CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
A. Mục đích cần đạt
Giúp học sinh:
1. Kiến thức
+ Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài.
+ Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.
+ Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm xúc của người viết.
2. Kĩ năng
Đọc hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
Có thái độ đúng đắn về người hiền tài trong công cuộc xây dựng đất nước
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Tiết: 29, 30 Tuần: 7 Ngày soạn: 11/10/2011 Ngày dạy: 13/10/2011 GVHD: Nguyễn Thị Thảo GSKT: Nguyễn Thị Dung CHIẾU CẦU HIỀN Ngô Thì Nhậm Mục đích cần đạt Giúp học sinh: Kiến thức + Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài. + Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. + Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm xúc của người viết. Kĩ năng Đọc hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại. Thái độ Có thái độ đúng đắn về người hiền tài trong công cuộc xây dựng đất nước . Phương tiện và cách thức tiến hành 1. Phương tiện - Sách giáo khoa Ngữ - Sách giáo viên Ngữ văn - Thiết kế dạy học Ngữ văn 2. Phương pháp - Kết hợp các phương pháp: đọc - hiểu, phát vấn, thảo luận, trực quan. C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân được Nguyễn Đình Chiểu vẽ lên như thế nào? - Em hãy nhận xét về tinh thần chiến đấu của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm? 3. Bài mới Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về những con người “chân đất, áo vải”, quên mình, hi sinh cho sự nghiệp vẻ vang của dân tộc trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu ở một khía cạnh khác, đó là những con người “hiền tài”, vị trí, vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước và chủ trương cầu hiền của vua Quang Trung trong tác phẩm “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm. Thời gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt 20 phút 15 phút 15 phút 15 phút 5 phút *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm. Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả + GV: Gọi một học sinh đứng dậy đọc tiểu dẫn yêu cầu những nét cơ bản về tác giả Ngô Thì Nhậm? + HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm. + GV: Yêu cầu HS cho biết tác phẩm được sáng tác theo thể loại gì? Em hiểu gì về thể loại đó? + HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và giới thiệu về thể loại Chiếu cho HS. GV bổ sung: Công văn ngày xưa gồm hai loại: một loại do cấp dưới dấng lên nhà vua (tấu, chương, biểu, sớ), một loại do nhà vua truyền xuống(chiếu, lệnh, dụ, cáo). Chiếu nói chung và chiếu cầu hiền nói riêng thuộc thể loại chính trị - xã hội. Mặc dù là công văn nhà nước, lệnh cho thần dân thực hiện nhưng ở dây, đối tượng của bài chiếu là các bậc hiền tài. Hơn nữa, đây là cầu chứ không phải là lệnh. + GV: Tại sao vua là người có quyền lực cao nhất lại không ra lệnh mà “cầu”? + GV: Định hướng “Cầu”: Thể hiện một sự tôn trọng, thành tâm, thỉnh cầu của tác giả cũng như của vua Quang Trung đối với các bậc hiền tài. + GV: Bài chiếu được sáng tác trong hoàn cảnh nào? + HS trả lời, GV nhận xét và kết luận. + GV: Gọi 2 HS đọc văn bản, sau đó yêu cầu HS nghiên cứu chia bố cục văn bản? Trình bày nội dung của từng phần? + HS xem sách, thảo luận và trả lời. *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. + GV: Tác giả đã dùng những lập luận nào để nói về hiền tài? + HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung. GV Bổ sung: Lời của Khổng Tử: Lấy đức mà cái trị đất nước giống như sao Bắc Đẩu giữ đúng vị trí của mình, các ngôi sao khác sẽ về chầu.(Sách Luận ngữ) + GV: Cách lập luận đó có tác dụng gì? Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước. + GV: Hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ của sĩ phu Bắc Hà? + HS thảo luận, trả lời. + GV: Việc sử dụng những hình ảnh lấy từ kinh điển Nho gia hoặc mang ý nghĩa tượng trưng có tác dụng gì? + GV: Thái độ của vua Quang Trung như thế nào trước tình hình đó? + HS: trả lời, GV kết luận + GV: Hai câu hỏi tu từ mà có tác dụng gì? + GV: Qua thái độ đó, ta thấy tấm lòng vua Quang Trung như thế nào? + GV: Thực trạng và nhu cầu của thời đại lúc bấy giờ như thế nào? + HS: xem sách và tìm dẫn chứng, trả lời câu hỏi. + GV: Nhu cầu của thời đại là gì? Tác giả đã dùng những cách lập luận gì để thể hiện nhu cầu đó? Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về con đường cầu hiền của vua Quang Trung. + GV: Nêu những biện pháp cầu hiền của vua Quang Trung? + GV: Bài chiếu kết thúc bằng những lời lẽ như thế nào? + HS trả lời, GV nhận xét, kết luận. GV: Hình ảnh vị vua Quang Trung hiện lên như thê nào trong bài chiếu? Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết + GV: Yêu cầu một em đứng dậy khái quát lại nội dung và nghệ thuật tác phẩm. I. Tiểu dẫn 1. Tác giả - Ngô Thì Nhậm (1746-1803) - Quê quán: Làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội) - Năm 1775, ông đôc tiến sĩ, từng giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc. - Năm 1778, khi nhà Lê – Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lai bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư. _ Ông là người có đóng góp rất lớn cho triều đại Tây Sơn. 2. Tác phẩm a. Thể loại - Chiếu là một thể loai văn tự nhà vua dùng để ra lệnh cho thần dân thực hiện. c. Hoàn cảnh sáng tác - Năm 1788, Quang Trung tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh và bọn tay sai. Nhà Lê sụp đổ, các tri thức của triều đại cũ mang nặng tư tưởng trung quân, phản ứng tiêu cực. - Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết “Chiếu cầu hiền” nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà cộng tác với triều đại Tây Sơn. d. Bố cục văn bản Gồm 4 phần: + Phần 1: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. (đoạn 1) + Phần 2: Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước (đoạn 2,3,4) + Phần 3: Con đường cầu hiền của vua Quang Trung (đoạn 5) + Phần 4: Lời kêu gọi, động viên các hiền tài ra giúp nước (đoạn 6) II. Đọc - hiểu văn bản Mối quan hệ giữa hiền tài và Thiên tử Lập luận: - Mượn lời của Khổng Tử để nhấn mạnh: + Người hiền như ngôi sao sáng trên trời cao +Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần + Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử → Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử: người hiền phải do thiên tử sử dụng, phải quy tụ về với nhà vua. Mượn ý trời để khẳng định: “ Nếu như che mất ánh sángđó không phải là ý trời sinh ra người hiền tài như vậy” → Xem việc người hiền tài về chầu thiên tử là lẽ đương nhiên, hợp quy luật. Nếu người hiền tài tự giấu mình là trái với ý trời. → Cách lập luận của tác giả chặt chẽ, logic có sức thuyết phục cao đối với sĩ phu Bắc Hà. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước. Cách cư xử của sĩ phu Bắc Hà Thái độ của sĩ phu Bắc Hà: *Chi tiết: + “Kẻ sĩ ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời” → lãng phí tài năng. + “Những bậc tinh anhkiêng dè” → Ra làm quan nhưng lại luôn sợ hãi, im lặng, không dám nói lên chính kiến. + “Cũng có kẻsuốt đời” → không phục vụ cho triều đại mới. → Tác dụng: + Tạo cách nói tế nhị, châm biếm nhẹ nhàng. + Thể hiện kiến thức sâu rộng của người cầu hiền. Thái độ của vua Quang Trung: + Thái độ khắc khoải, mong chờ: “ghé chiếu lắng nghe”, “ngày đêm mong mỏi” + 2 câu hỏi tu từ : “Hay trẫm ít đứcvương hầu chăng?” → Thể hiện thái độ khiêm tốn → Cách nói khiêm tốn nhưng thuyết phục, tác động vào nhận thức của hiền tài, buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử. => Thể hiện tấm lòng chân thành, khẩn khoản kêu gọi hiền tài ra giúp nước của bậc thánh nhân Quang Trung. Thực trạng và nhu cầu của thời đại Thực trạng của đất nước: + Triều chính buổi đầu dựng nghiệp chưa ổn định, biên ải chưa yên, dân còn mệt, chưa hồi lại sức + Đức của vua chưa thấm nhuần khắp nơi. → Triều đại đang trong buổi khó khăn, loạn lạc nên việc cầu hiền lúc bấy giờ là rất cấp thiết. Nhu cầu của thời đại : Các bậc hiền tài phải ra giúp vua, giúp nước. *Lập luận : + Sử dụng hình ảnh cụ thể: “ Một cái cột” , “mưu lược một người” → Khẳng định vai trò của hiền tài + Mượn lời của Khổng Tử : “Suy đi tính lạibuổi ban đầu của trẫm hay sao?” → Khẳng định đất nước có nhiều nhân tài → Từ đó nhằm đi đến kết luận: hiền tài phải ra giúp vua, hết lòng phụng sự cho triều đại. Con đường cầu hiền của vua Quang Trung và lời kêu gọi người tài trong thiên hạ ra giúp vua, giúp nước Cách kêu gọi những người hiền tài của Quang Trung + Mọi tầng lớp đều được dâng sớ bày tỏ việc nước, không kể thứ bậc. + Các quan văn, quan võ được tiến cử những người có tài nghệ. + Những người có tài năng thì có thể tự dâng sớ tiến cử mình. → Quan điểm cầu hiền của nhà vua thật tiến bộ, hiện đại, hợp lòng dân, tạo con đường rộng mở cho những người có tài ra phò vua giúp nước. Lời kêu gọi người tài ra giúp dân, giúp nước Bài chiếu kết thúc bằng những lời kêu gọi, động viên người tài đức ra giúp nước. Nó giống như những lời hiệu triệu mạnh mẽ, khơi dậy, làm nức lòng hiền tài bốn bể: “nay trời trong sáng thanh bìnhcùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh” Quang Trung không chỉ là một vị vua tiến bộ, một nhà lãnh đạo sâu rông, mà còn là một nhà thiên tài quân sự, một nhà quản lí tổ chức tài ba. III. Tổng kết Nội dung Bài chiếu đã làm nổi bật được chủ trương chiến lược tài tình, tiến bộ, dân chủ của vua Quang Trung trong việc sử dụng người hiền tài. Nghệ thuật Bài chiếu còn thể hiện nghệ thuật tài tình , khéo léo của Ngô Thì Nhâm : - Lập luận chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục. - Lời lẽ vừa có cái trang trọng, cao sang của kẻ bề trên, vừa có cái khiêm nhường, thành tâm của người có đức đang cầu hiền tài - Sử dụng nhiều điển cố, hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng. Củng cố Bài chiếu nhằm vào đối tượng nào? Nghệ thuật lập luận của tác giả? Tư tưởng, tình cảm của vua Quang Trung? Dặn dò Học bài cũ Đọc và soạn bài “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ. Nhận xét và rút kinh nghiệm Ký duyệt của GVHD Đà Nẵng, ngày 11 tháng 10 năm 2011 Người soạn
Tài liệu đính kèm: