Giáo án Ngữ văn 11 tuần 22

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 22

 Tuần: 22

 Tiết 79,80

VỘI VÀNG

(Xuân Diệu)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

- Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.

- Đặc sắc phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước CM8.

 2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu thơ thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích một bài thơ mới.

3. Thái độ:

- Trân trọng và sử dụng thời gian của cuộc đời cho hợp lí.

- Đừng hoang phí tuổi xuân một cách vô bổ.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 5 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 22
 Tiết 79,80	 
VỘI VÀNG
(Xuân Diệu)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
- Đặc sắc phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước CM8.
	2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu thơ thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích một bài thơ mới.
3. Thái độ:
- Trân trọng và sử dụng thời gian của cuộc đời cho hợp lí.
- Đừng hoang phí tuổi xuân một cách vô bổ.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- GV khi nào người ta vội vàng? Giới thiệu bài.
- HS theo dõi sgk đọc tiểu dẫn và nêu những thông tin chính về tác giả, tác phẩm.
HĐ2 
- Điệp từ “Tôi muốn” và cách liệt kê “Này đây” nói lên khát vọng gì?
- Quan niệm mới của Xuân Diệu cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc?
*Cảm nhận của tác giả từ thị giác sang vị giác.
- Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào?
- Vì sao tác giả có tâm trạng vội vàng, cuốn quýt trước sự trôi qua nhanh của thời gian.
- HS trao đổi nhóm, trả lời.
- Biết cuộc sống trần gian đẹp nhưng thời gian trôi nhanh, đời người ngắn ngủi, nên tác giả đã sống như thế nào?
* GV từ cách xưng hô “Tôi” đến “Ta” nói lên diễn biến tâm trạng và nhận thức của Xuân DiệuNhận thức về bi kịch của sự sống dẫn đến một ứng xử rất tích cực trước cuộc đời.
- Về nghệ thuật, tác phẩm có những điểm gì nổi bật? (hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu)
- HS trao đổi, trả lời.
- Ý nghĩ văn bản?
- HS trả lời, GV tổng hợp.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Xuân Diệu nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn;
- Có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: rút trong tập “Thơ thơ” – 1938.
- Tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Niềm ngất ngây yêu đời, yêu cuộc sống nêu lên lí lẽ sống vội:
- Phát hiện và say sưa ca ngợi thiên nhiên: 
+ Biết bao niềm hạnh phúc kỳ thú;
+ Thể hiện quan niệm mới: trong thế giới đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
- Băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự trôi nhanh của thời gian:
+ Quan niệm thời gian tuyến tính: một đo không trở lại.
+ Cảm nhận bi kịch về sự sống: mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn
=> Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; nhưng thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi. Vì thế cần sống vội.
b. “Thực hành” sống vội vàng:
- Vội vàng là chạy đua với thời gian: sống mạnh mẽ, đầy đủ với từng phút giây của sự sống.
- Thể hiện mãnh liệt cái tôi đầy tham muốn.
-> Bộc lộ quan niện nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống.
2. Nghệ thuật:
- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí;
- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ;
- Sử dụng ngôn từ; nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt
3. Ý nghĩa văn bản:
 Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Học thuộc bài thơ.
	- Xuân Diệu giãi bày về tập Thơ thơ”Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân; đây là lòng tôi đương thời sôi nổi; đây là tuổi xuân của tôi và đây là sự sống của tôi nữa”. Theo em ý tưởng thi ca đó in dấu ấn như thế nào trong bài thơVội vàng?
Tiết 81 
TRÀNG GIANG
(Huy Cận)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tràng giang và tâm trạng của nhà thơ.
- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận : sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; 
tính chất suy tưởng, triết lí,...
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, bài giảng tác phẩm trữ tình. 
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Xem bài, soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- Đọc tiểu dẫn và giới thiệu một vài nét khái quát về tác giả? 
- Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ? 
*Hoàn cảnh sáng tác: Một buổi chiều mùa thu 1939, HC đứng ở bờ nam bến Chèm, nhìn sang dòng sông Hồng mênh mang và nghĩ về những kiếp người vô định, trôi nổi -> sáng tác bài thơ.
HĐ2
*Nhan đề và lời đề từ: 
- Nhan đề: 
+ Vần “ang” liền nhau: tạo dư âm vang – xa - trầm - lắng → gợi cảm giác mênh mang bát ngát.
+ Âm Hán việt: sắc thái cổ kính, trang trọng.
- Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
+ Tình: bâng khuâng, thương nhớ.
+ Cảnh: trời rộng, sông dài.
->Đối diện với cái vô cùng, vô tận của không gian vốn vô thuỷ vô chung của thời gian, con người cảm nhận một cách thấm thía nỗi cô đơn, nhỏ nhoi của mình, thấy bơ vơ lạc lỏng. Đó là nỗi niềm của cái tôi trữ tình và cũnng là nét chạc chủ âm của toàn bài thơ.
- Bài thơ mở ra với khung cảnh như thế nào? 
- Hình ảnh nào trong khổ thơ gợi cho em nhiều ấn tượng nhất? 
- Sang khổ thứ 2 bức tranh Tràng giang có thêm những hình ảnh nào? Cồn - nhỏ, làng - xa, Chợ - vãn, bến – cô liêu. Sự xuất hiện của các hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? 
- Phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy? 
- Ở khổ thơ này, bức tranh tràng giang được bổ sung thêm một vài hình ảnh, đó là những hình ảnh nào? 
*GV: Hình ảnh cầu - đò gợi: sự giao nối đôi bờ, tín hiệu của sự giao hoà, ấm cúng, thân mật và từ láy lặng lẽ: tăng nỗi buồn, cô đơn.
- Hãy trình bày cảm nhận của em về nỗi nhớ nhà của tác giả? 
*Dợn dợn: từ láy thể hiện sự dồn nén, cồn cào -> tâm trạng nhớ quê không còn trong ý thức mà thành cảm giác thấm thía. “Không khói” – “nhớ nhà”: nỗi nhớ da diết, sâu nặng hơn.
- GV gợi ý để HS so sánh với ý thơ của Thôi Hiệu.
- Gía trị nghệ thuật của văn bản?
* Giọng thơ mang phong vị đường thi sâu lắng, những rung cảm tinh vi và sáng tạo hiện đại.
- Ý nghĩa của văn bản?
- GV nỗi buồn bao trùm bài thơ là nỗi buồn thời đại, nối buồn thế hệ.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: 
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới với hồn thơ Aỏ nảo.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. 
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: rút trong tập Lửa thiêng (1939)
- Nhan đề: so sánh tên gọi tràng giang với trường giang.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Khổ 1: 
- Ba câu đầu: gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa;
- Củi “lạc mấy dòng”: gợi sự trôi nỗi, bấp bênh, vô định của kiếp người bơ vơ giữa dòng đời.
b. Khổ 2: 
- Từ láy: đìu hiu, lơ thơ, chót vót; 
- Hình ảnh: cồn nhỏ, làng xa, bến cô liêu...
-> Cảnh vật chìm sâu trong tĩnh lặng, cco đơn, hiu quạnh.
c. Khổ 3:
- Hình ảnh “bèo”: gợi sự vô định, lênh đênh, chia lìa.
- Không cầu, đò: phủ định sự sống, sự nối kết
->Thèm khát sự sống, sự giao hoà giữa những con người, khát khao giao cảm với đời.
d. Khổ 4:
- Hai câu đầu: bức tranh cổ điển kì vĩ, nên thơ.
với nhiều tầng liên tưởng. 
- Hai câu cuối: bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê da diết.
2. Nghệ thuật:
- Sự kết hợp hìa hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại.
- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn giữa vũ trụ rộng lớn.
- Niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.
	4. Hướng dẫn tự học;
	- Học thuộc bài thơ.
 - Theo Xuân Diệu, Tràng giang là bài thơ “ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc”.
	- Làm bài tập: thao tác lập luận bác bỏ.
Duyệt tuần 22 - 24/01/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docT22.doc