Giáo án Ngữ văn 11 tuần 3

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 3

Tuần: 03

Tiết: 09

THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Thao tac phân tích và mục đích của phân tích.

 - Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.

 - Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.

 - Viết bài phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, làm phần luyện tập

 

doc 6 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03
Tiết: 09
THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Thao tac phân tích và mục đích của phân tích.
	- Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
	- Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
	- Viết bài phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, làm phần luyện tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1
- Hướng dẫn HS đọc ngữ liệu và trả lời các yêu cầu trong sgk trang25, 26.
- HS đọc ngữ liệu; trao đổi nhanh các yêu cầu và trả lời:
 + Sở Khanh: bần tiện, bẩn thiểu đại diện cho sự đồi bại...
 + Các luận cứ:
 -> Làm nghề đồi bại..,
 -> Gỉa làm người tử tế để lừa gạt con gái ngây thơ
 -> Hắn lừa bịp, tráo trở
+ Sau khi phân tích - lập luận tổng hựop, khái quát bản chất của hắn.
- Thế nào là phân tích trong văn nghị luận? Yêu cầu của thao tác này?
- HS trả lời, GV tổng hợp.
HĐ 2
- Hướng dẫn HS đọc ngữ liệu (1),(2) sgk trang 26, 27.
- HS đọc ngữ liệu và trả lời các yêu cầu trong sgk
*GV tổng hợp và hướng HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ 3
- Phân lớp thành 2 nhóm lớn.
- HS HĐ nhóm và sau đó đại diện trả lời.
* GV gợi ý HS nhận xét, hoàn chỉnh.
*Gợi ý:
- Các từ trái nghĩa
- Lặp từ, đảo ngữ
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.
- Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc.
- Các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng)
* Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp.Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.
II. CÁCH PHÂN TÍCH
- Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa các đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích)
- Khi phân tích, cần đi sâu vào các yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặt biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
III. LUYỆN TẬP.
Bài 1/ 28
 a/ Quan hệ nội bộ đối tượng (diễn biến, các cung bậc tâm trạng bàn hoàn của TK), đó là tâm trạng đau xót, quẩn quanh, bế tắc.
 b/ Quan hệ giữ đối tượng này với đối tượng khác có liên quan: Bài thơ Lời kĩ nữ - Xuân Diệu với bài Tì Bà hành - Bạch Cư Dị.
 Bài tập 2/ 28
 (về nhà làm)
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tập viết các đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích.
	- Soạn bài Thương Vợ - Trần Tế Xương.
Tiết: 10,11
THƯƠNG VỢ
(Trần Tế Xương)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, giàu đức hy sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương.
	- Phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữ trữ tình và trào phúng
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu thơ trữ tình thewo đặc trưng thể loại.
	- Phân tích, bình giảng thơ.
	3.Thái độ: tri ân người phụ nữ, người mẹ
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1
- Cho HS đọc tiểu dẫn, giới thiệu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
- HS dựa sgk trả lời ngắn gọn.
* Gợi ý HS tìm hiểu về bà Tú và tên gọi Tú Xương.
- Bà Tú:
 + Tên thật Phạm thị Mẫn.
 + Quê Hải Dương
 + Hiền thục, tần tảo, yêu chồng, thương con và biết trân trọng tài năng và cá tính của ông.
- Tú Xương: ông thi nhiều lần mới đổ Tú Tài và chỉ sống 37 năm.
HĐ 2
- Những từ ngữ thể hiện công việc tần tảo, gian lao của bà Tú? 
- HS: Thảo luận theo cặp, trả lời.
*Giảng:
Bà Tú (thân cò)
(vế I) 5 con
(vế II) 1 chồng
* Số từ 5 1 tác giả đặt mình ngang các con nhưng ở vị trí phía sau: coi mình như một kẻ ăn bám, một gánh nặng mà đáng lẻ chỉ có ở: mẹ và con.
- Phân tích nghệ thuật đảo ngữ và dùng từ của tác giả?
*Gợi ý để HS phát hiện: Biểu tượng con cò (trở thành: thân cò – thân phận bà Tú) trong ca dao?
* Sự thành công trong sử dụng câu đối
- Giảng : Tú Xương chuyển từ miêu tả sang tâm sự của người vợ - đó là sự nhọc nhằn của chính mình, bật ra thành tiếng chửi. Theo em, tiếng chửi đó có ý nghĩa gì ?
- HS phát biểu.
- Nêu giá trị nghệ thuật ?
- HS dựa vào ghi nhớ sgk phát biểu.
- Gía trị của bài học?
- HS trả lời, GV tổng hợp
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 - Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân và một sự nghiệp thơ ca bất tử.
 - Thơ trào phúng và trữ tình đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước; có đóng góp quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc.
 2. Tác phảm:
 - Phẩm chất cao quí của phụ nữ VN.
 - Đề tài : viết về người vợ.
II. ĐỌC - HIỂU:
1. Nội dung:
a. Hai câu đề:
- Thời gian “Quanh năm”: một công việc thường nhật.
- Không gian “mom sông”: công việc đó diễn ra quanh quẩn một doi đất nhỏ nhô ra sông – cheo leo, chênh vênh.
- “Nuôi đủ”: chứa nhiều hàm nghĩa: không chỉ là chăm lo tận tụy mà cả sự chịu đựng. 
 => Nỗi vất vã gian truân. (Sự tri ân của ông với vợ)
b. Hai câu thực:
- “lặn lội”, “ thân cò”: sự âm thầm, nhọc nhằn, vất vả trong công việc, tăng sắc thái tội nghiệp trong hoàn cảnh kiếm sống. 
- “eo sèo”, “ đò đông”: công việc phức tạp, bấp bênh.
 => Nỗi nhọc nhằn, bấp bênh trong công việc của bà Tú phải chịu đựng để lo tròn bổn phận với gia đình. (Sự cảm thông của ông Tú)
c. Hai câu luận:
- Cảnh đời oái oăm bà Tú phải gánh chịu.
- Tiếng thở dài nặng nề, chua chát. 
 => Cam chịu, an phận. (Thấu hiểu tâm tư của vợ, do đó càng thương vợ sâu sắc)
d. Hai câu kết:
- Tiếng chửi, tự chửi mình. 
- Chửi thói đời đen bạc.
 => thái độ tự giằn vặt, trách mình, bất lực.
2. Nghệ thuật:
- Hình thức sử dụng từ ngữ, luật thơ đậm chất dân tộc.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.
3. Ý nghĩa:
 - Chân dung người vợ qua cảm xúc yêu thương và tiếng cười tự trào.
 - Thể hiện một cách nhìn về thân phận người phụ nữ.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- Phân tích sự vận dụng sáng tạo từ ngữ, hình ảnh dân gian trong bài thơ.
Tiết: 12 Đọc thêm
KHÓC DƯƠNG KHUÊ – Nguyễn Khuyến.
VỊNH KHOA THI HƯƠNG – Trần Tế Xương
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Tiếng khóc chân thành, xót xa qua âm hưởng da diết của thể thơ song thất lục bát.
	- Sự xáo trộn của trường thi với quang cảnh nhốn nháo, ô hợp với hình ảnh trào lộng.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả và bố cục bài thơ.
- HS dựa vào tiểu dẫn để tìm hiểu.
- Hướng dẫn HS phân tích từ ngữ thể hiện nỗi xót thương khi bạn qua đời?
- Phân tích những kĩ niệm vui - buồn của tình bạn để thấy được họ là tri ân, tri kỉ.
GV: phân tích việc sử dụng điển cố điển tích nhằm diễn tả nỗi mất mác khi không còn người tri âm, tri kỉ.
- Hướng dẫn HS phân tích các biện pháp dược sử dụng trong bài thơ.
HĐ 2.
* GV phân nhóm cho HS tảo luận.
- N 1: Sự khác thường trong kì thi.
- N 2: Hình ảnh sĩ tử và quan trường.
- N 3: Sức mạnh châm biếm, đả kích của bài thơ.
- N 3: Tâm trạng và thái độ của tác giả.
* HS: Đại diện nhóm trình bày và nhận xét bổ sung.
- GV gợi ý để HS phát biểu về nghệ thuật.
I. KHÓC DƯƠNG KHUÊ.
1. Nội dung:
 - Hai câu đầu: đau xót khi hay tin bạn mất. 
 - Câu 3->22: Tình bạn chân tình, thuỷ chung gắn bó.
 - Các câu còn lại: Nỗi hụt hẫng, trống vắng khi bạn không còn.
 => Nỗi đau, sự trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời.
2. Những biện pháp tu từ đặc sắc.
 - Cách nói giảm: Bác Dương thôi đã thôi rồi
 - Biện pháp nhân hóa: Nước mây man mác
 - Cách nói so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương
 - Cách sử dụng lối liệt kê: có lúc, có khi
 => Tấm lòng, tình bạn thân thiết của nhà thơ đối với bạn.
II. VỊNH KHOA THI HƯƠNG
1. Nội dung:
- Hai câu đầu: Sự xáo trộn trong trường thi.
- Bốn câu tiếp: Cảnh trường thi nhốn nháo ô hợp.
- Hai câu cuối: Thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh nước mất.
2. Nghệ thuật:
- Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, âm thanh đảo trật tự cú pháp.
- Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ sự hài hước châm biếm.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- Chuẩn bị bài: luyện tập thao tác lập luận phân tích. 
 NTL, ngày tháng năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc