Giáo án Ngữ văn 11 tuần 20

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 20

Tuần: 20

Tiết: 73

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

(Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chiến sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

- Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy sức lôi cuốn.

 2. Kỹ năng:

Đọc - hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại.

 3.Thái độ: Trân trọng khát vọng lên đường trong buổi đầu cứu nước.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hỏi đáp,hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc 4 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết: 73
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chiến sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
- Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy sức lôi cuốn.
	2. Kỹ năng:
Đọc - hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại.
	3.Thái độ: Trân trọng khát vọng lên đường trong buổi đầu cứu nước.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp,hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Đôi nét về tác giả?
- Giới thiệu bài, chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội.
- GV yệu cầu HS đọc, tóm lược những điểm chính về tác giả.
HĐ2
- Chí làm trai có phải là nội dung hoàn toàn mới trong VH hay không? Nét mới ở đây là gì?
+ HS trao đổi trà lời.
+ GV giảng thêm: Giọng thơ khẳng định, khuyến khích, giục giã.
- Tìm những từ trái nghĩa ở hai câu thơ này? Giải thích câu “hiền thánh còn đâu học cũng hoài”. Lí do nào khiến tác giả nói như vậy? Sự phủ định ở đây phải chăng có điều gì chưa đúng?
- HS suy nghĩ trả lời: Điệp từ, động từ mạnh, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ rắn rỏi...
- Hình ảnh, từ ngữ trong hai câu cuối để lại cho em ấn tượng gì? Qua đó em cò suy nghĩ, đánh giá gì về PBC?
- Nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong văn bản?
- Ý nghĩa của văn bản?
- HS dựa vào phần ghi nhớ sgk để trả lời.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn, “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”
- Nhà văn, nhà thơ lớn, khơi nguồn cho loại văn trữ tình – chính trị.
2. Tác phẩm:
- Hoành cảnh ra đời: viết trong buổi chia tay bạn bè lên đường sang Nhật Bản.
- Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại; ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Hai câu đề:
- Quan niệm mới về “chí làm trai”.
- Khẳng định lẽ sống đẹp:
+ Phải biết sống cho phi thường, hiển hách;
+Phải dám mưu đồ xoay chuyển “càn khôn”.
b. Hai câu thực:
- Khẳng định trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc;
- Không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn là trách nhiệm trước lịch sử dân tộc.
c. Hai câu luận:
- Nêu hiện tình của đất nước: ý thức về vẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc.
- Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ, bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong.
d. Hai câu kết:
- Tư thế, khát vọng lên đường của bậc trượng phu, hào kiệt;
- Sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc, tìm đường làm sống lại giang sơ đã chết.
2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ khoáng đạt;
- Hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi;
- Tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Học thuộc lòng bản dịch thơ.
	- Bình giảng hai câu cuối.
Tiết 74 
NGHĨA CỦA CÂU
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Khái niệm, những nội dung nghĩa sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
	- Khái niệm, những biểu hiện nghĩa tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu.
	- Quan niệm giữa hai thành phần nghĩa trong câu.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu;
	- Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp;
	- Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Xem bài, làm bài tập luyện tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- GV yêu cấu HS tìm hiểu mục I.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi.
- HS trao đổi, trả lời các sự việc:
+ Cặp A: cả hai cùng nói đến sự việc Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏ.
+ Cặp B: cả hai câu cùng đề cập đến sự việc người ta cũng bằng lòng.
- Mỗi câu thường có mấy thành phần nghĩa? Đó là những thành phần nào?
- Các thành phần nghĩa trong câu có quan hệ như thế nào?
HĐ2
- Nghĩa sự việc của câu là gì?
- Cho biết một số biểu hiện của nghĩa sự việc (sv)?
- Nghĩa sự việc thường biểu hiện ở thành phần ngữ pháp nào của câu?
HĐ3
- HS đọc và làm BT trong SGK, 
- GV hướng dẫn, gợi ý.
Bài 2.
- Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ: kể thực đáng. các từ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc: có một ông rể quý như Xuân; danh giá; đáng sợ. Nghĩa tình thái thừa nhận sự việc “danh giá”, nhưng cũng nêu mặt trái của nó là “ đáng sợ”.
- Từ tình thái có lẽ thể hiện sự phỏng đoán về sự việc chọn nhầm nghề.
- Có hai sự việc và hai nghĩa tình thái:
sv1: “họ cũng phân vân như mình”. Sv mới chỉ là phỏng đoán (từ dễ,có lẽ, hình như)
Sv 2: “mình cũng ko biết rõ con gái mình có hư hay ko”(nhấn mạnh bằng ba từ: đến chính ngay 
3.Chọn từ hẳn 
1. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU:
a. So sánh, nhận xét ngữ liệu:
Câu a1 có dùng từ hình như, thể hiện độ tin cậy chưa cao.
Câu a2 không dùng từ hình như, thể hiện độ tin cậy cao
b. Nhận xét:
Mỗi câu thường có hai tp nghĩa: tp nghĩa sự việc và tp nghĩa tình thái.
Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết, trừ trường hợp câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán
2. NGHĨA SỰ VIỆC:
a. Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
b. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:
- Nghĩa sv biểu hiện bằng hành động.
- Nghĩa sv biểu hiện ở quá trình.
- Nghĩa sv biểu hiện ở quan hệ.
- Nghĩa sv biểu hiện ở trạng thái, tính chất,...
c. Nghĩa của câu thường được biểu hiện nhờ những tp ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số tp phụ khác. 
3. LUYỆN TẬP: 
Bài 1. 
Câu 1 diễn tả hai trạng thái: ao thu lạnh. nước thu trong.
Câu 2 nêu một sự việc (đặc điểm): thuyền bé.
Câu 3 nêu một sự việc (quá trình): sóng gợn.
Câu 4 nêu một sự việc (quá trình): lá đưa vèo
Câu 5 nêu 2 sv, trong đó có một sv (trạng thái): tầng mây lơ lửng, một sv: trời xanh ngắt
Câu 6 nêu 2 sv, trong đó có một sv (đặc điểm): ngõ trúc quanh co, một sv (trạng thái): khách vắng teo.
Câu 7 nêu hai sự việc (tư thế): tựa gối, buông cần.
Câu 8 nêu một sự việc (hành động): cá đớp.
	4. Hướng dẫn tự học;
	- Liên hệ so sánh với nghĩa của từ để nhận thấy sự tương ứng ở hai thành phần nghĩa của từ và câu. Ví dụ: chết/hy sinh/toi...
	- Dùng một câu cốt lõi rồi thêm vào các từ tình thái để dễ nhận ra hai thành phần nghĩa, ví dụ: Hình như/ chắc chắn/có lẽ/quả thật/...+ mọi người đã đến.
Tiết 75 
BÀI VIẾT SỐ 5
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học (phân tích, so sánh) để làm một bài NLXH.
- Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
- Tạo hứng thú học văn và niềm vui viết văn.
. 	2. Kỹ năng:
	Viết bài nghị luận xã hội theo đúng thao tác
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. GV ra đề,(đề tập trung) hướng dẫn ngắn gọn,
Duyệt tuần 20 - 03/01/2011
P.HT
 	3. HS làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docT20.doc