Giáo án Ngữ văn 11: Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) Phan Châu Trinh

Giáo án Ngữ văn 11: Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) Phan Châu Trinh

Bài :VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

( Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây” )

 Phan Châu Trinh

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 - Giúp học sinh cảm nhận được tinh thần yêu nước , tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gây dựng nên nền luân lí xh ở nước ta

 - Hiểu được nt viết văn chính luận ,có ý niệm về phong cách chính` luận của một tác giả cụ thể .

II/ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :

 Gợi mở , phân tích , đàm thoại ,

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ On định lớp :

2/ Kiểm tra bài cũ :

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3611Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) Phan Châu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 
( Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây” )
 Phan Châu Trinh
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
 - Giúp học sinh cảm nhận được tinh thần yêu nước , tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gây dựng nên nền luân lí xh ở nước ta 
 - Hiểu được nt viết văn chính luận ,có ý niệm về phong cách chính` luận của một tác giả cụ thể .
II/ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
 Gợi mở , phân tích , đàm thoại ,
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1/ Oån định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
 Xã hội VN cuối những năm của thế kỉ XIX , và đầu thế kỉ XX , rơi vào tình trạng yếu kém về mọi mặt do chính sách ngu dân của thực dân Pháp tạo nên . Trong hoàn cảnh đó nhiều người con ưu tú của dân tộc đã có tư tưởng canh tân đổi mới đất nước . Trong đó phải kể đến nhà yêu nước Phan Châu Trinh , với một tinh thần yêu nước được thể hiện qua bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” trong đó tiêu biểu là đoạn trích “Bàn về luân lí xã hội ở nước ta” mà chúng ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học này .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Yêu cầu hs tìm hiểu tiểu dẫn và trình bày tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của PCT 
 Em hãy kể tên các tác phẩm chính của PCT .
 Đoạn trích nằm ở phần thứ mấy trong bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” ?
 Gọi một hs đọc đoạn trích yêu cầu nêu được chủ đề tư tưởng của đoạn .
 Đoạn trích nên chia làm mấy phần , và cho biết tiêu đề của từng phần ?
 Thái độ của tác giả đối với chế độ vua quan chuyên chế hiện thời , được tác giả tập trung thể hiện ở phần nào trong tác phẩm ?
 Qua việc tìm hiểu đoạn trích em thấy phong cách chính luận độc đáo của tác giả được tập trung thể hiện ở chỗ nào ?
 Em hãy cho biết nội dung chính được tác giả thể hiện trong đoạn trích ?
I/ Đọc hiểu tiểu dẫn :
1/ Tác giả :
 Phan Châu Trinh ( 1872-1926 ) , tự là :Tử Cán , hiệu là : Tây Hồ , biệt hiệu là :Hi Mã 
 Quê ở làng Tây Lộc , huyện Tiên Phước , phủ Tam Kì ( nay thuộc thôn Tây Hồ , xã Tam Lộc , huyện Phú Ninh , Quảng Nam ) .
 Năm 1901 đậu phó bảng khoa thi Tân Sửu , làm quan một thời gian ngắn rồi cáo quan đi làm cách mạng .Oâng là một người có lòng yêu nước nồng nàn , sinh ra khi nước nhà bị đô hộ , ông đã sớm tìm cho mình con đường cứu nước , cứu dân .Phan Chu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp , cải cách đổi mới mọi mặt , làm cho dân giàu nước mạnh , trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia . Tuy sự nghiệp không thành nhưng tinh thần và lòng nhiệt huyết cứu nước của ông rất đáng được khâm phục .
2/ Tác phẩm chính :
 Đầu Pháp chính phủ thư (1960)
Tỉnh quốc hồn ca I,II (1907-1922)
Tây Hồ thi tập (1904-1914)
Xăng-tê thi tập (1914-1915)
Giai nhân kì ngộ diễn ca(1915)
Thất điều trần (1922)
Quân trị chủ nghĩa và dân trị cghủ nghĩa (1925)
Đạo đức vá luân lí Đông Tây (1925)
3/ Vị trí đoạn trích :
 Đoạn trích nằm ở phần ba của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây (gồm 5 phần ).
4/ Nội dung của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây”
 Đề cao giá trị đạo đức và luân lí trong xã hội , với cách hùng biện và lập luận chặt chẽ , đanh thép ,tác phẩm thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của tác giả . Đồng thời bày tỏ quan điểm và cách nhìn của mình đối với tương lai của dân tộc .
II/ Đọc hiểu văn bản :
1/ Chủ đề tư tưởng của đoạn trích :
 Đoạn trích thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ của nhà yêu nước PCT , với giọng hùng biện đanh thép , kiên quyết , tác giả đã lên án thực trạng đen tối của đất nước với những con hám lợi , hám danh đến mức u mê – nguyên nhân của sự trì trệ xh .
2/ Bố cục : ba phần .
Phần 1 :
 Tác giả khảng định nước ta lúc bấy giờ chưa hề có luân lí xh.
Phần hai :
 Tác giả bàn luận về xh , trên cơ sở so sánh xh Pháp với xh ta , từ đó đi sâu phân tích thực trạng xh VN và chỉ ra nguyên nhân vì sao mà trì trệ , bảo thủ , lạc hậu , yếu kém .
Phần ba :
 Tác giả đưa ra giải pháp để xd nước VN có luân lí : đó là phải có đoàn thể , phải truyền bá cnxh trong dân VN này .
3/ Thái độ của tác giả đối với chế độ vua quan chuyên chế hiện thời :
 -Ơû đoạn sau của phần hai , tác giả kịch liệt lên an chế độ vua quan chuyên chế với thái độ khinh bỉ và căm phẫn . Tuy có lúc mềm mỏng nhẹ nhàng , song vẫn toát lên tinh thần đả kích quyết liệt đối với bộ máy cai trị thối nát lúc bấy giờ . Bằng những lời lẽ có sức thuyết phục , tác giả vạch trần chế độ vua quan đã làm cho xh lâm vào cảnh đen tối trì trệ .
 - Thái độ bất bình này cho thấy :tác giả muốn canh tân đất nước bằng cách : thức tỉnh lòng yêu nưiớc và sự tự tôn dân tộc của người VN thời bấy giờ . Qua đây cũng thể hiện và đề cao tinh thần dân chủ của một nhà yêu nước luôn trăn trở về tương lai của dân tộc .
4/ Phong cách chính luận độc đáo của tác giả :
 - qua cách diễn đạt , chúng ta thấy phong cách chính luận độc đáo bậc thầy của nhà yêu nước PCT . Nội dung mỗi phần trong đoạn trích , tương ứng với giọng hùng biện riêng , lúc từ tốn nhẹ nhàng , lúc mạnh mẽ sắc bén tạo nên âm hưởng đanh thép và chính xác đến từng câu văn.
5/ Tổng kết :
 Đoạn trích về luân lí xã hội ở nước ta : thể hiện dũng khí và tinh thần dân chủ , qua giọng hùng biện sắc ben và đanh thép , đã nói lên thái độ đả kích đối với thực trạng đen tối của xh . Qua đó đề cao tinh thần đoàn thể và tư tưởng tiến bộ xh , đồng thời cho thấy tầm nhìn về tương lai tươi sang của đất nước .

Tài liệu đính kèm:

  • docluan li xh.doc