Giáo án Ngữ văn 11 tiết 90, 91, 92

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 90, 91, 92

TIỂU SỬ TÓM TẮT

Tiết: 90

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

- Nắm được mục đích yêu cầu của tiểu sử tóm tắt .

- Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

Ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ: Các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ “Từ ấy”

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 90, 91, 92", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/02/2009 Tiểu sử tóm tắt 
Tiết: 90 ------------------------------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
- Nắm được mục đích yêu cầu của tiểu sử tóm tắt .
- Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt.
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ “Từ ấy”
Bài mới:
Hoạt động của T và H
Nội dung 
( HS đọc SGK )
- Em hãy nêu mục đích của tiểu sử tóm tắt.
( HS đọc SGK) 
-Em hãy nêu yêu cầu của tiểu sử tóm tắt .
-Em hãy nêu cách viết tiểu sử tóm tắt ? nội dung cần đề cập.
-Các bước chuẩn bị để viết tiểu sử tóm tắt.
- HS đọc văn bản Lương Thế Vinh ( SGK).
- Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh.
-Các tài liệu được lựa chọn?
Câu 1. SGK 
Câu 2. SGK 
Câu 3. SGK 
Viết tiểu sử tóm tắt về Nam Cao.
: 
 I. Đọc – tìm hiểu :
1. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
a. Mục đích :
- Để người đọc người nghe hiểu được cuộc đời sự nghiệp cống hiến của người được tóm tắt tiểu sử ( Nhà hoạt động chính trị , nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, cán bộ,giáo viên  ) sự hiểu biết đó sẽ :
+ Giúp lãnh đạo sử dụng con người 
+ Lựa chọn bạn bè
+ Với nhà thơ, nhà văn có dịp hiểu sâu sáng tác 
b. Yêu cầu :
- Thông tin khách quan , chính xác về người được tóm tắt tiểu sử.
- Nội dung, độ dài văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
- Văn phong cô đọng, trong sáng , rõ ràng không dùng biện pháp tu từ phương thức trình bày chủ yếu là thuyết minh.
2. Cách viết tiểu sử tóm tắt:
Cần tập trung các nội dung cơ bản sau : tiểu sử tóm tắt dựa vào.
+ Nguồn gốc 
+ Họ và tên thường dùng- Bí danh ( nếu có ) 
+ Năm sinh .
+ Quê quán .
+ Gia đình .
+ Sở thích .
+ Năng lực đặc biệt .
+ Quá trình trưởng thành .
+ Tháng năm sinh sống, hoạt động, địa điểm, thời gian.
* Thành phần nổi bật .
* Vị trí
+ Sự nghiệp văn hoá ( đối với nhà thơ, nhà văn).
* Tác phẩm chính
* Nội dung, nghệ thuật
* Vai trò nhà văn, nhà thơ trong nền văn học dân tộc.
------------------------------------------
- Tìm hiểu đối tượng viết ( ai?)
- Sưu tầm các nguồn tài liệu để thu thập các thông tin cần thiết.
- Xác định nội dung cơ bản cần tóm tắt
- Viết tóm tắt tiểu sử.
- Lương Thế Vinh sinh năm 1442 và mất năm 1494, tên chữ là Cảnh Nghi, tên hiện là Thuỵ Hiên, dân gian gọi là Trạng Lường, quê gốc làng Cao Hương, huyện Thiên Bản ( này là Vụ bản ) tỉnh Nam Định.
- Thưở nhỏ nổi tiếng thần đồng, thông minh, hoạt bát, nhanh trí chưa đầy 20 tuổi ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam , Năm 21 tuổi ông thi đỗ Trạng nguyên, được vua tin cậy giao soạn thảo các văn từ bang giao, đến tiếp sử hần nước ngoài.
- Ông đã biên tập cuốn Đại Thanh toán pháp dùng trong nhà trường. Đây là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên ở nước ta. Ông giữ chức Sài phu trong Hội Tan đàn. Ông đã biên soạn cuối Hi Phường Phả lục, tác phẩm lý luận kích cuốn hát cổ truyền, ông không thích văn chương phù phiến, luôn nghĩ tới việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc nam, thuốc bắc để chữa bệnh. Lê Quý Đôn đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế. “ Con người tai hoa danh vọng vượt bậc.”
- Nguồn gốc ( quê, năm sinh).
- Tài năng nổi tiếng từ 21 tuổi đỗ Trạng nguyên, được vua giao việc soạn giấy tờ đón tiếp sứ thần nước ngoài, quét dọn vườn thơ Tao đàn. Ông vừa là nhà toán học với cuốn Đại thành toán pháp vừa là nhà lý luận sân khấu với cuốn Hi Phường phả lục ).
- Đức độ ( chăm lo nhân dân, dạy dân dùng thuốc, không thích văn chương phù phiên).
- Đánh giá ông là con người kinh bang tế thế .
*Luyện tập 
1.Tất cả các trường hợp a,b,c,d,e đều phải viết tiểu sử tóm tắt.
2. Điểm khác nhau giữa tiểu sủ tóm tắt với 
- Văn bản thuyết minh là thuyết minh phải đầy đủ. Tiểu sử tóm tắt chỉ dẫn những gì , cơ bản tiêu biểu nhất.
- điếu văn, ở điếu văn có đủ 4 phần; Lung khởi thích thực, ai văn, kết. Tiểu sử tóm tắt không quy định 4 phần cụ thể.
- Sơ yếu lý lịch: Trình bày những phần lý lịch, bản thân, gia đình, tháI độ chính trị là cơ bản . Tiểu sử tóm tắt lựa chọn những phần cơ bản trong những mục đó.
3.
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà , huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nông thôn có pha buôn bán nhỏ.
- Học hết THPT, Nam Cao theo một người bác họ vào Nam kiếm sống. Do sức khoẻ, Nam Cao lại ra bắc sống bằng nghề dạy học tư và viết văn, năm 1940 Nhật vào Đông Dương, Nam Cao phải về quê dạy học, ông tham gia cướp chính quyền ở quê hương năm 1945 và được bầu làm Chủ tịch lâm thời. Năm 1946 ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, hi sinh tháng 11 năm 1951 trên đường vận động thuế nông nghiệp ở khu ba.
- Sư nghiệp văn chương ông để lại trên hai mươi truyện ngắn viết về đề tài nông dân, một cuốn tiểu thuyết Sống mòn viết về đội ngũ trí thức tiểu tư sản. Nhật ký ở rừng và đôi mắt là những tác phẩm viết rtong kháng chiến chống pháp.
- Trong tác phẩm của mình, Nam Cao quan tâm tới số phận bất hạnh của con người ở nhiều cảnh ngộ khác nhau. Nhà văn luôn luôn tâm niệm “ Sống rồi hãy viết” Và có những khi “ làm những việc không nghệ thuật để có một nghệ thuật cao hơn”, Nam Cao xứng đáng là ngọn cở đầu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, ông được nhận giảI thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài: cách viết tiểu sử tóm tắt.
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 22/02/2009 đặc điểm loại hình của tiếng việt 
Tiết: 91.92 ------------------------------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
- Nắm được đặc điểm loại hình tiếng Viết- Một ngôn ngữ đơn lập để học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.
	-Bồi dưỡng lòng tự hào về tiếng mẹ đẻ, tài sản vô giá của dân tộc .
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Cách viết tiểu sử tóm tắt?
Bài mới:
Hoạt động của T và H
Nội dung 
( HS đọc SGK)
Thế nào là loại hình ngôn ngữ?
(HS đọc sách giáo khoa)
-Nêu đặc điểm loại hình tiếng Việt, có mấy đặc trưng?
Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
I. Loại hình ngôn ngữ:
Trên thế giới có 500 ngôn ngữ khác nhau. Tuy vậy các nhà ngôn ngữ học đã phát hiện ra một số ngôn ngữ có nét chung do cùng một nguồn gốc. Dựa vào đó người ta phân chúng thành một số ngữ hệ. Ví dụ:
+Ngữ hệ ấn- âu ( tiếng Anh, Đức, Nga)
+Ngữ hệ Nam á ( tiếng Việt, tiếng Mường, tiếng Khmer)
Dựa vào sự giống nhau, các nhà ngôn ngữ học đã xếp ngôn ngữ vào một loại hình. Có hai loại hình ngôn ngữ. Đó là loại hình đơn lập (tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán) và loại hình ngôn ngữ hoà kết (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga)
II. Đặc điểm loại hình tiếng Việt.
-Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc trưng của ngôn ngữ đơn lập là :
+ Tiếng là đơn vị của cơ sở ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.Về mặt sử dụng tiếng có thể là từ.( ví dụ SGK).
+ Biện pháp chủ yếu biểu thị ngữ nghĩa ngữ pháp là sắp đặt theo thứ trước và sau và sử dụng các hư từ ( ví dụ SGK). 
+Trật tự sắp đặt từ ngữ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi. Ví dụ SGK.
III.Luyện tập:
1.-Trèo lên cây bưởi hái hoa
Em có chồng rồi anh tiếc lăm thay.
Nụ tầm xuân là bổ ngữ cho động từ “ hái”. Nụ tầm xuân là chủ ngữ. Chúng đều là từ ngữ lặp lại nhưng khác về chức năng ngữ pháp. Đây là một trong những đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập.
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 Bến là bổ ngữ, có tác dụng bổ nghĩa cho động từ nhớ. Bến là chủ ngữ. Cùng một từ lặp lại nhưng chức năng ngữ pháp khác nhau. Đây là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà
Kính già, già để tuổi cho.
( tương tự như những ví dụ trên).
- “Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống
Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau mỗi bữa ăn, Tấm đều để giành cơm giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, Bống đều nổi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và Bống ngày một lớn lên trông thấy.
Bống 1,2,3,4 là bổ ngữ. Bống 5,6 là chủ ngữ. Đây là đặc điểm của ngôn ngữ loại hình đơn lập.
2. Đọc- Read.
3.- Đoạn văn( SGK)
“ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng đât nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh bại chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”.
Tuy trong đoạn văn trên có các hư từ mà mỗi hư từ lại ở một vị trí chỉ có ý nghĩa của nó: 
+ đã: chỉ hoạt động xảy ra trong quá khứ( việc đã làm)
+ các: chỉ số nhiều( các xiềng xích là các thế lực áp bức).
+ để: có ý nghĩa chỉ mục đích
+ lại: chỉ hoạt động tái diễn, đáp lại ( vừa đánh đổ đế quốc, vừa đánh đổ giai cấp phong kiến).
+ mà: có ý nghĩa chỉ mục đích.
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài: Tôi yêu em (Puskin)
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • doc90.91.92-TiÓu sö tãm t.doc