Giáo án Ngữ văn 11 tiết 50, 51, 53: Chí phèo

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 50, 51, 53: Chí phèo

 CHÍ PHÈO

I. Mục Đích Yêu Cầu:

 - Giúp học sinh thấy được bi kịch cuộc đời của tầng lớp nông dân bị bọn cường hào, và bọn thực dân đẩy vào đường cùng không lối thoát.

- Qua đó thấy được nghệ thuật đặc sắc và lòng nhân đạo của tác giả.

II. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ:

- Cho biết bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ ?

- Phân tích mâu thuẩn trong tư cách nhà văn ?

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2645Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 50, 51, 53: Chí phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 13
TIẾT: 50, 51, 53
 CHÍ PHÈO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
	- Giúp học sinh thấy được bi kịch cuộc đời của tầng lớp nông dân bị bọn cường hào, và bọn thực dân đẩy vào đường cùng không lối thoát.
- Qua đó thấy được nghệ thuật đặc sắc và lòng nhân đạo của tác giả.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ ?
- Phân tích mâu thuẩn trong tư cách nhà văn ?
	3. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
 GV giới thiệu xuất xứ.
 Truyện khai thác từ nhiều người thật việc thật ở làng quê tác giả, song được hư cấu sáng tạo để dựng nên bức tranh xã hội chân thực. 
 Truyện tố cáo điều gì ?
Trước khi đi tù, Chí Phèo là người như thế nào ?
 " Chí hiền như cục đất "
 Em có nhận xét gì về tính cách 
Chí Phèo ?
 Ước mơ của Chí Phèo ?
 Ước mơ đơn giản đó có thực hiện được hay không ? Tại sao ?
 Điều gì đã làm thay đổi Chí Phèo ?
 Sự thay đổi như thế nào về ngoại hình ? tính cách ?
Ngoại hình như thế nào ?
 Nhà tù của bọn thực dân phong kiến đã bắt giam những con người lương thiện, gây trong lòng người lương thiện nỗi hận thù khiến họ trở thành những kẻ hung dữ - độc ác.
 Ở tù ra trở về làng Chí Phèo quyết tâm làm điều gì ?
 Bá Kiến đã sử dụng Chí Phèo như thế nào ? mua chuộc, lợi dụng ra sao ?
 Nhà văn đã tố cáo điều gì ?
Việc gặp Thị Nở có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo ?
Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó ?
 Bát cháo hành của Thị Nở tác động như thế nào đến trong cuộc đời Chí Phèo ?
 Những câu nói của Thị Nở tác động như thế nào đến Chí Phèo ?
 Chí Phèo phát hiện điều gì trong cuộc sống đời thường ?
Chí Phèo lo nghĩ gì về tương lai ?
 Con đường trước mắt của Chí Phèo vừa mở ra bổng đóng chặt lại . Vì sao ?
Phân tích tâm trạng Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối ?
" Không được ! Ai cho tao lương thiện" 
 Qua hình tượng Chí Phèo và Bá Kiến, hãy tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao ?
I. XUẤT XỨ :
- " Chí Phèo " viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Đầu tiên có tên là " Cái lò gạch cũ" khi in thành sách đổi tên là " Đôi lứa xứng đôi" , sau cùng Nam Cao đổi thành Chí Phèo.
- Truyện kết cấu vòng tròn.
II. CHỦ ĐỀ :
 Tố cáo lên án chế độ thực dân nửa phong kiến, bộc lộ nhân cách cao cả của con người ngay khi mất cả nhân tính - nhân hình.
III. PHÂN TÍCH :
 Bi kịch của người cố nông và khao khát làm người của người cố nông.
1. Hình tượng Chí Phèo:
- Chí Phèo là một thanh niên hiền lành, chân chất có một cuộc đời bất hạnh, không cha, không mẹ, không nhà cửa, không người thân, không đất cắm dùi. Sống bằng sức lao động chân chính của mình. Ai thuê gì làm đó .
 Một người thanh niên có tâm hồn trong sáng, giàu lòng tự trọng ( lần đầu tiên bị bà Ba gọi vào đấm bóp, Chí Phèo cảm thấy ngượng )
- Có ước mơ đơn giản, có một gia đình nho nhỏ : chồng cuốc đất, vợ dệt vải, nhà có 5-3 sào ruộng.
 Một người lao động bình thường nghèo khó, cô độc, hiền lành, biết tự trọng.
 Tưởng rằng họ sẽ được sống một cuộc sống bình thường nhưng xã hội phong kiến, thối nát đã không cho. Chí Phèo vào con đường lưu manh hóa không lối thoát, bóp chết những ước mơ bình thường, giản dị ấy.
2. Quá trình tha hóa của Chí Phèo :
- Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào nhà tù ( vô cớ đi tu) sau khi đi từ thay đổi hoàn toàn cả nhân hình lẫn nhân tính.
- Ngoại hình gớm ghiết : " Đầu cạo trọc lốc, răng trắng hớn, mắt gườm gườm, mình xâm đầy những ông tướng cầm chùy, mặt kênh kênh, hai tay chạm trổ rồng, phượng.
- Tính cách :
 Liều mạng, say sưa, nằm vạ, chưởi bới, cướp vặt, đốt phá, giết.
 Chí Phèo từ một con người hiền lành đã trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại.
 Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay sai " dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò "
 Chí Phèo đã bị tước đoạt quyền làm người, Chí Phèo sống trong âm thầm dai dẳng trong bi kịch của một con người mà không được làm người.
 Nhà văn đã tố cáo bọn cường hào, địa chủ đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tội lỗi hủy hoại thể xác lẫn tâm hồn.
3. Sự thức dậy nhân tính :
 Chí Phèo gặp Thị Nở, một con quỷ dữ và một con người ma chê quỷ hờn , nhưng đã làm cho Chí Phèo thay đổi hoàn toàn. Bởi từ nhỏ Chí Phèo là một đứa bé mồ côi không có sự chăm sóc của người mẹ, người chị. Chí Phèo khao khát sự yêu thương, chăm sóc, sự lo lắng của người khác nhất là người phụ nữ.
 Thị Nở đã đánh thức niềm khao khát, bản chất vốn có của Chí Phèo. Làm sống lại ước mơ đẹp, bình dị mà Chí Phèo đã bị vùi đi sau mấy năm tù. Thị Nở không chỉ đánh thức mà còn là người mang đến ước mơ cho Chí Phèo.
- Lần đầu tiên Chí Phèo gặp Thị Nở là bản năng của một sinh vật nhưng đó chính là tình người.
- Mối tình của Chí Phèo và Thị Nở :
 Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo đã có những thay đổi. Khi Thị Nở cho Chí Phèo một bát cháo hành, " hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt ".
 Đó không phải là bát cháo hành bình thường mà đó là một tình yêu mộc mạc của Thị Nở. Những lời nói của Thị Nở là những tia sáng ấm áp lóe lên trong cuộc đời tăm tối của Chí Phèo.
- Tình yêu của Thị Nở đã làm thức dậy nhân tính của Chí Phèo, hắn thèm muốn làm người lương thiện " trời ơi ! Hắn thèm lương thiện "
+ Chí Phèo không say, càng uống càng tỉnh .
+ Mơ hồ, buồn vô hạn
+ Phát hiện những cái đẹp trong cuộc sống đời thường xung quanh " nghe tiếng chim hót, tiếng chèo, cười nói". Nhìn tương lai rồi suy nghĩ với quá khứ :
- Tương lai : Lo sợ tuổi già cô độc, mơ ước cuộc sống an phận, được yêu thương, được chăm sóc.
 Chí Phèo tha thiết muốn trở lại cuộc sống loài người. Cái tính người chân thật và tình yêu mộc mạc đã đánh thức bản chất tốt đẹp của người nông dân bị vùi lấp vẫn không tắt. Nam Cao đã phát hiện và khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ của người lao động ngay khi họ đã bị rách nát cả bộ mặt người, bị giết chết cả tâm hồn người. Đây chính là tinh thần nhân đạo của ngòi bút Nam Cao.
4. Ước mơ không thành :
 Chí Phèo bị rơi vào bi kịch con người bị cự tuyệt quyền làm người, mọi người gọi Chí Phèo là " con quỹ dử" xã hội không công nhận Chí Phèo là người. Cô của Thị Nở không cho Thị Nở lấy Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến 
 Chí Phèo vùng lên một cách tự phát 
- uống rượu rồi ôm mặt khóc và xách dao vừa đi vừa chửi.
- Lời nói tuyệt vọng thể hiện niềm khao khát muốn làm người lương thiện.
- Đến nhà Bá Kiến giết kẻ thù và tự sát. 
 Chí Phèo giết Bá Kiến không phải là phản ứng liều lĩnh, tự phát, cũng không phải là hành động giết người 
của một Chí Phèo lưu manh - Chính là hành động của một nông dân cùng khổ lấy máu trả thù, kẻ uất ức vùng dậy một cách cô độc, tuyệt vọng.
- Kết thúc tác phẩm là một lời bình của dân làng " tre già măng mọc ".
- Suy nghĩ của Thị Nở về hình ảnh lò gạch bỏ hoang. - Kết thúc vòng tròn khép kín - Một Chí Phèo con ra đời cùng chung số phận với Chí Phèo. Đó chính là qui luật tàn bạo của chế độ phong kiến .
5. Nghệ thuật :
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, khai thác sâu nội tâm nhân vật - sử dụng lối văn miêu tả.
- Kết cấu chặt chẽ, hợp lí.
III. KẾT LUẬN :
- Tuy còn hạn chế nhất định nhưng " Chí Phèo" vẫn là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực, phê phán giai đoạn 30 - 45, là đỉnh cao của sự nghiệp văn học Nam Cao.
- Nam Cao đã vạch cho mọi người thấy xã hội cũ thối nát cần đánh đổ. Nhân dân lao động cần được giải phóng và sống cuộc đời tự do.
4. Củng cố :
- Phân tích tha hóa của Chí Phèo ?
- Sự thức dậy nhân tính của Chí Phèo diễn ra khi nào ?
5. Dặn dò :
 Soạn bài ôn tập.
* TRỞ VỀ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 11(1).doc