Giáo án Ngữ văn 11 tuần 35

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 35

Tuần 35

Tiết 118

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

- Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận.

- Cách tóm tắt văn bản nghị luận cụ thể.

2. Kĩ năng :

- Tóm tắt một văn bản nghị luận với độ dài vừa phải

- Trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể lớp.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc và làm bài

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình

 

doc 4 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Tiết 118
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : 
- Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận.
- Cách tóm tắt văn bản nghị luận cụ thể.
2. Kĩ năng : 
- Tóm tắt một văn bản nghị luận với độ dài vừa phải
- Trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể lớp.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc và làm bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
	Hoạt động của GV – HS	
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV cho HS đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sgk.
- HS đọc, trao đổi, trả lời và bổ sung.
Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn hôm nay
HĐ2
- HS đọc, xác định chủ đề và mục đích của văn bản.
- GV nhận xét, khái quát.
- Bố cục của bài viết?
- HS tóm tắt các ý và trình bày văn bản tóm tắt của mình.
- Các em khác nghe và nhận xét.
1. Đọc văn bản:
- Dự định tóm tắt vừa thiếu lại vừa thừa.
- Nên bỏ ý (thừa): “Thơ mới là phong trào văn học phong phú có nhiều yếu tố tích cực”
- Thêm vào (thiếu): Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng. Đó là một đặc điểm lớn.
2. Đọc bài: “Một thời đại trong thi ca”:
- Chủ đề: Cảm nhận về tinh thần thơ mới là ở chữ tôi - ý thức cá nhân trỗi dậy một cách tuyệt đối. Đó là cái tôi đáng thương và tội nghiệp chứa đầy bi kịch. Đồng thời khẳng định bi kịch ấy đã dồn vào tình yêu tiếng Việt, yêu thơ, yêu quê hương đất nước mình.
- Mục đích: Bàn về cái tôi trong thơ mới để người đọc, người nghe hiểu được tinh thần chung về nội dung của thơ mới đồng thời thấy được ý nghĩa xã hội, thời đại tâm lý của lớp người trẻ.
- Tác giả khai triển bài viết:
+ Nêu vấn đề bàn luận: Tinh thần thơ mới.
+ Cái khó giữa ranh giới thơ mới và thơ cũ.
+ Đưa ra nguyên tắc: Không căn cứ vào bài dở mà đối sánh bài hay với bài hay và trên đại thể.
+ Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi.
- Các ý:
+ Các khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ là ở chữ tôi và chữ ta.
+ Chữ tôi nếu trước đây có cũng phải ẩn mình sau chữ ta. Chữ tôi trong thơ mới là theo nghĩa tuyệt đối của nó.
+ Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp. Nó diễn tả các bi kịch và tâm hồn lớp trẻ.
+ Họ giải quyết bi kịch ấy bằng cách gửi vào tiếng Việt. Vì tiếng Việt là vong hồn các thế hệ đã qua.
4. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại bài học.
- Soạn ôn tập làm văn: Tổ 1,2: Câu 1; Tổ 3,4: Câu 2.
Tiết 119
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận ;
- Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về tóm tắt văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.
2. Kĩ năng
- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.
- Viết đoạn văn, bài văn nghị luận vận dụng các thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
- Tóm tắt văn bản nghị luận.
- Viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc và làm bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS dựa vào bài soạn, trả lời câu hỏi.
+ Tổ 1,2 câu1
- GV hướng dẫn nhận xét, bổ sung.
HĐ2
- HS dựa vào bài soạn, trả lời câu hỏi.
+ Tổ 3,4 câu 2
- GV khái quát.
-> Nêu rõ quan điểm của người viết.
-> Phân tích phải đi liền với tổng hợp. 
HĐ3
- Nhóm 1,2 bài tập 2.
- Nhóm 2,4 bài tập 3.
- Các em hoạt động nhó. Đại diện nhóm trình bày.
- GV gợi ý nhận xét, bổ sung.
- Có thời gian cho HS phát biểu bài bác bỏ đã chuẩn bị ở nhà của mình.
I. NỘI DUNG:
Câu 1 
1.Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận
2.Thao tác lập luận phân tích và luyện tập.
3.Thao tác lập luận so sánh và luyện tập. 
4.Thao tác lập luận bác bỏ và luyện tập. 
5.Thao tác lập luận bình luận và luyện tập... 
Câu 2: Bảng tổng hợp:
* Thao tác So sánh
- Nội dung: So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng.
- Yêu cầu và cách làm: Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng một tiêu chí.
* Thao tác Phân tích
- Nội dung: Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành nhữngvấnđề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng.
- Yêu cầu và cách làm : Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc.
* Thao tác Bác bỏ
- Nội dung : Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe.
- Yêu cầu và cách làm:
+ Bác bỏ luận điểm, luận cứ.
+ Phân tích chỉ ra cái sai.
+ Diễn đạt rành mạch, rõ ràng. 
* Thao tác Bình luận
- Nội dung: Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.
- Yêu cầu và cách làm: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận. Đề xuất được những ý kiến đúng. Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. 
* Tóm tắt văn bản nghị luận
- Nội dung : Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó.
- Yêu cầu và cách làm
Đọc kĩ văn bản gốc.Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt. Tìm cách diễn đạt lại luận điểm.
 * Viết tiểu sử tóm tắt
- Nội dung : Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu
- Yêu cầu và cách làm:
+ Nguồn gốc.
+ Quá trình sống.
+ Sự nghiệp.
+ Những đóng góp.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 2
- Phân tích: Cơ sở để xuất hiện câu “thất bại là mẹ thành công” 
+ Trải qua thất bại.
+ Biết rút ra bài học trải nghiệm cho bản thân.
- Bác bỏ:
+ Sợ thất bại nên không dám làm gì.
+ Bi quan chán nản khi gặp thất bại.
+ Không biết rút ra bài học.
Câu 3
- Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có.
- Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”
4. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại các thao tác: phân tích, so sánh và bác bỏ chuẩn bị thi học kỳ II.
- Ôn tập các tác phẩm đã học.
Duyệt tuần 35 - 25/4/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docT35.doc