Giáo án Ngữ văn 11 tiết 73: Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 73: Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

LƯU BIỆTKHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu-

Tiết: 73

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

- Hiểu được cái thú và ý nghĩa triết lí trong lối sống nhàn dật mà tác giả đã lựu chọn.

- Cảm nhận được nét đặc sắc về NT của bài thơ: Lời thơ tự nhiên, giản dị mà có ý vị .

một bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ: Quan niệm nghệ thuật của NC?

Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 73: Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2009 lưu biệtkhi xuất dương - Phan Bội Châu-
Tiết: 73 ------------------------------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
- Hiểu được cái thú và ý nghĩa triết lí trong lối sống nhàn dật mà tác giả đã lựu chọn.
- Cảm nhận được nét đặc sắc về NT của bài thơ: Lời thơ tự nhiên, giản dị mà có ý vị .
một bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm.
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Quan niệm nghệ thuật của NC?
Bài mới:
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung 
- Qua tìm hiểu phần tiểu dẫn SGK, em hiểu biết gì về PBC?
- Em biết gì về thơ văn PBC? 
- Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- Em hiểu và cảm nhận ntn sau khi đọc xong bài thơ?
- Hai câu thơ đề, TG nêu lên vấn đề gì? Em hiểu ntn về chí làm trai? Quan niệm của TG về chí làm trai?
- Em nhận xét gì về chí làm trai mà TG nêu ra?
(NCTrứ muốn lưu danh, vẫy vùng bốn biển: ‘’ Chí làm trai bốn biển’’
PNLão trong ‘’ Thuật hoài’’: 
Công danh nam tử)
- Chí làm trai phải được thể hiẹn ntn trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước?
- Em hiểu và cảm nhận ntn về câu thơ này?
- ở 2 câu luận, TG bộc lộ thái độ, tư tưởng gì?
(NKhuyến: ‘’ Sách vở ích gì cho buổi ấy; áo xiêm xếp lại thẹn thân già’’)
- Em nhận xét gì về ý tưởng này?
- Kết thức bài thơ là 1 tư thế của người ra đi vì nghĩa lớn, em tưởng tượng và cảm nhận ntn về hình ảnh người ra đi?
- Hãy thử nhận xét về 2 câu thơ giữa nguyên tác và bản dịch thơ?
- Sau khi tìm hiểu, em cảm nhận ntn về nội dung bài thơ? Tư tưởng, ý chí, quyết tâm của kẻ làm trai trong buổi mất nước?
- NT bài thơ được thể hiện ntn?
A. Khái quát về TG, TP
1. Tác giả:
- PBC (1867 - 1940) quê Nam Đàn – Nghệ An.
- Ông là 1 NV kiệt xuất của lịch sử, là lãnh tụ của các phong trào yêu nước đầu TK XX.
- PBC không hề nghĩ mình là nhà văn, nhà thơ nhưng trên bước đường hoạt động cách mạng, bị kẻ thù giam lỏng ông đã viết văn, làm thơ trở thành 1 nhà văn.
- Thơ văn PBC là 1 thành tựu rực rỡ nhất của loại văn chương tuyên truyền, cổ động cách mạng : Lí tưởng dân tộc cao cả, TY nước thương dân sâu sắc, sôi sục là cội nguồn của cảm hứng sắng tác, tạo nên 1 phong cách NT lay động lòng người. NAQ đã tôn ông là ‘’Bậc anh hùng, vị thiên sứ được 25 triệu đồng bào tôn kính’’
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời: năm 1905, PBC chia tay với các Đ/C của mình để lân đường sang Nhật, Trung Quốc tìm đường cứu nước. Trước hoàn cảnh đó, ông viết bài thơ .
- Chủ đề: Yêu nước với khí thế quyết tâm, hăm hở và những ý nghĩ lớn lao, mới mẻ của nhà cách mạng trong buổi đầu tìm đường cứu nước.
II – Phân tích bài thơ
1. Hai câu đề
- Nhận thức của nhà thơ về chí làm trai. Đó là cơ sở cho mọi hoạt động .
- Chí làm trai: Phải làm nên chuyện lạ, chuyện lớn trong thiên hạ. Phải xoay chuyển trời đất chứ không để trời đất tự xoay chuyển. đây là lí tưởng nhân sinh trong thời đại PK. TG đề cập đến chí làm trai trong hoàn cảnh đất nước, đó là, sự nghiệp cứu nước. (Qniệm)
 ->Điều này được thể hiện với 1 cảm hứng, 1 lí tưởng lớn lao, mãnh liệt thể hiện 1 ý chí lớn.
 2. Hai câu thực:
- Chí làm trai phải gắn liền với cái tôi (danh từ ‘’ nam tử’’ thay bằng đại từ nhân xưng ‘’ ta, tớ’’) thể hiện về ý thức cái tôi rõ ràng. Đó là cái tôi với trách nhiệm lớn lao, đáng kính, xác dịnh rõ lí tưởng, hướng đi cảu kẻ làm trai trong hoàn cảnh mất nước. Thể hiện 1 nhân cách, 1 ý thức cứng cỏi, đẹp đẽ, cao cả.
- TG sử dụng câu hỏi tu từ nhằm khẳng định. Hỏi mình và cùng hỏi mọi người, thời đại . Hỏi để giục giã: hãy đặt sự nghiệp cứu nước, cứu dân lên hàng đầu.
3. Hai câu luận
-TG đề cập đến hiện thực nhức nhối, nỗi đau, nỗi nhục mất nước.
- ý tưởng từ bỏ sách thánh hiền, chữ nghĩa để tìm đường cứu nước. Bởi sách vở chưa có ích gì trong cảnh nước mất, nhà
đ Một ý tưởng mới mẻ, táo bạo có ý nghĩa tiên phong đối với thời đại. Phải là người có tinh thần dân tộc, nhiệt huyết cứu nước cao mới có được luồng ánh sáng mới, ý thức hệ mới, nhiệt huyết sôi sục như vậy.
4. Hai câu kết
- Tư thế: Hăm hở ra đi tìm đường cứu nước với 1 tư thế hào hùng, chí khí, 1 nhiệt huyết sôi sục.
- ‘’Vượt Biển đông’’ thể hiện 1 hành động sắp sửa diễn ra, 1 niềm hứng khởi. nhìn muôn trùng sóng bạc không phải là sự trở ngại mà là yếu tố kích thích tâm hồn, khát vọng ra đi.
 + Nguyên tác: Muôn trùng sóng bạc cùng
 + Dịch thơ: Muôn trùng sóng bạc tiễn..
 đ Câu thơ dịch đã làm mờ đi tư thế dâng trào mạnh mẽ của sóng và của lòng người, chỉ còn tư thế yên ả trong buổi lên đường (không phù hợp).
III. Kết luận
- Nội dung: Bài thơ thể hiện sinh động ý nghĩ, tư thế, lý tưởng của PBC trong buổi xuất dương lưu biệt vừa dứt khoát mạnh mẽ, vừa hùng tráng, bầu nhiệt tình cứu nước sôi sục. Ta thấy 1 nhà thơ, 1 vị anh hùng, 1 cốt cách trong bài thơ.
- NT: Bài thơ mang giọng điệu riêng, âm hưởng bi kịch, lạc quan tạo nên cảm xúc chiều sâu có sức sáng tạo trong 1 đề tài không mới nhưng lại thể hiện 1 tư tưởng mới, 1 con người mới.
– Củng cố (Ghi nhớ)
- Em cảm nhận ntn về quan niệm ‘’ chí làm trai ‘’ của PBC.?
- Em hình dung ntn về hình tượng trang nam tử trong bài thơ ?
- Em cảm nhận ntn về tư thế, hình ảnh người cùng sóng vượt biển ra đi vì nghiệp lớn ở 2 câu thơ cuối?
 – Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm được quan niệm, ý chí, tư thế của NV trữ tình trong bài thơ.
- Đọc và soạn: Nghĩa của câu.

Tài liệu đính kèm:

  • doc73. Xuat duong luu biet.doc