Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41, 42: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41, 42: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.

Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.

B/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Thiết kế giáo án, tham khảo tài liệu có liên quan, hướng dẫn HS chuẩn bị bài, chuẩn bị chữ Hán thư pháp, tác phẩm “Vang bóng một thời”.

Học sinh: Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7813Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41, 42: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 	CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Tiết: 41-42	(Nguyễn Tuân)
Ngày dạy: 27/10/09
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.
B/ CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Thiết kế giáo án, tham khảo tài liệu có liên quan, hướng dẫn HS chuẩn bị bài, chuẩn bị chữ Hán thư pháp, tác phẩm “Vang bóng một thời”.
Học sinh: Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là ngữ cảnh? Các nhân tố của ngữ cảnh?
Ngữ cảnh có vai trò gì khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp?
2/ Vào bài: 
a. Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống, có những điều phải lên án, chống đối. Đó chính là cái xấu, cái ác. Tuy nhiên, cũng có những điều được mọi người ca ngợi và ngưỡng mộ. Đó chính là cái đẹp, cái thiện
b. Tiến trình dạy và học:
TG
HĐ CỦA GV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Tiết 1
Tiết 2
* HĐ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- GV cho HS xem tranh ảnh của Nguyễn Tuân.
- GV nhấn mạnh những điểm chủ yếu.
- GV giảng về nghệ thuật thư pháp: viết chữ Nho bằng bút lông trên giấy, hoặc khắc trên gỗ vài câu đối, cuốn thư, liễn có khi để thờ, có khi để trang trí, thưởng thức, ngắm chơi. Nét chữ thể hiện tài hoa, tâm hồn, nết người, tính cách, bản lĩnh, ước mơ của người viết. Ở Việt Nam, Cao Bá Quát là nhà nho nổi danh về thư pháp. Hiện đang có phong trào viết thư pháp bằng chữ quốc ngữ
* HĐ 2: Hướng dẫn HS phân tích .
- HS đọc đoạn đầu.
- GV hỏi: Tình huống truyện được xây dựng như thế nào? Việc đặt nhân vật vào tình huống đó, nói lên điều gì?
* HĐ 3: Hướng dẫn phân tích nhân vật Huấn Cao.
- GV hỏi: vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao được thể hiện trên những phương diện nào?
- GV hỏi: Phân tích, chứng minh từng phẩm chất?
* HĐ 4: Hướng dẫn phân tích hình tượng viên quản ngục.
- GV nêu vần đề: Quản ngục là một con người như thế nào? Tại sao ông biệt đãi ông Huấn Cao?
* HĐ 5: Phân tích cảnh cho chữ:
- GV nêu câu hỏi thảo luận: Vì sao nói đây là cảnh xưa nay chưa từng có?
- GV định hướng ý nghĩa cảnh cho chữ?
* HĐ 6: Hướng dẫn HS tổng kết:
- GV hỏi: Nhận xét gì về nghệ thuật của tác phẩm?
- HS đọc và nêu những ý chính trong SGK.
- HS tóm tắt, nêu xuất xứ của truyện.
- HS giải thích một số từ khó.
- HS: Làm nổi bật vẻ đẹp anh hùng, tài hoa của Huấn Cao và còn làm sáng ngời tấm lòng của viên quản ngục.
- HS đọc đoạn thứ hai.
- HS khái quát, phát biểu.
- HS làm việc theo ba nhóm.
- HS nêu ý kiến.
- GV chốt lại những điểm chính.
- HS đọc đoạn cho chữ.
- HS bàn bạc, thảo luận.
- Qua tác phẩm, NT muốn gửi gắm điều gì sâu sắc nhất?
- HS vận dụng trả lời, nêu phần ghi nhớ.
I/ GIỚI THIỆU:
1/ Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987)
- Quê hương: Làng Mọc, Nhân Chính, huyện Thanh Xuân - Hà Nội.
- Xuất thân: trong gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Cuộc đời: Học cuối bậc thành chung, sau đó viết văn và làm báo. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng.
- Đóng góp: Là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, đem thể tuỳ bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học, dân tộc bằng một phong cách tài hoa độc đáo.
-Tác phẩm chính: Một chuyến đi, vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Sông Đà, Tình chiến dịch.
2/ Xuất xứ: - Truyện ngắn “Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, in trên tạp chí “Tao Đàn” (1938), sau đó được in trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” gồm 11 truyện ngắn. Là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân trước Cách mạng.
 - Nhân vật chính là những nhà nho cuối mùa – những con người tài hoa bất đắc chí. 
3/ Tóm tắt: HS tự tóm tắt.
4/ Bố cục: ba phần.
-Từ đầu cho đến “rồi sẽ liệu”: cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thầy thơ lại.
-“Sớm hôm sau.. trong thiên hạ”: cuộc nhận tù, cách cư xử đặc biệt của quản ngục với ông Huấn trong nhà lao.
-Cảnh cho chữ.
II/ ĐỌC HIỂU:
1/ Tình huống truyện: giàu kịch tính:
- Cuộc gặp gỡ: Huấn Cao – người tử tù – có tài viết chữ đẹp và Viên quản ngục, thầy thơ lại – những người thích chữ đẹp. Họ gặp nhau trong hoàn cảnh đặc biệt là ở nhà ngục
 - Bình diện xã hội: họ là những kẻ đối địch.
 - Bình diện nghệ thuật: họ lại là tri kỉ, tri âm.
 => Sự gặp gỡ giữa ba nhân vật tạo nên một tình huống đầy kịch tính, xung đột. Tính cách nhân vật được bộc lộ mỗi lúc một thêm đầy đủ, trọn vẹn và rõ nét.
2/ Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao:
a/ Huấn Cao là một người tài hoa khác thường:
 - Trong suốt thiên truyện: nhà văn đã tô đậm cái tài viết chữ đẹp của Huấn Cao:
 + Viết rất nhanh và rất đẹp.
 + Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
 + Những nét vuông vắn, tươi tắn nó nói lên hoài bão tung hoành cả một đời người.
 - Viên quản ngục khao khát xin được chữ vì: “có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời.”
b/ Huấn Cao là một người kiên cường, bất khuất:
 - Hành động: đứng về phía nhân dân, chống lại triều đình.
 - Chí lớn không thành nhưng vẫn giữ được tư thế oai phong.
 - Trước sự ra oai của bọn lính, Huấn Cao vẫn lạnh lùng cùng sáu đồng đội “khom mình túc mạnh đầu thang gông”.
 - Cách trả lời với viên quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
 - Vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, không lo sợ cái chết.
 => Xiềng xích của cường quyền không làm ông nao núng tinh thần.
c/ Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng:
 - “Tính ông rất khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. “ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.”
 - Khi hiểu ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã xúc động và vui lòng cho chữ: “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất đi một tấm lòng trong thiên hạ”. 
è Huấn Cao là một hình tượng nghệ thuật tuyệt mĩ. Có ba phẩm chất của một nhân cách đẹp: tài năng, khí phách và thiên lương. Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp, cái thiện không thể tách rời nhau.
3/ Nhân vật viên quản ngục:
- Hoàn cảnh: 
 + Làm quan trong một xã hội bất công, thối nát, luôn day dứt vì chọn lầm nghề.
- Là kẻ say mê cái đẹp:
 + Có một sở nguyện cao đẹp, thú chơi chữ, hằng mong được chữ của ông Huấn “Có một ngày kia treo ở nhà riêng một câu đối do tay ông Huấn Cao viết.”.
=> Có tâm hồn nghệ sĩ, biết quý trọng người tài. 
- Người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài:
 + Biệt đãi Huấn Cao
 + Bị sỉ nhục vẫn điềm đạm “xin lĩnh ý” không oán thù.
 + Ngưỡng mộ tài năng và đức độ của Huấn Cao.Trước sau vẫn đối đãi cung kính đối với ông.
 - Người không biết sợ cường quyền:
 + Ung dung trả lời bọn lính lệ: “Ta biết rồi, việc quan ta đã có phép nước. Các chú chớ có nhiều lời.”
 + Chăm lo biệt đãi tử tù.
 + xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục.
Tóm lại: Là người có lương tâm, biết quý trọng thiên lương, khao khát vươn tới cái đẹp.
4/ Cảnh cho chữ:
* Bối cảnh:
- Thời gian: đêm khuya, chỉ còn tiếng mõ trên vọng canh.
- Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện
Người cho chữ (Huấn Cao) 
+ Khói tỏa, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tẩm lụa trắng tinh, thỏi mực thơm, nét chữ tươi tắn.
Người nhận chữ (Viên quản ngục, thầy thơ lại)
 + Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đầy mạng nhện, tổ rệp, đầy bừa bãi phân chuột, phân gián. 
=> Cách miêu tả thật sống động, từ ngữ phong phú, câu văn giàu nhịp điệu.
 Viên quản ngục
- “Khúm núm cắt những đồng tiền kẽm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực.”.
 X Lời đáp
- Cảm động vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.” 
 Huấn cao
- Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh.
 X Lời khuyên
- Thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng dậy và đĩnh đạc bảo: ‘Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi  Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”
* Một cảnh tượng chưa từng có:
- Việc cho chữ là một sáng tạo thanh cao lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt của nhà tù.
- Người cho chữ là một tử tù sắp nhận án chém.
- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan.=> Cái thiện, cái đẹp, cái cao cả đã chiến thắng và tỏa sáng trước bóng tối và cái xấu xa, dơ bẩn. Nhà văn tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng
III/ TỔNG KẾT: Ghi nhớ, SGK.
3/ Củng cố:
Viên quản ngục và Huấn Cao có gì giống và khác nhau?
Nguyễn Tuân đã dựa vào nhân vật nguyên mầu nào đề xây dựng nhân vật Huấn Cao?
Câu 1: Nhận định nào sau đây không chỉ ra sự đối lập, tương phản giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật trong “Chữ người tử tù”?
 Bóng tối, sự nhem nhuốc, độc ác, lọc lừa, thô bỉ, xấu xa nơi mà nhà ngục đối nghịch gay gắt với:
 A. Cái đẹp uy nghi của nhân vật.
 B. Cái thiên lương của nhân vật.
 C. Cái thuần khiết của tâm hồn nhân vật.
 D. Cái dũng khí phi thường của nhân vật.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không chuẩn xác?
Tình huống truyện của “Chữ người tử tù “có tác dụng:
 A. Làm nổi bật cái đẹp của Huấn Cao và quản ngục. 
 B. Tạo kịch tính gay cấn, hấp dẫn cho tác phẩm.
 C. Gây “sốc”, gây “choáng” cho người đọc.
 D. Gây bất ngờ cho người đọc.
Câu 3: Hành động, thái độ nào của Huấn Cao không được miêu tả, trần thuật trực tiếp trong “Chữ người tử tù “nhưng vẫn góp phần thể hiện khí phách phi thường của ông trong tác phẩm?
 A. Dám chống lại cả triều đình (cầm đầu một cuộc khởi nghĩa).
 B. Có cốt cách chọc trời khuấy nước, bất chấp cả gông cùm, tù tội.
 C. Bình thản chấp nhận án chém.
 D. Khoan thai, ung dung viết những dòng chữ cuối cùng.
Câu 4: Chi tiết nào trong những chi tiết sau mang không thuộc lời của người kể chuyện trong “Chữ người tử tù”?
 A. Ông Huấn Cao có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
 B. Chữ ông Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”.
 C. Có được chữ của ông Huấn khác nào có “một vật báu” ở trên đời.
 D. “Những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành”.
4/ Dặn dò:
 - Học bài: Nắm vững những kiến thức cơ bản về tác phẩm, tác giả, phân tích được hình tượng Huấn Cao và Viên quản ngục, cảnh cho chữ?
 - Soạn bài: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH.
 + Ôn lại kiến thức về thao tác lập luận so sánh.
 + Làm các bài tập trong sách giáo khoa theo nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 11(2).doc