Giáo án Ngữ văn 11 tiết 109+ 110: Một thời đại trong thi ca (trích) Hoài Thanh

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 109+ 110: Một thời đại trong thi ca (trích) Hoài Thanh

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA (Trích)

Tiết: 73 Hoài Thanh

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “ tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội.

+ Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế giàu cảm xúc của tác giả.

-Tình cảm : iết yêu, trân trọng thơ mới.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

Ổn định tổ chức: sĩ số

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3902Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 109+ 110: Một thời đại trong thi ca (trích) Hoài Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/04/2008 Một thời đại trong thi ca (Trích) 
Tiết: 73 -------------------Hoài Thanh-----------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “ tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội.
+ Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế giàu cảm xúc của tác giả.
-Tình cảm : iết yêu, trân trọng thơ mới.
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
( HS đọc SGK)
- Nêu tóm tắt phần tiểu dẫn SGK.
 ( HS đọc SGK)
- Vị trí đoạn trích?
-Văn bản thuộc loại gì? Nghị luận hay chính luận?
(HS đọc văn bản và chú thích SGK) .
- Luận điểm chính của đoàn trích là gì?
Xác định được luận điểm, Hoài Thanh triển khai cùng với cách phân tích, thẩm bình mang phong cách riêng gây được ấn tượng sâu sắc.
- Em hãy lập sơ đồ cách triển khai luận điểm .
- Lí giải sơ đồ trên đây?
Em hãy nêu về sự khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ qua cách trình bày của tác giả?
-Em hãy nêu rõ cái Tôi trong thơ mới được Hoài Thanh cảm nhận như thế nào?
Em có suy nghĩ gì về sự cảm nhận này của Hoài Thanh?
Đoạn văn mang phong cách của Hoài Thanh ở chỗ nào?
-Vì sao thơ mới buồn? Hoài Thanh khái quát nồi buồn ấy là gì?
Các nhà thơ mới đã làm gì để thoát ra khỏi những bi kịch? Hoài Thanh đã cảm nhận vấn đề này như thế nào?
I.Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả :
+ Sinh năm 1909, tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên.
Quê: Xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc , tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo.
+ Thời đi học đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, tháng 8 năm 1945 tham gia cách mạng và làm Chủ tịch Hội văn hoá cứu quốc ở Huế. Đại biểu Quốc hội (1960 – 1964).
+ Tác phầm gồm:
* Văn chương và hành động ( 1936)
* Thi nhân Việt Nam ( 1942)
* Quyền sống của con người trong “ truyện Kiều” của Nguyễn Du (1949).
* Nói chuyện thơ kháng chiến ( 1950) 
* Phê bình và tiểu luận ( 3 tập – 1960 - 1965 – 1971). Hoài Thanh có biệt tài trong thẩm thơ ông gọi lối phê bình của mình là “ lấy hồn tôi để hiểu hồn người” . Cách phê bình của ông nhẹ nhàng tinh tế, tài hoa và luôn thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh. Hoài Thanh được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Văn bản 
a.Vị trí: Đây là phần cuối của tiểu luận: “ Một thời đại trong thi ca” . Tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, là công trình tổng kết có giá trị về phong trào Thơ mới lãng mạn 1930 – 1945.
b.Thể loại:- Nghị luận về một vấn đề văn học 
II. Đọc – hiểu 
Tinh thần thơ mới 
 Ta có sơ đồ:
*Nguyên tắc so sánh bài hay với bài hay. 
*Giữa thơ cũ và thơ mới.
*So sánh trên đại thể .
*Tình thần thơ mới là ở chữ tôi. 
+ Khác nhau giữa thơ cũ và mới là ở chữ tôi và chữ ta.
- Ngày trước là thời chữ ta.
- Bây giờ là thời chữ tôi.
- Chữ tôi ngày trước có phải ẩn sau chữ ta.
- Chữ tôi bây giờ là theo ý nghĩa tuyệt đối .
- Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp. 
- Nói không còn cốt cách hiên ngang. 
- Nó rên rỉ, khổ sở, thảm hại đầy bi kịch .
+ Họ giải quyết bi kịch bằng cách gửi cả hồn mình vào tiếng Việt.
- Coi tiếng Việt là vong hồn của các thế hệ đã qua.
Tác giả đặt ra nguyên tắc phê bình văn học “ muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy” và “ hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ. Các thời đại vẫn liên tiếp cũng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thế”. Đây không chỉ là vấn đề nguyên tắc , đa\ây là khoa học, là cái nhìn và tấm lòng người cầm bút không phiến diện đơn giản một chiều.
+ Luận điểm của bài viết : “ Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi”. Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã dẫn ba luận cứ.
+ Khác nhau giữa thơ cũ và mới là ở chữ tôi và chữ ta.
+ Cái tôi bầy giờ đáng thương và tội nghiệp 
+ Họ giải quyết bằng cách gửi cả hồn mình vào bi kịch. 
ở mỗi luận cứ lại có nhiều lí lẽ:
Giữa thơ mới và thưo cũ khác nhau ở chỗ hai chữ tôi và ta. “ Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi”. “ Chữ tôi xuất hiện trên dhi đàn Việt Nam, nó thực bất ngờ . Nó như lạc loài nơi đất khách . Bởi nó nó mang theo quan niệm chưa từng thấy ở Việt Nam :” quan niệm cá nhân”. Tác giả giúp cho người đọc nhận thức rất cụ thể về ý thức cá nhan trong trường kỳ lịch sử:
“Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân Chỉ có đoàn thể: Lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Đúng vậy ! Trong văn chương suốt từ thế kỉ thứ X đến thế kỷ XIX chủ nghĩa phi ngã ( không có cái tôi ) là một đặc điểm . “ Cái tôi phải ẩn mình trong cái ta” . Đọc trước các tì tướng của mình, trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chưa một lần dùng đến chữ tôi. Trong thơ cũng càng thấy rõ. Con người đã ý thức về mình, về sự nghèo khó của mình, nhưng trong “Hán nho phong vị phú” . (Nhà nho vui cảnh nghèo) , Nguyễn Công Trú cũng chỉ dùng mấy tiếng “ người quân tử” .
“Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu lo/ đêm năm canh an giấc ngáy kho kho/ Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”. Ngay đến những năm đầu thế kỷ XX. Phan Bội Châu chan chứa nhiệt huyết đến thế mà vẫn xuất phát từ thân nam nhi:
“ Sinh vi nam tử hi kì: (Sinh làm nam nhi phải mong chuyện khác thường).
* Chữ tôi xuất hiện mang vẻ khác thường, “Với cái nghĩa tuyệt đối của nó”. Điều ấy có nghĩa là ý thức cá nhân con người trỗi dậy làm nên cái tôi trong thơ mới.
- Cái tôi xuất hiện “ giữa thi đàn Việt nam, bao nhiêu con mắt nhì nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình”. Đúng vậy! Một giai đoạn khá dài dùng ta rồi chuyển sang tôi nhưng vẫn chỉ là “ ông tôi” . Nó phải hứng bao nhiêu cái khó chịu của người đọc đương thời. Thậm chí nó còn lên tiếng chỉ trích. Cuộc đấu tranh giữa thơ mới và thơ cũ giai đoạn văn học 1930 – 1945 đã giúp chúng ta hiểu được điều này của Hoài Thanh . Dần dần cảm nhận của độc giả về thơ mới cũng khác.
- “Nhưng ngày một, ngày hai nó mất dần cái bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá” Hoài Thanh chỉ sử dụng 32 âm tiết, với bốn câu văn ngắn mà nói được bao điều về thơ mới. Các nhà thơ mới đã cắm được cái mốc trong lòng bạn đọc. Thế Lữ , Phạm Huy Thông là những tác giả ở thời kỳ đầu của phong trào thơ mới lãng mạn. Kế đó là sự xuất hiện của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Anh Thơ Giai đoạn cuối cũng của thơ mới lãng mạn là tác giả Vũ Hoàng Chương với tập thơ “ Say” đã đưa người đọc tới cuối cứ mê li, cùng trời thoáng đãng. Các đọc giả nhất là thanh niên các thành phố , thị xã, thị trấn và một số ở nông thôn được học hành thì say mê tìm đến Xuân Diệu, Hài Mặc Tử, Chế Lan Viên, Cù Huy Cận  Đại bộ phân thanh niên biết chữ ở nông thôn thì đến thơ Nguyễn Bính, nữ sĩ Anh Thơ.
- Cảm nhận ban đầu cái tôi của thơ mới “ Thấy nó đáng thương”, “nó tội nghiệp”. Bởi nội dung của thơ mới bày tỏ nỗi niềm giao cảm với thiên nhiên, con người, với tình yêu và cả tôn giáo, cốt sao giãi bày được sự cô đơn, nỗi buồn của người cầm bút. Lưu Trọng Lư gọi “cái thú đau thương”. Thơ Huy Cận hiện diện nỗi buồn cô đơn tan nát đến chia lìa. Nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu gắn liền với ý thức thẩm mĩ. Chế Lan Viên mòn mỏi trong “Điêu tàn”, khóc sướt mướt về caí thây ma của thời xa cũ, Hàn Mặc Tử lại đến với nỗi buồn gợi nhớ đến bâng khuâng 
- Hoài Thanh cảm nhận : “ Tâm hồn của họ (các nhà thơ mới) chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lí Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn họ cũng không có nữa:
 Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt 
 Cơm áo không đùa với khách thơ 
 Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại , chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta” .
- Bàn về thơ mới, Hoài Thanh liên hệ tới thời thế, tâm lí bạn đọc trẻ tuổi. Đây là thể hiện quan điểm nghệ thuật đúng đắn của người bình thơ. Xin đọc đoạn viết này:
“ Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu , ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm sau cũng Xuân Diệu . Nhưng động tiên đã khép , tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẩn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” .
- Đoạn văn nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc của cái tôi: “ Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu”. Hoài Thanh chỉ ra được phong cách riêng của từng nhà thơ với sự tinh tế. Điều này rất cần cho người phân tích thơ mới. Mỗi nhà thơ được khái quát vài từ (Đọc). Câu văn nghị luận giàu chất thơ, chất nhạc, cách viết lại mền mại, uyển chuyển có tác dụng khêu gợi cảm xúc và hứng thú.
* Hoài Thanh khi nói về các nhà thơ đã sử dụng giọng điệu giãi bày, chia sẻ, tâm tình. đó là tấm lòng của người phê bình. Cốt lõi của tiếng ấy là “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người” như Hoài Thanh đã từng tâm niệm.
- Thơ mới buồn vì “ Ngay nay lớp thành kiến phù trên linh hồn đã tiêu tàn cùng lớp hoa hoè phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm ngàn điều khác; Một lòng tin đầy đủ”. Hoài Thanh gọi: “ Đó, tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên”. Thì ra họ (tác giả thơ mới) buồn vì thiếu niềm tin vào tương lai, vào cuộc đời. Xin đọc những vần đề thơ này để rõ thêm .
 +” Ta đi về đâu ta chẳng biết 
 Chỉ thấy trời xanh là ta ca”
+ “ Hỡi người bạn anh về đâu đấy nhỉ “
- Hoài Thanh đã nhận xét rất đúng về các nhà thơ mới. “ Bi kịch ấy họ giử cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông, họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lược họ, họ cũng muôn mượn tâm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng” .
Phải chăng các nhà thơ mới đã thể hiện nỗi buồn đau, sầu muộn vào trong tiếng việt, giãi bày lòng mình bằng thứ tiếng “ đã chia sẻ vui buồn với cha ông”, họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt là tấm lụa “ đã hứng vong hồn những thế hệ qua”. Thì ra nỗi buồn, đau của các nhà thơ mới có phần là nỗi đau, nỗi buồn của người dân mất nước.
- Đặc biệt, cách thể hiện của Hoài Thanh ở cuối đoạn trích . “ chưa bao giờ như bây giờ.. ngày mai” .
Mấy tiếng “ chưa bao giờ như bây giờ” được lặp lại tới ba lần như một sự khẳng định mạnh mẽ chắc chắn về tấm lòng yêu quê hương đất nước của các nhà thơ mới.
Rõ ràng lòng yêu nước của các nhà thơ mới không phải nghiêng về đấu tranh, không gắn liền với lao động sản xuất. Lòng yêu nước biểu hiến sự thiết tha với những giá trị văn háo và nỗ lực sáng tạo những giá trị văn hoá trước hết là tiếng Việt và thơ ca. Họ muốn tiếng nói của nòi giống đẹp hơn, giàu hơn. Lòng yêu nước ấy đáng trân trọng.
 III.Tổng kết:
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài:.
Rút kinh nghiệm : 
1. Chữ tôi và cái tôi trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau.
- Cái tôi trong thơ mới khác cá ta trong thơ cũ ở chỗ nó xuất hiện thật bỡ ngỡ, lạc loại ( ngưòi ta chưa quen ) .
- Cái tôi mang theo quan niệm cá nhân với các nghĩa tuyệt đối trong khi đó cái ta chỉ chung cho tất cả. Thời trung đại nó lấn lướt cái tôi. Thơ cũ muốn nói cái tôi phải ẩn mình trong cái ta.
2- Lòng yêu nuớc của các nhà thơ mới thiêng liêng về đấu tranh hoặc với lao động sản xuất. Nó gắn với nền văn hoá thiết tha và sáng tạo văn hoá. Nó yêu tiếng Việt và thơ ca . Họ muốn tiếng nói của nòi giống tốt đẹp hơn.
3- Tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn chìm ngập trong nỗi buồn. Họ coi buồn, đâu là lạc thú. Họ thiếu niền tin và cuộc đời vào tương lai. Song đã biết đằm mình trong tình yêu tiếng Việt và sự sáng tạo văn hoá.

Tài liệu đính kèm:

  • doc109-110 Mot trhoi dai trong thi ca.doc