Giáo án Ngữ văn 11 – Trường trung học phổ thông Cái Bè

Giáo án Ngữ văn 11 – Trường trung học phổ thông Cái Bè

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích Thượng kinh kí sự )

Lê Hữu Trác

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

 Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.

- Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.

- Tác phẩm tham khảo Thượng kinh kí sự.

- Tranh chân dung Lê Hữu Trác.

- Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.

 

doc 325 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1855Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 – Trường trung học phổ thông Cái Bè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường trung học phổ thông Cái Bè
Bộ môn: Ngữ Văn
-----o0o-----
GIÁO VIÊN: VÕ MINH NHỰT
NĂM HỌC 2009 - 2010
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Trường: THPT Cái Bè.	 Tuần lễ thứ: 01.
 Lớp: 11. Môn: Ngữ văn. 	 Tiết thứ: 1 - 2. 	
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH 
(Trích Thượng kinh kí sự )
Lê Hữu Trác
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS: 
 Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. 
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
Tác phẩm tham khảo Thượng kinh kí sự.
Tranh chân dung Lê Hữu Trác.
Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Tiến trình bài dạy:
 Vào bài: Lê Hữu Trác không chỉ được xem là thầy thuốc giỏi mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn lao cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Để hiểu rõ hơn về những điều này, ta cùng nhau tìm hiểu một đoạn trích tiêu biểu của ông Vào phủ chúa Trịnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm:
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn
+ HS: Đọc Tiểu dẫn
+ GV: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả? 
+ HS: Trả lời
+ GV: Giải thích thêm về hiệu của Lê Hữu Trác.
+ GV: Giải thích thêm về tác phẩm:
Tác phẩm ghi lại cảm xúc khi ông chữa bệnh, bộc lộ tâm trạng và đức độ của một người thầy thuốc. Quyển cuối cùng ở bộ sách này là một tác phẩm văn học: Thượng kinh kí sự.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: (SGK)
- Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông:
+ Gắn với quê hương
+ Gắn với con người: ghét danh lợi, yêu thiên nhiên, chuyên tâm làm thuốc, soạn sách dạy học trò à nhà văn, nhà thơ, danh y 
- Tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh
+ Gồm 66 quyển
+ Biên soạn gần 40 năm
+ Có giá trị y học và văn học
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm
+ GV: Ở THCS, em đã học kí nào? Tác phẩm đó của ai?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Như vậy, bằng những hiểu biết của mình, em hãy cho biết đó là một thể loại văn học như thế nào? 
+ HS: Thể kí: ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh
+ GV: Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm này?
+ HS: Dựa vào SGK để trả lời. 
2. Tác phẩm: 
- Thể loại: Kí là một thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc lịch sử, ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh.
- Quyển cuối cùng trong số 66 quyển, hoàn thành tháng 8 năm 1783.
- Nội dung: Ghi chép việc tác giả về kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm.
+ GV: Tóm tắt tác phẩm:
- Tháng 1 năm 1782, đang vui thú thiên nhiên, viết sách, chữa bệnh cứu dân, tác giả bị triệu về kinh đô vào chầu phủ chúa.
- Ông được dẫn đi thăm bệnh cho thế tử: bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc. Đơn thuốc của ông khác với đám danh y trong triều nên không được chấp nhận. Tuy vậy, chúa vẫn ban thưởng cho ông khiến ông rất băn khoăn.
- Thời gian ở lại kinh đô rất lâu để chờ thánh chỉ nên sau đó ông xin phép về quê.
- Chẳng bao lâu, chúa lại triệu ông về kinh. Chúa dùng thuốc, thấy dễ chịu nên khen thưởng cho ông rất hậu. Nhưng vận mệnh nhà chúa đã tới, bệnh thế tử ngày càng năng, còn chúa qua đời.
- Lần này, Lê Hữu Trác nhất định xin về quê ở ẩn.
- Về nhà được ít lâu, ông nghe tin nhà của quan Chánh đường (Người tiến cử cho ông chỗ ở) bị sát hại. Ông nhận thấy việc mình xa lánh danh lợi như thế là phần thưởng đúng đắn, hợp đạo lí.
+ GV: Cung cấp cho học sinh biết vị trí đoạn trích trong cả tác phẩm.
- Vị trí đoạn trích: Đến kinh đô, Lê Hữu Trác được sắp xếp ở nhà người em của Quận Huy Hoàng Đình Bảo. Sau đó, tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn trích bắt đầu từ đó.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
+ GV: Gọi học sinh đọc văn bản theo yêu cầu:
o Đọc chậm, chú ý một số lời thoại của quan Chánh đường, thế tử, người thầy thuốc, lời tác giả. 
o Giáo viên đọc trước một đoạn, học sinh đọc các phần còn lại. 
+ GV: Nhận xét cách đọc của học sinh.
+ GV: Lưu ý học sinh tìm hiểu những từ khó chú thích ở chân trang và cung cấp cho học sinh một số từ mới:
o “Bao lơn”: khoảng nhô ra phía ngoài tường ở cửa sổ.
o “Thị vệ”: quan lính bảo vệ kinh thành, cung điện, phủ đệ của vua chúa.
o “Phi tần”: Các vợ nhỏ, cung nữ hầu hạ vua
o “Khải”: Văn bản của các quan trình lên vua.
o “Phụng kê”: theo lệnh mà kê đơn.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
+ GV: Ghi lại sơ đồ các ý chính trong đoạn trích:
 Thánh chỉ à vào cung à qua nhiều lần cửa à vườn hoa à qua dãy hành lang quanh co liên tiếp à cửa lớn à hành lang phía tây à Đại Đường à gác tía à phòng trà à trở lại điếm Hậu mã ăn cơm à qua mấy lần cửa à hậu cung à dâng đơn à về nhà trọ.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quang cảnh và những sinh hoạt nơi phủ chúa
+ GV: Nhìn lại con đường tác giả vào phủ chúa, em có ấn tượng gì về quang cảnh phủ chúa? (Bên ngoài phủ chúa quang cảnh như thế nào? Bên trong phủ chúa có những gì? Nơi ở của thế tử được miêu tả ra sao?)
+ HS: Trả lời dựa theo sơ đồ tóm tắt ở trên.
+ GV: Tổng hợp các ý kiến phát biểu của học sinh và chốt lại.
+ GV: Từ những ấn tượng về phủ chúa, em có nhận xét gì? 
+ HS: Lấy ý kiến của tác giả khi mới bước vào phủ “Mình vốn  người thường” để phát biểu
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
a. Quang cảnh nơi phủ chúa:
- Bên ngoài phủ chúa:
 + Vào phủ phải qua nhiều lần cửa
+ Đường đi là những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp
+ Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương
 + Nơi đây có điếm “Hậu mã quân túc trực” , có những cây cối lạ lùng, những hòn đá kì lạ, cột bao lơn lượn vòng.
- Bên trong phủ chúa: 
 + Có nhà “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy
 + Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc
- Nội cung thế tử: 
+ Tối om
+ Vào được phải qua năm sáu lần trướng gấm
 + Có nệm gấm, màn là, đèn sáp sáng, ghế rồng sơn son thiếp vàng, hương hoa ngào ngạt
à Quang cảnh nơi phủ chúa là chốn thâm nghiêm, diễm lệ; màu sắc chủ đạo là đỏ vàng. Cuộc sống xa hoa, cảnh vật lạ lùng, không khí tù động, ngột ngạt, thiếu sinh khí.
+ GV: Qua lời kể của tác giả, để đến và vào được phủ chúa phải có những điều kiện nào? 
+ HS: Tìm dẫn chứng và phát biểu.
+ GV: Nơi phủ chúa có cả một guồng máy phục dịch. Hãy chứng minh điều đó qua lời kể của tác giả?
+ HS: Tìm dẫn chứng và phát biểu.
+ GV: Khi họ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử, lời lẽ của mọi người như thế nào? 
+ HS: Chỉ ra các từ ngữ và nhận xét
+ GV: Việc khám bệnh cho thế tử phải tuân thủ những phép tắc quy định nào? 
+ HS: Tìm dẫn chứng và dựa vào đó để trả lời. 
+ GV: Nhận xét về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa?
+ HS: Phát biểu
b. Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
- Đến phủ chúa: Phải có thánh chỉ, có lính đem cáng đến, có đầy tớ dẫn đường, có thẻ 
- Phủ chúa có cả guồng máy phục dịch:
+ Người giữ cửa truyền báo rộn ràng
+ Người có việc quan đi lại như mắc cửi
+ Có vệ sĩ canh giữ cửa cung
+ Có quan truyền chỉ
+ Các tiểu hoàng môn hầu hạ nội cung
+ Thị vệ, quan sĩ canh cửa lớn
+ Các danh y sáu cung hai viện ngồi chờ ở phòng trà
+ Các phi tần chầu chực quanh thánh đế, người hầu đứng xung quanh thế tử, các cung nhân đứng xúm xít
- Những lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử: hết sức cung kính Thánh thượng đang ngự, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà 
- Việc khám bệnh cho thế tử phải tuân thủ những phép tắc quy định:
+ Phải đứng hầu ở xa
+ Trước và sau khi khám bệnh phải lạy bốn lạy
+ Muốn xem thân hình thế tử phải đứng hầu và xin phép
+ Xem bệnh xong phải làm tờ khải
à Tất cả những lễ nghi, khuôn phép, kẻ hầu người hạ kể trên cho thấy sự xa hoa tột đỉnh và uy quyền tối thượng ở phủ chúa.
=> Bức tranh hiện thực sắc nét, phản ánh lối sống xa hoa hưởng thụ của cha con nhà chúa.
- Thao tác 2: Gợi mở học sinh tìm hiểu về nhân cách, thái độ của tác giả trước cuộc sống của cha con chúa Trịnh.
+ GV: Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa, lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ, tác giả nhận xét như thế nào? 
+ HS: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường! 
+ GV: Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả nhận xét như thế nào? 
+ HS: Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia 
+ GV: Tác giả đã nhận xét như thế nào về bệnh trạng của thế tử? 
+ HS: Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi 
+ GV: Những chi tiết ấy là tác giả khen hay chê? Qua đó, ta có thể nhận ra được thái độ tác giả là gì? 
+ HS: Phát biểu
2. Nhân cách của Lê Hữu Trác:
a. Cách nhìn, thái độ của tác giả:
- Đối với cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, tác giả vốn con quan, sinh trưởng chốn phồn hoa, từng biết chốn cung cấm vẫn đưa ra lời nhận xét: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường! 
- Làm một bài thơ tả hết cái sang trọng vương giả trong phủ 
- Nhận xét về bữa ăn trong phủ chúa: Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia 
- Lời nhận xét về bệnh trạng của thế tử: 
Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi (Căn nguyên của bệnh)
à Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất , không đồng tình với cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do 
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài năng, y đức của Lê Hữu Trác.
+ GV: Qua suy nghĩ của Lê Hữu Trác, ta nhận ra được tâm trạng gì của ông khi chữa bệnh cho thế tử? 
+ HS: Dựa vào dẫn chứng để phát biểu. 
+ GV: Cách lí giải về bệnh tình thế tử Trịnh Cán cho thấy LHT là một thầy thuốc như thế nào? 
+ GV: Quyết định cuối cùng cho thấy ông không chỉ là một thầy thuốc có tài mà còn có phẩm chất gì? 
+ GV: Qua thái độ, tâm trạng của Lê Hữu Trác, em biết được những nhân cách cao quý nào của ông?
+ HS: Nhận xét về nhân cách của Lê Hữu Trác. 
b. Tâm trạng của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử:
- Có sự mâu thuẫn, giằng co:
+ Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa khỏi chúa tin dùng, bị công danh ràng buộc.
+ Muốn chữa cầm chừng nhưng lại trái với lương tâm, y đức, phụ lòng cha ông.
- Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm.
à Là thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, lương tâm, y đức hơn người; khinh thường danh lợi quyền quý, yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả 
+ GV: Em có nhận xét như thế nào về cách viết kí của tác giả?
+ HS: Nhận xét về cách quan sát, ghi chép của tác giả.
3. Nghệ thuật viết kí sự của tác giả: 
- Bút pháp đặc sắc: Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, nhiều chi tiết tạo nên thần ... mê-ô nhỉ?
- Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi hoặc nếu không chàng hãy thề là yêu em đi.
- Em không là con cháu của nhà Ca-piu-let nữa.
- Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi. Chàng ơi hãy mang tên họ khác đi. Cái tên ấy có nghĩa gì đâu. Bông hồng kia nếu chúng ta gọi bằng tên khác thì hương thơm vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa thì mười phân chàng vẫn vẹn mười. Rô-mê-ô chàng ơi chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng đổi lấy cả em đây.
- Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp nơi đây. (lần lượt phân tích những độc thoại nội tâm này để thấy được sức mạnh của tình yêu đã vượt lên thù hận)
+ Với Rô-mê-ô:
- Ca ngợi sắc đẹp của Giu-li-ét (lời thoại 1)
- Sẵn sàng đổi tên họ (lời thoại 10)
- Thể hiện sức mạnh của tình yêu (lời thoại 12, 14)
Nghệ thuật lập luận trong Ba cống hiến vĩ đại của Mác
Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian Mác ra đi. Ăng-ghen đã làm rõ tư tưởng của Mác là tư tưởng của con người hiện đại
Thân bài: Tác giả lần lượt trình bày ba cống hiến của Các Mác:
- Phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội loài người. Tác giả đã so sánh với Đác-uyn để nhấn mạnh vai trò to lớn của Mác.
- Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Mác đã đáp ứng được yêu cầu về quyền lợi và địa vị của giai cấp công nhân trong lòng xã hội tư sản.
- Cống hiến thứ ba của Mác là ứng dụng học thuyết khoa h ọc vào hành động thực tiễn. Với Mác, khoa học là hành động cách mạng. Mác đã đấu tranh say sưa kiên cường và có hiệu quả. Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác.
Kết bài: Có hai ý mà Ăng-ghen đã nhấn mạnh cho người đọc người nghe thấy được.
- Mác mất đi là một tổn thất lớn cho hàng triệu người cộng sự CM trên thế giới.
- Mác có thể có nhiều kể đối địch nhưng không có kẻ thù riêng nào.
- Lời cầu nguyện.
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
I) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp HS: 
Củng cố những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học.
Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được bài văn nghị luận về hiện tượng (vấn đề) gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc văn học.
B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
SGK, SGV, bài soạn
C - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV hướng dẫn HS thảo luận và thực hành.
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Đọc đoạn trích trả lời câu hỏi:
a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm tác giả đối với vấn đề đó ra sao?
b) Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu, ngoài ra còn có thao tác nào?
Câu c - SGK
2/ Hướng dẫn xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận:
- Vấn đề đặt ra là: Bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên cần có ngày nay.
- Tổ chức thực hiện:
- Dự kiến:
ü Tổ 1: Lập dàn ý
ü Tổ 2: 
ü Tổ 3: 
ü Tổ 4: 
Các tổ trình bày xong, lớp góp ý, thầy cô nhận xét.
- Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với các nhà thơ Pháp Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi-đơ, Véc-len. Nhà văn Mĩ như: Ét-ga Pô.
- Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng.
- Thao tác so sánh và phân tích.
- Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận.
- Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.
- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.
- Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận
	 Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.
- Bước 2: Lập dàn ý
- Bước 3: Viết 1 đoạn văn trình bày trước lớp
- Tổ 1: Lập dàn ý
- Tổ 2: Xác định áp dụng thao tác lập luận nào?
- Tổ 3: Trình bày 1 luận điểm
- Tổ 4: Viết 1 đoạn trình bày trước lớp.
- Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
- Giải quyết vấn đề:
+	Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.
+	Tại sao phải rèn luyện (...)
+	Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.
+	Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác (...)
- Kết thúc vấn đề:
+	Ý nghĩa của vấn đề đặt ra
+	Bản thân 
Nên áp dụng thao tác
- Bình luận
- Giải thích
- Phản bác
- Chứng minh
Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay.
- Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình chưa biết đến chiến tranh gian khổ.
- Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lý tưởng cho thanh niên bị coi nhẹ.
- Bị một số tiêu cực của xã hội tác động, vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo dục cho thanh niên.
Viết đoạn văn trình bày trước lớp
Nhận xét trên các mặt: nội dung trình bay, hình thức trình bày, tư thế thái độ trình bày.
TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp HS: 
Nắm được mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
Biết cách tóm tắt văn bản nghị luận
B - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK, SGV Ngữ văn 11 T.2
Sách tham khảo
C - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phát vấn, diễn giảng kết hợp thảo luận
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới: Văn bản nghị luận thường chứa đựng dung lượng nội dung rất lớn. Muốn nắm vững các nội dung đó, ngoài phương pháp đọc - hiểu văn bản, chúng ta cần phải biết tóm tắt văn bản nghị luận để rút ra những nội dung cơ bản được phản ánh trong văn bản. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm được cách tóm tắt văn bản nghị luận.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc phần I trong SGK, phát biểu tóm lược những ý chính
- GV nhận xét, chốt lại các ý chính cần ghi nhớ
- GV yêu cầu HS đọc lại văn bản và thảo luận, trả lời các câu hỏi tu từ 1 ® 4 theo từng tổ
Câu hỏi 1: Dựa vào nội dung luận điểm và cách lập luận của tác giả mà ta biết được:
- Vấn đề được đem ra bàn luận là nền luân lí xã hội nước ta đang trong tình trạng kém phát triển dẫn đến nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội bấy giờ luôn tồn tại dai dẳng, trong đó nạn tham nhũng là một vấn đề tiêu biểu.
Câu hỏi 2: Dựa vào phần mở đầu và phần kết của văn bản, ta biết được:
- Mục đích viết văn bản này là muốn cho mọi người dân nhận thức được tầm quan trọng của nền luân lí nước nhà, qua đó giác ngộ cho người dân tư tưởng cách mạng, về tinh thần đoàn thể, khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
Câu hỏi 3: Các luận điểm chính của đoạn trích:
- Khác với châu Âu, dân VN không có luân lí XH: XH luân lí thật trong nước ta không ai biết đến...
- Nguyên nhân của tình trạng đen tối của nền luân lí XH VN là do sự suy đồi từ vua đến quan, đến các học trò, các viên chức lớn nhỏ: Bọn ấy muốn giữ túi tham... của quốc dân
- Khẳng định tầm quan trọng của đoàn thể trong việc truyền bá tư tưởng tiến bộ, đấu tranh cho nền độc lập, tự do của đất nước.
Câu hỏi 4:
- Luận cứ của luận điểm 1: So sánh nền luân lí nước ta với luận lí phương Tây: Cái XHCN bên Âu Châu rất thịnh hành như thế... không biết gì là gì.
- Luận cứ của luận điểm 2:
+ Lũ vua quan phản động thối nát
+ Bọn người xấu đua nhau tìm đủ mọi cách chạy ra làm quan.
+ Dân không có ý thức đoàn thề, không biết đoàn kết đấu tranh.
GV yêu cầu HS tự viết thành văn bản hệ thống cách
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN:
1/ Mục đích:
- Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích đã định trước.
- Việc tóm tắt văn bản nghị luận nhằm nhiều mục đích:
+ Sử dụng làm tài liệu
+ Thu thập, ghi chép làm tư liệu bản thân
+ Luyện tập năng lực đọc - hiểu, tóm lược văn bản...
2/ Yêu cầu:
- Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc.
- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ và mạch lạc, biết loại bỏ những thông tin không phù hợp mục đích tóm tắt.
II. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN:
1/ Đọc và tìm hiểu nội dung, kết cấu của văn bản gốc:
- Xác định vấn đề nghị luận theo các căn cứ sau:
	+ Nhan đề của văn bản
	+ Câu chủ đề trong phần mở bài
- Xác định hệ thống các luận điểm của bài 
- Tìm các luận cứ triển khai luận điểm
- Tìm nội dung khái quát của phần kết bài
2/ Viết văn bản tóm tắt
3/ Kiểm tra và hoàn chỉnh văn bản tóm tắt:
III. GHI NHỚ: SGK
IV. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
a) Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-si-a
b) Xuân Diệu - nhà nghiên cứu, phê bình văn học
Bài tập 2:
a) Vấn đề nghị luận: Sự lãng phí nước sạch
Mục đích nghị luận: Không nên lãng phí nước, phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
b) Các luận điểm:
- Nước là tài sản thường bị lãng phí nhiều nhất
- Dân số tăng, nguồn nước cung cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu.
- Một số quốc gia hiện đang thiếu nước, có sự tranh chấp nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.
c) Tóm tắt văn bản:
Ø Dặn dò: 
Chuẩn bị tiết “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận”
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp HS: 
Nắm vững cách tóm tắt văn bản
Tóm tắt được văn bản có độ dài 1000 chữ
B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
SGK, SGV, bài soạn
C - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV hướng dẫn HS thảo luận và thực hành.
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Đọc văn bản:
Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn hôm nay
Câu 2: SGK
- Đọc bài: “Một thời đại trong thi ca”
- Xác định chủ đề và mục đích của văn bản.
- Trình bày ý định của tác giả qua văn bản:
- Tóm tắt văn bản
- Dự định tóm tắt như một bạn đã làm trong SGK vừa thiếu lại vừa thừa.
- Nên bẻ ý: “Thơ mới là phong trào văn học phong phú: có nhiều yếu tố tích cực:.
- Thêm vào: Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng. Đó là một đặc điểm lớn.
- Đọc bài “Một thời đại trong thi ca”
- Xác định chủ đề và mục đích của văn bản:
+ Chủ đề: Cảm nhận về tinh thần thơ mới là ở chữ tôi - ý thức cá nhân trỗi dậy một cách tuyệt đối. Đó là cái tôi đáng thương và tội nghiệp chứa đầy bi kịch. Đồng thời khẳng định bi kịch ấy đã dồn vào tình yêu tiếng Việt, yêu thơ, yêu quê hương đất nước mình.
+ Mục đích: Bàn về cái tôi trong thơ mới để người đọc, người nghe hiểu được tinh thần chung về nội dung của thơ mới đồng thời thấy được ý nghĩa xã hội, thời đại tâm lý của lớp người trẻ.
Tác giả khai triển bài viết:
+ Nêu vấn đề bàn luận: Tinh thần thơ mới
+ Cái khó giữa ranh giới thơ mới và thơ cũ.
+ Đưa ra nguyên tắc: Không căn cứ vào bài dở mà đối sánh bài hay với bài hay và trên đại thể.
+ Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi
Cáci khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ là ở chữ tôi và chữ ta
Chữ tôi nếu trước đây có cũng phải ẩn mình sau chữ ta. Chữ tôi trong thơ mới là theo nghĩa tuyệt đối của nó.
Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp. Nó diễn tả các bi kịch và tâm hồn lớp trẻ.
Họ giải quyết bi kịch ấy bằng cách gửi vào tiếng Việt. Vì tiếng Việt là vong hồn các thế hệ đã qua.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN LOP 11 0910.doc