Bài :ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
I-Mục tiêu bài học :
- Nắm được những kiến thức cơ bản về vh Việt Nam và vh nước ngoài trong sgk ngữ văn 11 tập 2 .
- Củng cố và hệ thống hóa được những kiến thức đó trên hai phương diện lịch sử và thể loại .
- Rèn luyện nâng cao tư duy phân tích , khái quát và trìmh bày vấn đề một cách có hệ thống .
II-Phương pháp lên lớp :
- Dùng phương pháp quy nạp
- Chia nhóm để hs thảo luận , hs kết luận
Bài :ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC I-Mục tiêu bài học : - Nắm được những kiến thức cơ bản về vh Việt Nam và vh nước ngoài trong sgk ngữ văn 11 tập 2 . - Củng cố và hệ thống hóa được những kiến thức đó trên hai phương diện lịch sử và thể loại . - Rèn luyện nâng cao tư duy phân tích , khái quát và trìmh bày vấn đề một cách có hệ thống . II-Phương pháp lên lớp : Dùng phương pháp quy nạp Chia nhóm để hs thảo luận , hs kết luận III-Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Bài mới : Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung Em hãy kể tên những bài thơ đã học ở trong chương trình sgk lớp 11 tập II . Trong học kì II của lớp 11 , em đã được học những tác phẩm nghị luận nào ? Kể tên một bài thơ thuộc văn học trung đại , và một bài thơ trong phong trào thơ mới . Em có nhận xét gì vế : -Hình thức ? -Niêm luật ? -Cái tôi cá nhân ? -Đề tài ? - Ngôn ngữ thơ ? - Hình ảnh nt ? Qua việc so sánh thơ trung đại và thơ mới , em rút ra được nhận xét gì? *Trình bày những nội dung cơ bản và đặc điểm nt chủ yếu của các bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của PBC , “Hầu trời” của Tản Đà . Từ đó làm rõ tính chất giao thời của thơ văn trung đại và thơ văn hiện đại về nt của các tác phẩm trên . Sau khi học xong bài “Lưu biệt khi xuất dương” và bài “Hầu trời” , em thấy cò điểm gì đáng lưu ý về nt của hai bài thơ trên ? Em hãy làm rõ tính chất giao thời của hai bài thơ : “Lưu biệt ” , và bài “Hầu trời” . Hình ảnh nt được sử dụng ở trung đại và hai bài thơ trên ? Chất văn xuôi , chất kể chuyện so với văn học trung đại có điểm gì mới ? Cái tôi tác giả được thể hiện như thế nào so với vh trung đại ? Phân tích ba bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” , “Hầu trời”, “Vội vàng” , để làm rõ quá trình hđh vh từ đầu tk XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 ở các khía cạnh sau: Gợi ý: - Hình thức thơ : + Lưu biệt ( hơ thất ngôn bát cú) +Hầu trời :thơ trường thiên , tương đối tự do , phóng khoáng. +Vội vàng :thơ tự do Hình ảnh nt : Phân tích bài thơ Hầu trời , để thấy được bước chuyển tiếp theo của quá trình hiện đại hóa thơ ca. Quá trình hđh thơ ca được nhà thơ XD thể hiện sâu sắc đầy cảm xúc, cái tôi cá nhân được bộc lộ triệt để .Em hãy phân tích bài thơ Vội vàng , để minh chứng cho điều này . hình ảnh thơ ngôn ngữ thơ cách sắp xếp vần Trình bày những nét chính về nd tư tưởng , và đặc sắc nt của bài thơ “Vội vàng” Với bài thơ Tràng giang nhà thơ Huy Cận đã thể hiện một nội dung tư tưởng ntn?, hình thức nt có điểm gì đáng lưu ý ? “Đây thôn Vĩ Dạ” , đã gắn kết tên tuổi HMT với nhiều độc giả yêu thơ của ông biết đến ông , như một con người có tấm lòng dạt dào yêu thương , và tâm trạng buồn cô đơn , với những khát khao ước vọng .Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua nd , nt của bài . Một nữ thi sĩ của pt thơ mới , Anh thơ xuất hiện và đem đến cho mọi người một bức tranh phong cảnh của quê hương xứ sở của miền Bắc nước ta rất chân thực và sinh động ,em hãy phân tích hình ảnh thơ và bút pháp nt của bài Chiều xuân , để làm minh chứng cho nhận định ấy . Những nét chính về nd tư tưởng , và giá trị nt của của bài thơ “Tương tư” , được tác giả Nguyễn Bính thể hiện ntn? Sau khi học xong bài “Chiều tối” của HCM ,em có suy nghĩ gì về nd , nt của bài ? Nội dung bài thơ lai Tân của HCM cho em biết điều gì ? Sau khi học xong bài thơ Từ Aáy , của tác giả Tố Hữu em rút ra được điều gì về giá trị nd và nt của bài ? Bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu có nét gì nổi bật về giá trị tư tưởng và giá trị nt ? Cái đẹp , cái hay , sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin? Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốptrong truyện ngắn Người trong bao (Sê-khốp). I/ Nội dung : 1/ Phạm vi sgk lớp 11 tập 2 . 2/ Thể loại :thơ ca , nghị luận a/ Thơ ca : Lưu biệt khi xuất dương . Hầu trời . Vội vàng . Tràng giang. Đây thôn Vĩ Dạ. Chiều tối . Từ ấy. Các bài đọc thêm. Lai Tân , Nhớ đồng của Tố Hữu . Chiều xuân ( Anh Thơ ); Tương tư ( Nguyễn Bính). Khi ôn tập cần nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật . b/ Về văn nghị luận : Về luân lí xh ở nước ta. Một thời đại trong thi ca. Đọc thêm : Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng dân tộc.. *Phân biệt văn hình tượng và văn nghị luận . - Văn hình tượng là sản phẩm của tư duy nghệ thuật , chuyển tải tình cảm , cảm xúc thẩm mĩ . -Văn chính luận là sản phẩm của tư duy lô gích , tác động đến nhận thức lí trí của người đọc . * Văn học nước ngoài : - Tác phẩm – tác giả : + Tôi yêu em (pu-skin) + Truyện ngắn : Người trong bao (Sê khốp ) Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền , trích tt Những người khốn khổ của V.Huy-gô. + Tác phẩm nghị luận :Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác. + Đọc thêm : bài thơ số 28 của Ta-go. II/ Phương pháp : Lập đề cương ôn tập theo hệ thống câu hỏi sgk. 1/ Sự khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại . -Hình thức . -Niêm luật . -Ở thơ trung đại “cái tôi cá nhân” thường gắn liền với quan niệm về vũ trụ , về cộng đồng , và cố giấu nét cá tính của mình vào trong một khuôn khổ nhất định . - Ở thơ mới “cái tôi cá nhân” được thể hiện qua việc làm nổi bật đặc điểm , cá tính sáng tạo , p/c nt , đề tài phản ánh trong thơ -Trong thơ mới chất văn , chất kể chuyện rất rỡ , mà trong thơ trung đại không có , thơ mới đề tài phản ánh cũng phong phú hơn thơ trung đại .Ngôn ngữ thơ mới cũng gần gũi với ngôn ngữ đời sống .Hình ảnh nt cũng không ước lệ nặng nề như thơ trung đại . Tất cả những điều trên cho thấy sự đổi mới về thơ ca , đã đạt đến mức độ hoàn chỉnh cả về nd lẫn hình thức , và khảng định thơ mới đã đáp ứng mọi nhu cầu phản ánh của cá nhân đối với cuộc sống xh. 2*/ Nội dung và hình thức : a/ Nội dung: “Lưu biệt khi xuất dương” : thể hiện tư thế của kẻ làm trai , với khát vọng hành động và ý chí mạnh mẽ , vững vàng ở buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. “Hầu trời” :kể về câu chuyện “Hầu trời” bằng tưởng tượng của nhà thơ với những tình huống gruyện hấp dẫn , lôi cuốn , bài thơ đã thể hiện một tâm hồn phóng khoáng , tự do và bộc lộ nét cá tính độc đáo của tác giả . b/ Đặc sắc nghệ thuật : -Lưu biệt khi xuất dương : đó là cách sử dụng các hình ảnh gây ấn tượng mạnh như “càn khôn” ( trời đất ) ;Non sông; bể đông ; cánh gió muôn trùng sóng bạc ,Đây là hình ảnh có sưxc1 lôi cuốn thuyết phục cao . -Hầu trời :đây là bài thơ thuộc thể thất ngôn trường thiên khá tự do , gịong thơ thoải mái tự do , ngôn ngữ giản dị giàu hình ảnh , hấp dẫn , luôn cuốn và hóm hỉnh. c/ Tính chất giao thời : -Nếu trong vh trung đại thường bị rập khuôn vào phạm vi của hệ tư tưởng nho giáo , thì khi hai bài thơ :”Lưu biệt khi xuất dương” , “Hầu trời” ,đã phần nhiều rũ bỏ được khuôn khổ gò bó của nghệ thuật thơ xưa . - Văn thơ trung đại ưa dùng các hình ảnh :nguyệt ,tùng,cúc ,trúc ,maithì hình ảnh nt được sử dụng ở hai bài thơp trên : đa dạng , hấp dẫn hơn .Với cách sử dụng hình ảnh tự nhiên thoải mái :nhằm nêu bật nội dung, chủ đề , ở hai bài thơ này cái tôi tác giả đã được bộc lộ rõ nét.Hơn nữa ở bài thơ Hầu trời , chất văn xuôi , chất kể chuyện bộc lộ rõ nét , đúng với vị trí là dấu gạch nối giữa vh trung đại và hiện đại . 3/ Quá trình hiện đại hóa thơ ca là một sự thay đổi từ thơ cũ sang thơ mới , dựa trên tiến trình biến đổi của nỗi dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật . Đặt cả ba bài : lưu biệt khi xuất dương, Hầu trời , Vội vàng ,trên một trục phát triển chúng ta sẽ thấy được sự biến đổi được diễn ra rất rõ rệt qua các thời kì khác nhau. 3.1 /Đánh dấu cho bước khởi đầu của quá trình hiện đại hóa thơ ca là bài “Lưu biệt khi xuất dương” ,của PBC . Ở bài này tuy vẫn dùng hình thức thơ cũ (thất ngôn bát cú ) ,nhưng đã có sự thay đổi ở hình ảnh nt , với những hình ảnh “ càn khôn”, “bể đông”,”muôn trùng sóng bạc”..đã tạo nên một sự cách tân về hình ảnh nt trong thơ ca . Ở bài thơ này tác giả đã thể hiện ý thức cá nhân đối với cộng đồng và dân tộc , nhà thơ đã thể hiện một cách sâu sắc ý chí của kẻ làm trai khi đứng giữa cuộc đời , cái tôi cá nhân bắt đầu xuất hiện , khôngcòn gắn với quan niệm về vụ trụ , cộng đồng như trước nữa . 3.2/ Tiếp theo đến bài “Hầu trời” (1921) , tác giả đã tưởng tượng ra một câu chuyện lí thú , khi đi lên chợ trời để bán văn . cái tôi trong bài đã được khảng định tài năng cá nhân khi lên chợ trời bán văn . Qua câu chuyện “Hầu trời” lần đầu tiên nhà thơ Tản Đà đã đưa chất văn xuôi , chất kể chuyện vào thơ , tạo nên một nét mới so với thơ cũ . Ngôn ngữ trong Hầu trời rất giản dị gần gũi với đời thường . Đó là dấu hiệu của quá trình đổi mới trong thơ ca đến chỗ hiện đại . Tuy nhiên chỉ đến khi bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ra đời , thì quá hđh trong thơ ca mới diễn ra toàn diện . Bài thơ này từ hình ảnh nt đến ngôn ngữ đều mang nặng âm hưởng thơ lm Pháp .Cái tôi cá nhân của bài thơ đã được thể hiện rất sâu sắc và hiện đại . Cách sử dụng từ ngữ , sắp xếp vần thơ cũng rất đa dạng , và phong phú , sử dụng từ ngữ linh hoạt giàu cảm xúc , tác giả đã nâng thơ ca lên một tầm cao mới . “Vội vàng” là một thi phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ hiện đại , tác giả cuỉa nó rất xứng đáng với danh hiệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” ( Hoài Thanh) 3.3/ Vội vàng : Bài thơ thể hiện lòng yêu đời , yêu cuộc sông cuồng nhiệt , một hồn thơ tươi mới trẻ trung , luôn biết quí trọng từng phút giây của cuộc sống . Nhà thơ chủ trương sống “vội vàng” , gấp gáp , để tận hưởng nét đẹp của cuộc sống đang ngồn ngộn phơi bày . Tác phẩm đã thể hiện một nt độc đáo , với một giọng điệu say mê , sôi nổi ,mạnh mẽ , đặc biệt bài thơ đã cho thấy một sự sáng tạo độc đáo về hình ảnh nt và ngôn từ của nhà thơ . Đạc biệt với bài thơ “Vội vàng” XD đã tạo ra được một quan niệm thẩm mĩ rất mới mẻ :lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp của thiên nhiên “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” “Này đây ánh sáng chớp hàng mi”. 3.4/ Tràng giang : Bài thơ đã cho thấy một hồn thơ buồn ảo nảo , sầu vũ trụ của thi nhân có hồn thơ khát khao được hòa nhập với cuộc đời . Bài thơ còn thể hiện lòng yêu quê hương dất nước thầm kín , mà tha thiết của tác gỉa. Đạc sắc nt của bài phải kể đến việc thi nhân dùng hàng loạt các hình ảnh , để tô đậm cho nỗi sầu , nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình trong bài : sóng gợn , con thuyền xuôi mái , sầu trăm ngả , củi một acnh2 khô , trời rộng , sông dài Một nét nổi bật nữa của nt tác phẩm , là việc tác giả sử dụng rất thành công các từ láy cắt nghĩa cho nỗi buồn mênh mang của thi sĩ , khi đứng trước vũ trụ bao la vô cùng , vô tận : diệp diệp , song song , lớp lớp , dợn dợn Chung qui lại , tác giả đã sử dụng nt tả tâm trạng kết hợp với nt tả thiên nhiên , làm cho bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp , nhưng trĩu nặng một nỗi buồn , nỗi cô đơn giữa cuộc đời . 3.5/ Đây thôn Vĩ Dạ : Nội dung tư tưởng của bài thơ là tấm lòng thiết tha đối với thiên nhiên , cuộc sống , con người của nhà thơ Hàn Mặc Tử . Tấm lòng đó được thể hiện ở một nỗi buồn cô đơn , vì một mối tình xa xăm , vô vọng của nhà thơ .với tâm trạng đó , thi sĩ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp , về một miền quê của đất nước , nơi tấm lòng luôn hướng tới trong khát khao và ước vọng . Đặc sắc nt của bài thơ trước hết là nt tả cảnh kết hợp tả tình . Cảnh ở đây được vẽ nên qua tâm trạng buồn , cô đơn và những hoài niệm của thi sĩ về những kỉ niệm xa xăm . Tứ thơ luôn vận động theo cảm xúc dâng grào của tâm hồn cô đơn trống trải trước cuộc sống và con người. 3.6/ Chiều xuân: - nd tư tưởng là ty quê hương xứ sở rất sâu đậm của nhà thơ . Với những hình ảnh quen thuộc gần gũi đối với mọi người , tác phẩm là một bức tranh về chiều xuân ở miền Bắc nước ta. - Với bút pháp nt tả cảnh , tác giả đã tạo dựng những hình ảnh , chi tiết , mộc mạc giản dị mang dậm chất quê hương , bài thơ là một phát hiện nt rất riêng biệt của nữ thi sĩ Anh Thơ trong việc phác họa phong cảnh làng quê. 3.7/ Tương tư : - Nội dung bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính đò là nỗi tương tư trong tình yêu của nhân vật trữ tình là chàng trai Thôn Đoài đối với cô gái Thôn Đông . Nhưng cung bậc tình cảm được tác giả diễn tả một cách sâu sắc và đầy ý nhị . - Nét đặc sắc trong nt của bài Tương tư , trước hết là việc sử dụng ngôn ngữ tài hoa của tác giả , việc tạo dựng không gian nt , làm cho nỗi tương tư càng thêm sâu nặng hơn của nhân vật trữ tình. 3.8/ Chiều tối : Nội dung tư tưởng của bài thơ “Chiều tối” là đã thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn HCM , luôn luôn ung dung tự tại , lạc quan hướng về về sự sống , và ánh sáng của tương lai thắng lợi .Tư tưởng ấy thể hiện ở tình yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống và ý chí vượt lên trước sự khắc nghiệt của hoàn cảnh . Nt : + nt tả cảnh ngụ tình , cảnh ở đây là cảnh chiều tối ở một nơi thôn dã . + nt sử dụng hình ảnh độc đáo sinh động , làm cho cảnh càng trở nên đậm nét và sâu sắc . + nt sử dụng ngôn từ có tính liên tưởng cao , tạo cho người đọc một cảm xúc về cuộc sống nơi thôn quê. 3.9/ lai Tân : - Nội dung bài thơ đã nói lên tình trạng thối nát , một cách phổ biến của chính quyền TQ thời Tưởng Giới Thạch . Nt sử dụng trong bài là nt châm biếm , đả kích , , làm cho bộ mặt thật của chính quyền cai ytrị hiện lên một cách đầy đủ . 3.10/ Từ Aáy : - Nd tư tưởng của bài thơ là niềm vui sướng say mê mãnh liệt của nhà thơ trong buổi đầu bắt gặp lí tưởng cách mạng . Nhà thơ bộc lộ niềm hân hoan chân thành của mình , và đặt tâm nguyện từ đó sẽ đấu cho lí tưởng và con đường đã chọn. -nt : + Hình ảnh : tươi sáng sinh động đã khắc sâu vào tâm trạng nhà thơ. + sử dụng biện pháp tu từ trong việc lặp đi lặp lại nhiều lần các từ ngữ : tôi , là đã cắt nghĩa tình yêu sâu nặng của nhà thơ đối với đồng bào đồng chí . 3.11/ Nhớ đồng : - Nd : nhớ đồng nói lên tâm trạng nhớ thương da diết của người chiến sĩ cách mạng đang bị tù đày đối với quê hương , đồng bào .Tình cảm ấy đã vượt cả không gian , vượt cả hoàn cảnh tù đày mà người chiến sĩ đang phải đối mặt . - nt: + nt diễn tả tâm trạng của nhà thơ + từ ngữ , hình ảnh , gọng điệu làm cho tâm trạng tác giả biến đổi theo sự liên tưởng về quê hương , đồng bào . + nt điệp lại các vần thơ diễn tả tâm trạng ở đầu các khổ thơ , có tác dụng liên kết các mảng nội dung trở nên liền mạch . 3.12 / Tôi yêu em (Pu-skin) - Bài thơ có sức hấp dẫn , lôi cuốn đối với nhiều thế hệ độc giả , không chỉ ở nước Nga , mà còn vươn tới phạm vi nhân loại , bởi tình cảm , ty trong bài được tác giả thề hiện vừa chân thành đằm thắm , vừa mãnh liệt thiết tha , và đầy lòng vị tha nhân hậu . - Cái hay của bài thơ được toát lên từ một hệ thống từ ngữ giản dị , tinh tế , nhưng cũng hàm chứa bao ý nghĩa sâu xa , có giá trị biểu cảm và sức` liên tưởng lớn . -Ngoài ra tác giả rất thành công trong việc khắc họa , mà chủ yếu là tâm trạng buồn vô vọng , nhưng toát lên lòng vị tha của một trái tim chân thành .Cái hay của bài thơ còn là việc tác giả đã không dừng lại ở một mối tình cụ thể , chân thực với những trải nghiệm sâu xa của thi sĩ , mà gây một niềm xúc động lớn lao , vì đã vươn tới nhựng giá trị tinh thần chung của nhân loại . 3.13/ Sê khôp (1860-1904) Một nhà văn kiệt xuất của nước Nga , sống trong một xh ngột ngạt với bầu không khí chuyên chế nặng nề của chế độ pk , ông đã lên tiếng phê phán hiện thực xh thông qua một kiểu người được sinh ra từ xh đương thời . Đó chính là nhân vật Bê li cốp trong tác phẩm Người trong bao ,với những nét tính cách , lối sống , tư tưởng rất nổi bật . Là một con người thích với lối sống trong bao , cách ăn mặc theo một thói quen không thay đổi –kì quái . Luôn bằng lòng , thoải mái với lối sống của mình , ngại giao tiếp , trốn tránh hiện tại , sợ hãi , hèn nhát Với kiểu người đó sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của xh Nga đương thời , và cái chết là một điều tất yếu . Bê li cốp là người đại diện cho trí thức Nga đương thời , sau một tuần đâu cũng vào đấy . Vì sự ảnh của kiểu người như Bê li cốp là quá lớn đối với xh. Hiện tượng Bêli cốp chỉ có thể chấm dứt và mất đi khi xh thay đổi .
Tài liệu đính kèm: