Giáo án Ngữ văn 11: Nghĩa của câu

Giáo án Ngữ văn 11: Nghĩa của câu

Bài :NGHĨA CỦA CÂU

I-Mục tiêu bài học :

 - Giúp hs nắm được những nd cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu .

 - Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu , diễn đạt được nd cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh .

II-Phương pháp lên lớp :

 -Phân tích , gợi mở , nêu vấn đề

III-Tiến trình lên lớp :

1/ Ổn định lớp :

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 12988Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Nghĩa của câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :NGHĨA CỦA CÂU
I-Mục tiêu bài học :
 - Giúp hs nắm được những nd cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu .
 - Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu , diễn đạt được nd cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh .
II-Phương pháp lên lớp :
 -Phân tích , gợi mở , nêu vấn đề 
III-Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
 Khi giao tiếp , trao đổi qua lại với nhau , về một vấn đề gì , thì bao giờ ta cũng phải dùng câu để giao tiếp . Khi giao tiếp thì bao giờ câu cũng biểu đạt nd về một sự việc nào đó , và thái độ của người nói (viết) , người đọc (người nghe) . Người ta gọi đó là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái . Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thấu đáo về nghĩa của câu .
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Giáo viên cho học sinh đọc phần phân tích ngữ liệu : so sánh từng cặp câu và trả lời câu hỏi sgk trang 6 .
-Cặp câu a1/a2 có gì giống và khác nhau ?
Cặp câu b1/b2 có gì giống nhau và khác nhau ?
Từ việc phân tích các ngữ liệu sgk ,em hãy rút ra nhận xét .
 Trong câu có những dạng biểu hiện nghĩa sự việc nào ?
 Những từ ngữ tham gia biểu hiện nghĩa sự việc thường đóng vai trò gì trong câu ?
 Lấy một số vd , và hướng dẫn học sinh phân tích vd đó .
 */Ví dụ a, Bá Kiến có muốn dàn xếp với Chí Phèo không?_có , nhờ từ ( quả , thật )
 */Ví dụ b, người nói chỉ phỏng đoán , nhờ từ : hình như .
 */Ví dụ c , thể hiện ý định , nhờ từ “toan”, 
 */Ví dụ d Chí Phèo không thể trở về lương thiện .
 _Qua các ví dụ trên , khi nói người nói có bộc lộ thái độ , sự đánh giá của mình không?
 -
 */ ở vd a cho ta biết tình cảm hai chị em Liên và An như thế nào ?
 _thân mật , nhờ từ “nhé”, đứng ở cuối câu : à , ơi, nhỉ ,nhé
 */ Ơû vd b , người nói thể hiện thái độ bực tức , biểu hiện ở từ “kệmày”
 */ Ơû vd c người nói thể hiện thái độ kính cẩn , thể hiện ở từ “bẩm”.
 _qua các vd trên em haỹ đưa ra nhận xét của về về mỗi liên hệ giữa người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp .
 I/ Hai thành phần nghĩa của câu :
Vd / Hai câu trong mỗi cặp câu ,đều đề cập đến cùng một sự việc , nhưng thái độ đánh giá của người nói đối với sự việc là khác nhau .
 + / Ở cặp câu a1 / a 2 , cả hai câu đều nói đến sự việc Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏ . Nhưng câu a1 kèm theo sụ đánh giá chưa chắc chắn về sự việc ( nhờ từ hình như ) , câu a2 đề cập đến sự việc như nó đã xẩy ra .
 + Ở cặp câu b1/b2 , cả hai câu đều đề cập đến sự việc người ta cũng bằng lòng ( nếu tôi nói ) , nhưng câu b1 thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc ( sự việc có nhiều khả năng xẩy ra ), còn câu b2 chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc .
Nhận xét :
 -Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa .
 + Đề cập đến một sự việc , hoặc một vài sự việc .
 + Bày tỏ thái độ sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó .
 Thành phần nghĩa thứ nhất gọi là sự việc , thành phần nghĩa thứ hai gọi là tình thái .
 Trong đó nghĩa sự việc hay còn gọi nghĩa mệnh đề , nghĩa miêu tả , biểu hiện .
 II / Nghĩa sự việc :
 1/ Định nghĩa :
 Nghĩa sự việc của câu , là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập tới .
 2/ Các dạng biểu hiện nghĩa sự việc trong câu :
 a/ Câu biểu hiện hành động ( sgk trang 7 )
 b/ Câu biểu hiện trạng thái tính chất đặc điểm .( vd trang 7 sgk)
 c/ câu biểu hiện quá trình :
 Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo .
 Nguyễn Khuyến –Câu cá mùa thu .
d/ Câu biểu hiện tư thế :
 lom khom dưới núi tiều vài chú .
 e/ Câu biểu hịên sự tồn tại :
 Còn bạc , còn tiền , còn đệ tử ,
 Hết cơm , hết rượu , hết ông tôi .
 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Thói đời .
Lưu ý :
 Ơû loại sự việc tồn tại , có thể câu chỉ có hai bộ phận :
Đôïng từ tồn tại : có, còn , mất , hết 
Sự vật tồn tại : khách , tiền , gạo , đệ tử , ông tôi 
 Cũng có thể có thể có thêm bộ phận thứ ba : nơi chốn , hay thời gian tồn tại .
 Cần nhớ : Ở động từ tồn tại có thể là động từ hay tính từ miêu tả cách thức tồn tại , nhưng đềuncó nghĩa cơ bản như động từ .
“Ngoài sân thỏ thẻ oanh vàng”
 g/ Câu biểu hiện quan hệ :
Đội Tảo là một tay vai vế trong làng .
Ngựa xe như nước áo quần như nêm .
 * Ở sự việc quan hệ có nhiều loại quan hệ :
 + quan hệ đồng nhất : là 
 + Quan hệ sở hữu :của .
 + So sánh để thấy sự giống hay khác nhau :như , giống , hệt , tựa , khác 
 + Nguyên nhân : vì , tại , bởi , do 
 + Mục đích : để, cho
 Ghi chú :
 Trong câu những từ ngữ tham gia biểu hiện nghĩa sự việc , thường đóng vai trò chủ ngữ , vị ngữ , trạng ngữ , khởi ngữ , hoặc các thành phần phụ khác .
 III/ Nghĩa tình thái :
 Ví dụ :
a/ Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật .
b/ Hình như hắn là người không có tuổi .
c/ Hắn nhặt một viên gạch vỡ toan đập đầu .
d/ Tao không thể là người lương thiện nữa .
 _Khi đề cập đến sự việc nào đó , người nói không thể không bộc lộ thái độ , sự đánh giá của mình , đối với sự vật , sự việc đó . Đó có thể là sự tin tưởng , chắc chắn , sự hoài nghi , sự phỏng đoán , đánh giá` cao hay thấp , tốt hay xấu , nhấn mạnh hoặc coi nhẹ .đối với sự việc .
2/ Tình cảm thái độ của người nói đối với người nghe:
 Phân tích các ví dụ sau , rồi đưa ra nhận xét :
a/ Em thắp đèn chị Liên nhé .
b/Kệ mày làm hư bát của tao hãy đền cái khác cho tao .
c/ Người long tong đáp :
 Bẩm chỉ có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách .
 _ Trong quá trình giao tiếp người nói luôn thể hiện rõ thái độ của mình , tình cảm của mình đối với người nghe thông qua các từ ngữ xưng hô , từ ngữ cảm thán , từ tình thái ở cuối câu 
 *Một số từ ngữ tình thái :
Chắc , có lẽ , chỉ , những , là cùng , là ít , ( ít nhất ) ,không thể , có thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docnghia cua cau.doc