BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC
ĂNG-GHEN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
-Nhận thức được những đóng góp quan trọng của Các Mác đối với nhân loại.
-Hiểu nghệ thuật lập luận của Ăng-ghen.
-Biết ơn, trân trọng những thành quả Cách mạng mà các bậc tiền bối đã tạo ra.
B/ PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
1/ PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, giáo án
2/PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, đưa ra tình huống có vấn đề & hệ thống câu hỏi gợi mở.
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC ĂNG-GHEN A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: -Nhận thức được những đóng góp quan trọng của Các Mác đối với nhân loại. -Hiểu nghệ thuật lập luận của Ăng-ghen. -Biết ơn, trân trọng những thành quả Cách mạng mà các bậc tiền bối đã tạo ra. B/ PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 1/ PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, giáo án 2/PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, đưa ra tình huống có vấn đề & hệ thống câu hỏi gợi mở. C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1/ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: 2/ KIỂM TRA BÀI CŨ: Bài “Về luân lí xã hội ở nước ta” 3/ GIỚI THIỆU BÀI MỚI: 4/ GIẢNG BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CHÍNH -GV gọi 1 HS đọc tiểu dẫn. Gv tóm lược những ý chính về Ăng-ghen, Các Mác -Ăng-ghen viết văn bản trong hoàn cảnh nào? I/ TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Ăng-ghen: (1820 - 1895) là nhà triết học người Đức, bạn thân của Mác, nhà hoạt động Cách mạng nổi tiếng của phong trào công nhân thế giới & Quốc tế cộng sản. 2/ Các Mác: (1818 - 1883) (SGK) 3/ Văn bản: là điếu văn, do Ăng-ghen viết & đọc trước mộ Mác GV gọi HS đọc văn bản. Yêu câu cả lớp theo dõi, chia bố cục -Các Mác có những cống hiến vĩ đại nào? -Quy luật phát triển của lịch sử loài người là quy luật nào? Chi tiế nào trong văn bản thể hiện quy luật đó? Lưu ý: GV cần giải thích về giá trị thặng dư. -Vì sao nói cống hiến thứ ba là quan trọng nhất? -Ăng-ghen thể hiện thái độ & tình cảm gì đối với Mác? Chi tiết nào thể hiện điều đó? -Nhận xét về nghệ thuật của văn bản? -GV tổng kết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm II/ ĐỌC – HIỂU: Bố cục: 3 phần -Phần 1 (Đoạn 1 & 2): Thời gian & không gian Mác qua đời. -Phần 2 ( Đoạn 3, 4, 5, 6): Những cống hiến to lớn của Mác đối với sự phát triển của nhân loại. -Phần 3 ( Đoạn 7): Đề cập đến giá trị tổng quát của những cống hiến của Mác. Những cống hiến đó đều hướng vào mục tiêu phục vụ nhân loại. 1/ Những cống hiến vĩ đại của Các Mác: Cống hiến 1: Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. D/C: “đó là con người..tôn giáo” SGK- 93 Cống hiến 2: Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay & của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Đó là quy luật về giá trị thặng dư. Cống hiến 3: Kết hợp lí luận với thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng - khoa học thành hành động cách mạng. Vì: +Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng. +Trước, Mác là một nhà Cách mạng +Với Mác, đấu tranh là một hành động tự nhiên. Nhận xét: -Ba cống hiến được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, cống hiến sau quan trọng hơn cống hiến trước. -So sánh cống hiến của Mác với cống hiến của Đác-uyn [ nêu bật tầm vóc lớn lao của ba cống hiến vĩ đại của Mác, là “nhà tưi tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”. 2/ Thái độ, tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác: -Trân trọng, đánh giá cao vai trò & những cống hiến vĩ đại của Mác. D/C: “Con người ấy.gây ra” SGK - 93 -Đề cao bản lĩnh & nhân cách của Mác. D/C: đoạn 7 - SGK - 94 -Xót thương chân thành, cảm động. D/C: “Để Mác ở lại.nghìn thu” SGK - 93 “Tên tuổi & sự nghiệpcuả ông đời đời sống mãi” SGK - 94 3/ Nghệ thuật: -Lập luận chặt chẽ. -Những biện pháp so sánh tăng tiến -Văn chính luận giàu sức biểu cảm. III. TỔNG KẾT ( Ghi nhớ/ SGK) IV/ LUYỆN TẬP: Trả lời các câu hỏi HDHB ( SGK- tr.44) 5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ: a/ Củng cố: b/ Dặn dò: -Học kĩ nội dung bài học, thuộc lòng bài thơ. -Chuẩn bị bài: “Phong cách ngôn ngữ chính luận”
Tài liệu đính kèm: