Giáo án Ngữ văn 11 tuần 27

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 27

Tuần 27

Tiết 94,95

TÔI YÊU EM

( Pu-skin )

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

- Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng.

 - Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Pu-skin.

2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.

3.Thái độ: Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và niềm tin trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 5 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 94,95 
TÔI YÊU EM
( Pu-skin )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : 
- Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng.
	 - Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Pu-skin. 
2. Kĩ năng : 
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.
3.Thái độ: Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và niềm tin trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào?
- GV gợi dẫn, HS trả lời .
HĐ2
- GV đề bài thơ như thế nào ?
* Tôi yêu em : nhan đề do người dịch tự đặt căn cứ vào mạch tình cảm của bài thơ. Cách xưng hô: Tôi – Em: Nói đúng tình cảm quan hệ giữa nhân vật trữ tình và em – vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở. Có thể coi đây là bức thư tình. 
- Nội dung bốn câu đầu của bài thơ?
- Trao đổi thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. 
- Cách thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào?
* Lý trí muốn chối bỏ, tình yêu lại tuôn trào: Ngọn lửa tình/không muốn bận lòng. Vậy là tình thế trong bài thơ là tình yêu đơn phương.
- Nội dung bốn câu cuối của bài thơ?
- Tại sao nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị ?
- HS trả lời, GV tổng hợp :
 “Hết rồi tình đã vỡ tan
Anh hôn lần chót đôi bàn chân em
Những lời chua xót thốt lên
Anh nghe lời đáp của em hết rồi”
- Giá trị nghệ thuật và ý nghĩa văn?
+ HS trả lời.
+ GV tổng hợp:
 Đề cao phong cách tình yêu : Chân thành đằm thắm mà không thô thiển mù quáng, thiết tha say sưa mà vẫn tỉnh táo và cao thượng.
HĐ3 : Hướng dẫn đọc thêm
- HS phát biểu nét cơ bản về tác giả và tác phẩm dựa vào tiểu dẫn sgk.
- Hình ảnh mở đầu bài thơ là đôi mắt, ý nghĩa của chi tiết nghệ thụât này?
 “như trăng kia muốn lặn sâu vào biển cả”.
“Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
Anh không dấu em một điều gì”
 “Dù tin tưởng chung một đời một mộng
Anh là anh, em vẫn cứ là em”
 (Xa cách- Xuân Diệu)
- Cấu trúc và nội dung củađoạn thơ? 
- HS đọc khổ thơ cuối và xác định nội dung cơ bản?
* Khẳng định mối quan hệ giữa tình yêu và đời sống con người, sự huyện diệu, bí ẩn và đòi hỏi khám phá.
I. TÌM HIỂU CHUNG: 
1. Tác giả:
- A-lếch-xan-đrơ Pu-skin (1799- 1837), nhà thơ vĩ đại, ‘mặt trời thi ca Nga’ ;
- Có ý nghĩa to lớn không chỉ trong văn chương mà cả trong sự thức tỉnh của dân tộc Nga.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ tình nổi tiếng được khơ nguồn từ mối tình có thật hưng không thành của nhà thơ với Ô-lê-nhi-a – con gái vị Chủ tịch viện Hàn lâm nghệ thuật Nga ;
- Đực coi là viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Bốn câu đầu :
- Một tình yêu say đắm, mãnh liệt, biết là đơn phương nhưng vẫn yêu ;
- Tuy vẫn yêu nhương luôn biết tự kiềm chế.
-> Nhân vật trữ tình tuyên bố một kiểu yêu cao thượng: Tình yêu là tự nguyện, là hiến dâng, là hi sinh. Nhận sự thua thiệt, chỉ mong cho người mình yêu hạnh phúc. Đó chính là văn hóa tình yêu.
b. Bốn câu cuối :
- Một tình yêu với nhiều cung bậc, tỉnh táo.
-> yêu là sự hiến dâng, hi sinh thầm lặng.
- Biết là yêu vô vọng nhưng vẫn cao thượng.
-> Coi hạnh phúc của người yêu là hạnh phúc của mình.
=>Một tình yêu cao thượng, bao dung, nó vượt qua thói ích kỷ tầm thường hàng ngày, tình yêu 
chỉ cho mà không hề nhận. 
2. Nghệ thuật :
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc.
- Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng, khi kiên quyết, day dứt
3. Ý nghĩa văn bản :
 Dù trong hoàn cảnh và tình yêu thế nào, con người cần phải sống chân thành, mãnh liệt, cao thượng và vị tha.
III. Bài Thơ SỐ 28 – R. Ta-gô :
1. Tình yêu là sự hoà điệu của tâm hồn hai người:
- Đôi mắt:
+ Sự biểu đạt của tâm hồn
+ Đôi mắt em băn khuăn dò hỏi, khao khát được hiểu thấu người mình yêu!
+ So sánh: đôi mắt: Trăng hiểu biển, biển hiểu trăng, tâm hồn muốn tìm hiểu tâm hồn.
+ Anh hiểu em và anh giãi bày:
->Chân thành và mãnh liệt, em hướng về anh, anh hiểu em, cùng hướng về nhau, tình yêu đòi hỏi sự hoà điệu của hai tâm hồn.
3.Tình yêu là sự hiến dâng tự nguyện:
- Giả định: anh là.. anh là...
->Tự nguyện hiến dâng, dịu dàng âu yếm.
- Trái tim: vừa cụ thể, vừa trìu tượng, vừa nhỏ bé, vừa lớn lao... dẫu em có cả vương quốc trái tim tình yêu của anh, em cũng không thể nào hiểu hết được nó! 
->Tình yêu không thể hiểu bằng quan sát, phân tích, chỉ có thể hiểu tình yêu bằng chính tình yêu!
4. Tình yêu là sự đa dạng, phong phú, là cuộc sống :
- Cấu trúc sóng đôi: Anh là A, là B, là C
- Trái tim tình yêu với những cung bậc cảm xúc tưởng chừng như đối lập nhau: niềm vui/ nỗi khổ đau; 
- Tính triết lí: tình yêu chẳng dễ tỏ bày, chẳng dễ phản ánh và bộc lộ trọn vẹn 
4.Hướng dẫn tự học: 
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Tìm những nét tương đồng trong tình yêu ở Tôi yêu em với Tương tư.
Tiết 96
TRẢ BÀI SỐ 6
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : 
- Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng.
	 - Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Pu-skin. 
2. Kĩ năng : 
- Viết bài nghị luận xã hội.
- Viết bài nghị luận văn học.
3.Thái độ: 
- Trân trọng tình bạn trong học tập, rèn luyện.
- Yêu quí quê hương và góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm
	2. Học sinh: Đọc bài, xem lại đề
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm,
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
Câu 1: (2 điểm).
	Ý nghĩa văn bản Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh?
 Câu 2: (3 điểm)
	Viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về Tình bạn.
Câu 3: (5 điểm)
Phân tích khổ thơ: 
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
(Tràng giang – Huy Cận)
HĐ2: Hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
- Yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sốngvượt;
1.0
- Kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ của cuộc sống.
1.0
2
a. Về kĩ năng:
 Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp
b. Về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về tình bạn trong học tập, rèn luyện và trong sinh hoạt đời thường, thí sinh biết lập luận phân tích, so sánh làm rõ việc tình bạn chân chính và tình bạn vụ lợi đang được dư luận quan tâm. Có thể học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng phải đạt được các ý sau:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 
0.5
- Giải thích khái niệm tình bạn.
0.5
- Phân tích, chứng minh: Tình bạn trong sáng, lành mạnh sẽ giúp đở, cổ vũ cho nhau vượt qua những khó khăn trong học tập, rèn luyện Tình bạn không lành mạnh thường dẫn đến những hậu quả khó lường.
1.0
- Bàn luận: Tấm gương về tình bạn từ xưa đến nay có ảnh hưởng lớn đến việc kết bạn trong học đường.
0.5
- Khái quát lại vấn đề nghị luận; đồng thời rút ra bài học liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động cần làm.
0.5
3
a.Về kĩ năng: 
 HS biết làm bài văn nghị luận, vận dụng các thao tác nghị luận để làm bài. Dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn đúng cách...
b.Về kiến thức: 
 HS biết vận dụng những hiểu biết đã học ở bài: Tràng giang của Huy Cận để làm bài. HS có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu khái quát tác giả và tác phẩm; đồng thời đặt vấn đề gợi dẫn sang phần tiếp theo.
0.5
- Ba câu đầu: gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa;
2.0
- Củi “lạc mấy dòng”: gợi sự trôi nỗi, bấp bênh, vô định của kiếp người bơ vơ giữa dòng đời.
2.0
- Giọng thơ mang phong vị đường thi sâu lắng, những rung cảm tinh vi và sáng tạo.
0.5
*Lưu ý: Chỉ cho điểm tuyệt đối khi câu 2,3 học sinh đảm bảo cả kỹ năng và kiến thức.
..Hết.
4. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại lý thuyết bài viết.
- Đọc và soạn bài Người trong bao.
Duyệt tuần 27 - 07/3/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docT27.doc