3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975:
a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nhà văn - chiến sĩ.
- Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí đấu tranh Cách mạng.
- Hiện thực đời sống Cách mạng và kháng chiến là nguồn cảm hứng lớn cho văn học.
- Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc.
- Đề tài chủ yếu: + Đề tài Tổ Quốc.
 + Đề tài XHCN.
- Nhân vật trung tâm:Ngưòi chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh vũ trang và những người trực tiếp phục vụ chiến trường, người lao động. 
b.Nền văn học hướng về đại chúng: 
- Quần chúng đông đảo vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ ; vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học:
+ Quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ.
+ Nền văn học mới tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng: miêu tả người nông dân, người mẹ, người phụ nữ, em bé 
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 + Khuynh hướng sử thi: 
- Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
- Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; tiêu biểu cho lý tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân -> Con người chủ yếu được khám phá ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.
- Giọng văn ngợi ca, hào hùng.
+ Cảm hứng lãng mạn: 
- Cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc và hướng tới lý tưởng. Ca ngợi CN anh hùng Cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc -> Nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua thử thách.
=> Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển Cách mạng 
II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá. 
-Chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởngtâm lí, nhu cầu vật chất con người đã có những thay đổi so với trước. Từ 1975-1985 ta lại gặp phải những khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài cộng thêm là sự ảnh hưởng của hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ. 
-Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở ra những phưương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ Đẳng khẳng định: "Đổi mới có ý nghĩa sống còn là nhu cầu bức thiết. Thái độ của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".
2. Qúa trình phát triễn và thành tựu chủ yếu:
- Trường ca: "Những người đi tới biển" (Thanh Thảo)
- Thơ: "Tự hát" (X Quỳnh) , "Xúc xắc mùa thu" (Hoàng Nhuận Cầm), 
- Văn xuôi: "Đứng trước biển", " Cù lao tràm ", (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê Lựu)
- Kí: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" (Hoàng Phủ NgọcTường), "Cát bụi chân ai" (Tô Hoài).
III. Kết luận. 
- Xem SGK.
Tiết thứ: 3 
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ 
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh: 
-Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí. 
-Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm. 
B. PHƯƠNG PHÁP. 
- Nêu vấn đề - Phát vấn. 
 C. CHUẨN BỊ.
-Giáo viên: Soạn giáo án.
-Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Hội dung
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng và yêu cầu học sinh tập trung tìm hiểu các khía cạnh sau:
--Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-Nêu những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+Thế nào là sống đẹp? (Gợi ý: về lý tưởng tình cảm hành động).
+ Vậy sống đẹp là gì?
Bài học rút ra?
- Cách làm bài nghị luận?
 *Giáo viên giảng rõ:
-Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ ở đề trên đã dẫn, ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?).
-Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (tại sao lại đặt ra vấn đề sống có đạo lí, có lí tưởng và nó thể hiện như thế nào?
-Suy nghĩ cách đặt vấn đề ấy có đúng không? (Hay sai) Chứng minh nên ta mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó-Một khía cạnh.Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng,hoài bão, thiếu đạo lí) này phải cụ thể sâu sắc, tránh chung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề. 
-Vấn đề mà cố thủ tướng ấn Độ nêu ra là gì? Đặt tên cho vấn đề ấy?
I. Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm: 
-Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạolí trong cuộc đời:
-Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
+Lí tưởng (lẽ sống).
+Cách sống.
+Hoạt động sống.
 +Mối quan hệ giữa con người với con người (cha mẹ, vợ chồng, anh em,và những người thân thuộc khác) ở ngoài xã hội có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè.
2. Yêu cầu làm bài văn về về tư tưởng đạo lí:
a. Hiểu đựoc vấn đề cần nghị luận, t ... ân tích tính khuôn mẫu của các văn bản đó.
- HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và chốt lại một số nội dung, lưu ý HS một số vấn đề.
II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
1. Tính khuôn mẫu
Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu 3 phần thống nhất:
a) Phần mở đầu gồm:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
+ Địa điểm, thời gian ban hành văn bản.
+ Tên văn bản- mục tiêu văn bản.
b) Phần chính: nội dung văn bản.
c) Phần cuối:
+ Địa điểm, thời gian (nếu chưa đặt ở phần đầu).
+ Chữ kí và dấu (nếu có thẩm quyền).
Chú ý: 
+ Nếu là đơn từ, kê khai thì phần cuối nhất thiết phải có chữ kí, họ tên đầy đủ của người làm đơn hoặc k khai.
+ Kết cấu 3 phần có thể "xê dịch" một vài điểm nhỏ tùy thuộc vào những loại văn bản khác nhau, song nhìn chung đều mang tính khuôn mẫu thống nhất.
2. GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:
Câu hỏi: Tính minh xác của văn bản hành chính thể hiện ở những điểm nào? Nếu không đảm bảo tính minh xác thì điều gì sẽ xảy ra?
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và khắc sâu một số ý cơ bản.
2. Tính minh xác
Tính minh xác thể hiện ở:
+ Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Tính chính xác về ngôn từ đòi hỏi đến từng dấu chấm, dấu phẩy, con số, ngày tháng, chữ kí,
+ Văn bản hành chính không được dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý, không xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa.
Chú ý:
Văn bản hành chính cần đảm bảo tính minh xác bởi vì văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi. Ngôn từ chính là "chứng tích pháp lí".
VD: Nếu văn bằng mà không chính xác về gày sinh, họ, tên, đệm, quê, thì bị coi như không hợp lệ (không phải của mình).
Trong xã hội vẫn có hiện tượng mạo chữ kí, làm dấu giả để làm các giấy tờ giả: bằng giả, chứng minh thư giả, hợp đồng giả,
3. GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:
Câu hỏi: Tính công vụ thể hiện như thế nào trong văn bản hành chính? Trong đơn xin nghỉ học, điều gì là quan trọng- cảm xúc của người viết hay xác nhận của cha mẹ, bệnh viện?
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và khắc sâu một số ý cơ bản.
3. Tính công vụ
Tính công vụ thể hiện ở:
+ Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân.
+ Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ mang tính ước lệ, khuôn mẫu.
VD: kính chuyển, kính mong, trân trọng kính mời,
+ Trong đơn từ của cá nhân, người ta chú trọng đến những từ ngữ biểu ý hơn là các từ ngữ biểu cảm.
VD: trong đơn xin nghỉ học, xác nhận của cha mẹ, bệnh viện có giá trị hơn những lời trình bày có cảm xúc để được thông cảm.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập 
III. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 và bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS xem lại bài học để trả lời đầy đủ, chính xác.
- HS làm việc cá nhân, xem lại bài, phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bài tập 1 và bài tập 2: 
Nội dung cần đạt:
Xem lại mục 1- phần III- Nội dung bài học.
Bài tập 3 và bài tập 4: 
Bài tập 3 và bài tập 4: 
Bài tập thực hành nên HS có thể chuẩn bị trước ở nhà, trên cơ sở nội dung bài học ở lớp, HS có thể điều chỉnh, sửa chữa (nếu cần)
Bài tập 3: 
Yêu cầu của biên bản một cuộc họp: chính xác về thời gian, địa điểm, thành phần. Nọi dung cuộc họp cần ghi vắn tắt nhưng rõ ràng. Cuối biên bản cần có chữ kí của chủ tọa và thư kí cuộc họp.
Bài tập 4:
Yêu cầu của đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
+ Tiêu đề.
+ Kính gửi (Đoàn cấp trên).
+ Lí do xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
+ Những cam kết.
+ Địa điểm, ngày tháng năm
+ Người viết kí và ghi rõ họ tên.
Tiết thứ: 104
LÀM VĂN:
VĂN BẢN TỔNG KẾT
 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS :
Hiểu được mục đích yêu cầu, nội dung và phương pháp thể hiện của văn bản tổng kết thông thường.
Biết cách lập dàn ý, từ đó viết được một văn bản tổng kết có nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ HS THPT.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài học.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ, thảo luận rút ra kiến thức và kỹ năng thực hành.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
 Trình bày khái niệm ngôn ngữ hành chính và phong cách ngôn ngữ hành chính.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách viết văn bản tổng kết
I. CÁCH VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT
1- GV yêu cầu HS đọc văn bản tổng kết trong SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Đọc các đề mục và nội dung của văn bản trên, anh (chị) có nhận xét gì về bố cục và những nội dung chính của một văn bản tổng kết?
b) Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu như thế nào?
- HS làm việc cá nhân với văn bản rồi phát biểu ý kiến. Các HS khác nghe, nhận xét và bổ sung.
1. Tìm hiểu ví dụ
a) Bố cục của văn bản tổng kết trên đây có 3 phần:
+ Phần mở đầu:
- Quốc hiệu hoặc tên tổ chức (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- Trường ĐHSPHN- Đội thanh niên tình nguyện số 2).
- Địa điểm, ngày tháng năm (Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2007).
- Tiêu đề (Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước).
+ Phần nội dung báo cáo gồm:
- Tình hình tổ chức: địa điểm hoạt động (), thời gian (), số lượng tham gia ().
- Kết quả hoạt động (Hoạt động chăm sóc thương bệnh binh và người có công với nước; Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao; Vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan; Hoạt động tổ chức ôn tập văn hóa và sinh hoạt hè cho con em thương binh, bệnh binh; Hoạt động xây dựng công trình thanh niên và tặng quà thương binh, bệnh binh).
- Đánh giá chung.
+ Phần kết thúc: người viết báo cáo kí tên (Nguyễn Văn Hiếu).
b) Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, mỗi việc một đề mục, mỗi ý một lần xuống dòng, gạch đầu dòng, các câu sử dụng thường lược chủ ngữ.
2- GV yêu cầu HS từ việc tìm hiểu VD trên hãy cho biết yêu cầu đối với văn bản tổng kết.
- HS tự rút ra kết luận.
- GV nhận xét và cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ để khắc sâu.
2. Yêu cầu đối với văn bản tổng kết
- Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hay một giai đoạn công tác.
- Muốn viết được văn bản tổng kết, cần:
+ Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác.
+ Lần lượt viết các phần: mở đầu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nghiệm và kiến nghị); kết thúc.
+ Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.
Hoạt động 2: Luyện tập 
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1: Đọc văn bản (SGK) và trả lời câu hỏi:
a) Văn bản trên đã đạt được những yêu cầu nào của một văn bản tổng kết?
b) Người trích lược đi một vài đoạn, một vài ý trong văn bản (). Anh (chị) đoán xem trong các đoạn bị lược đi ấy, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu gì?
c) Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu nội dung nào cần bổ sung?
- GV có thể cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu.
- HS đọc và thảo luận, có thể bổ sung (bằng cách soạn thảo kiểu chữ khác) vào những chỗ bị lược ().
- GV cho HS quan sát tiếp văn bản hoàn chỉnh để HS đối chiếu, tự đánh giá.
Bài tập 1:
a) Văn bản trên đã đạt được một số yêu cầu của một văn bản tổng kết. Đó là:
- Đảm bảo bố cục 3 phần: mở đầu; nội dung báo cáo và kết thúc.
- Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.
b) T rong những đoạn bị lược, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu:
- kết quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
- Số đăng kí phấn đấu trong học tập và kết quả đạt được.
- Số tình nguyện tham gia phong trào chống tệ nạn xã hội và kết quả đạt được.
- Số tình nguyện chung sức cùng cộng đồng tham gia công tác xã hội và kết quả đạt được.
- Công tác phát triển đoàn viên.
c) Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu một số nội dung cần bổ sung:
- Tên hiệu của Đoàn, tên đoàn trường và tên chi đoàn.
- Mục II và mục IV nên cho vào một mục chung là: Kết quả công tác đoàn.
- Đánh giá chung. 
Bài tập 2: Nếu được giao nhiệm vụ viết một bản tổng kết phong trào học tập và rèn luyện của lớp trong năm học vừa qua, anh (chị) sẽ thực hiện những công việc gì? 
a) Chuẩn bị tư liệu ra sao?
b) Lập dàn ý văn bản thế nào?
Sau khi lập dàn ý, hãy viết vài đoạn thuộc phần thân bài của văn bản ấy.
- GV hướng dẫn, gợi ý.
- HS suy nghĩ và viết.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: 
a) Chuẩn bị tư liệu: tư liệu về kết quả xếp loại học tập và kết quả xếp loại hạnh kiểm,
b) Dàn ý:
Phần đầu:
- Quốc hiệu, tên trường, lớp.
- Địa điểm, ngày tháng năm
- Tiêu đề báo cáo: Báo cáo tổng kết phong trào học tập và rèn luyện- lớp ()- năm học ().
Phần nội dung:
- Đặc điểm tình hình lớp.
- Kết quả học tập.
- Kết quả rèn luyện.
- Bài học kinh nghiệm.
- Đánh giá chung.
Phần kết: kí tên.
Chú ý: người viết nên chọn nội dung cơ bản (kết quả học tập và kết quả rèn luyện) để viết thành những đoạn văn bản.
Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn học ở nhà
D. Củng cố, hướng dẫn học ở nhà
- GV củng cố lại toàn bài và hướng dẫn công việc ở nhà.
- HS ghi chép để thực hiện.
1) Củng cố:
Văn bản tổng kết được viết để nhìn nhận, đánh giá kết quả khi kết thúc một công việc nào đó. Muốn viết được văn bản tổng kết cần có tư liệu, cần diễn đạt đúng đặc trưng văn bản hành chính và cần tuân thủ theo 3 phần.
2) Hướng dẫn học ở nhà
- Tiếp tục hoàn thành bài tập (2).
- Tìm hiểu một số hoạt động đã qua của trường, lớp để viết báo cáo.
Tiết thứ: 105
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức và kỹ năng.
- Rút được kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Bài làm của HS
- Thiết kế bài học
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - HS thảo luận, bày tỏ ý kiến, phân tích sai sót và khẳng định câu trả lời đúng.
- Giáo viên tổng kết các kinh nghiệm làm bài kiểm tra tổng hợp, chốt lại các kiến thức, kĩ năng cơ bản.
3. Tiến trình tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá kết quả
GV căn cứ vào kết quả chấm để nhận xét 
I. Nhận xét, đánh giá kết quả
Nhận xét các nội dung sau:
- Về kiến thức.
- Về kĩ năng.
- Những ưu điểm và nhược điểm chung.
- Những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Hoạt động II: Rút kinh nghiệm
- GV trả bài.
- HS xem lại bài, đổi bài cho nhau để thảo luận, rút kinh nghiệm.
II. Rút kinh nghiệm
- Cá nhân xem kĩ toàn bài, tự đánh giá bản thân.
- Trao đổi bài cho nhau để thảo luận.
- Phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài.
- Trình bày những kinh nghiệm về làm một bài kiểm tra tổng hợp. 
Hoạt động 3: Xây dựng dàn bài cho đề tự luận.
GV và HS cùng xây dựng thành dàn bài chi tiết trên bảng.
III. Xây dựng dàn bài cho đề tự luận
Nội dung cần đạt theo đúng đáp án của đề kiểm tra (tham khảo bài soạn Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm).
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
- website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng:
+ Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục;
+ Tin học, công nghệ thông tin;
+ Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra;
Và các nội dung khác.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 12 NANG CAO.doc