Giáo án Ngữ văn 11: Thao tác lập luận bác bỏ

Giáo án Ngữ văn 11: Thao tác lập luận bác bỏ

Bài :THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

I-Mục tiêu bài học :

 Giúp học sinh hiểu được mục đích yêu cầu , và cách bác bỏ.

 Biết cách bác bỏ được một ý kiến , một quan niệm sai lầm .

II-Phương pháp lên lớp :

 Gợi mở , nêu vấn đề , phân tích

III-Tiến trình lên lớp :

1/ Ổn định lớp :

2/ Kiểm tra bài cũ :

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5967Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Thao tác lập luận bác bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ 
I-Mục tiêu bài học : 
 Giúp học sinh hiểu được mục đích yêu cầu , và cách bác bỏ.
 Biết cách bác bỏ được một ý kiến , một quan niệm sai lầm .
II-Phương pháp lên lớp :
 Gợi mở , nêu vấn đề , phân tích 
III-Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
 Trong thực tế cuộc sống , cũng như trong sách báo , chúng ta thường gặp những ý kiến sai lầm , hoặc bài viết thiếu chính xác .Trước những tình huống ấy ta cần phải trao đổi , tranh luận .Một trong các thao tác trong tranh luận là bác bỏ . Vậy thao tác lập luận bác bỏ có những yêu cầu ntn ? , nhằm mục đích gì ?, cách tiến hành ra sao ?
 Tiết học này sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi trên , và giúp chúng ta rèn luyện thao tác lập luận bác bỏ .
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Giáo viên nêu tình huống :
 Trong thực tế đời sống , cũng như trong sách báo , có bao giờ chúng ta bắt gặp những ý kiến sai lầm , những bài viết , lời nói , lệch lạc thiếu chính xác không?
Học sinh trả lời .
 Giáo viên nêu vấn đề :chúng ta phải làm gì ?
 - Học sinh trả lời .
 Gv chốt lại :
+ Chúng ta thường trao đổi lại , tranh luận để bác bỏ ý kiến sai trái đó .
 Vậy thao tác lập luận bác bỏ nhằm mục đích gì ?, 
 khi bác bỏ cần có yêu cầu ntn?
Yêu cầu hs đọc các đoạn trích ở trang 24,25,26,sgk và trả lời các câu hỏi sau:
 Trong các đoạn trích trên , luận điểm nào bị bác bỏ?bác bỏ bằng cách nào ?
 Luận cứ nào bị bác bỏ ? cách bác bỏ ra sao?
 Cách lập luận nào bị bác bỏ ?hãy phân tích.
 Ơû ví dụ b : luận cứ nào bị bác bỏ?
bác bỏ bằng cách nào ?
 Ví dụ c: lập luận nào bị bác bỏ?người viết bài này bác bỏ bằng cách nào ? 
 Em hãy nêu ra những kết luận khoa học về cách thức bác bỏ từ việc phân tích những ví dụ trên.
I/ Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ :
1/ Mục đích :
 Bác bỏ : bác đi , gạt đi , không chấp nhận những ý kiến sai trái lệch lạc , không chính xác , đồng thời bày tỏ quan điểm và bênh vực những quan điểm , ý kiến đúng đắn .
 2/ Yêu cầu :
 Dùng các lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn , khoa học , để chỉ rõ những sai lầm , lệch lạc , thiếu khoa học của một quan điểm , ý kiến nào đó .
 Khi bác bỏ ý kiến người khác cần nắm sai lầm của họ , đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục , với thái độ thẳng thắn , nhưng cẩn trọng , có chừng mực , phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng trang luận .
 II/ Cách bác bỏ :
 - Các luận điểm , và luận cứ của Trương Tửu bị bác bỏ là: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”
 Cách bác bỏ :
 - Nêu câu hỏi tỏ ý nghi ngờ “ta tự hỏi , tác giả căn cứ vào đâu mà viết như vậy , rằng ND mắc bệnh thần kinh , một thứ bệnh thần kinh không có sự tổn thương về khí quản ?” 
1/ Phân tích các đoạn trích :
 Ví dụ a: , 
 luận điểm “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh” bị bác bỏ .
 Tác giả bài viết đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng xác đáng ,để bác bỏ rằng luận điểm trên là không có cơ sở.Về “chứng ngôn với người đồng thời với Nguyễn Du”, thì không có còn những “di bút của thi sĩ” , thì chỉ căn cứ vào mấy câu , mấy bài ND nói về ma quỷ , âm hồn thì không có cơ sở .để kết luận .
 Để bác bỏ có sức thuyết phục tác giả bài viết còn dẫn ra các ví dụ để so sánh như pa-xcan, nhưng thi sĩ anh cát lợi , Na uy , Đan Mạch .
 Cơ sở cuối cùng để bác bỏ là “kẻ tạo ra Truyện Kiều” , không thể là “một con bệnh thần kinh”
 Ví dụ b:
 Luận cứ cho rằng “tiếng nước mình nghèo nàn” , bị tác giả bác bỏ .
 Cách bác bỏ của người viết là chỉ ra nghuyên nhân và tác hại của luận cứ trên :nMguyên nhân là thiếu hiểu biết về tiếng mẹ đẻ, vốn từ còn nghèo hơn cả “phụ nữ nông dân” .Tác hại là “từ bỏ tiếng mẹ đẻ” , không có tinh thần dân tộc . Người viết còn đặt ra những câu hỏi để tăng sức thuyết phục của lời phản bác :ngôn ngữ của 
 nghèo hay giàu” ,”vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình , mà lại không thể viết được những tác phẩm tương tự”,”phải qui lỗi cho sự nhgèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người”?
Ví dụ c :
 cách lập luận bị bác bỏ trong ví dụ này là “tôi hút thuốc ,tôi bị bệnh , mặc tôi”.
 Người viết bài này đã xuất phát từ thực tế và những kết luận khoa học để bác bỏ :hút thuốc không chỉ làm hại bản thân , mà còn đầu độc những người xung quanh .
2/ Cách bác bỏ :
 +/ Có thể bác bỏ một luận điểm , luận cứ hoặc bác bỏ cách lập luận ,bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân , goặc phân tích từng khía cạnh sai lệch , thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ , lập luận ấy .
 +/ Khi bác bỏ : cần diễn đạt rành mạch, sáng sủa , uyển chuyển , để người có ý kiến sai và người nghe (người đọc ) dễ chấp nhận , tin theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docthao tac bac bo.doc