Giáo án Ngữ văn 11 kì 2 - Trung Tâm GDTX Càng Long

Giáo án Ngữ văn 11 kì 2 - Trung Tâm GDTX Càng Long

 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

 Phan Bội Châu

 I.MỤC TIÊU: Giúp HS

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX.

- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu.

II. PHƯƠNG PHÁP: đọc diễn cảm, so sánh, giảng giải.

Tiếp tục sửa chữa bài làm.

Lập kế hoạch học tập trong HKII.

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định:

2. Kiểm tra: ( 2 phút): kiểm tra việc soạn bài của HS.

3. Bài học: ( 40P )

Trọng tâm: vẻ đẹp lãng mạn hào hùng và khát vọng cháy bỏng nơi tâm hồn nhà chí sĩ cách mạng trogn buổi ra đi tìm đường cứu nước.

Giọng thơ sôi nổi lôi cuốn của PBC.

 

doc 74 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1409Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 kì 2 - Trung Tâm GDTX Càng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :17
 Tiết :65
 Ngày soạn:.
 Ngày day:
 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG 
 Phan Bội Châu
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu.
II. PHƯƠNG PHÁP: đọc diễn cảm, so sánh, giảng giải.
Tiếp tục sửa chữa bài làm.
Lập kế hoạch học tập trong HKII.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: ( 2 phút): kiểm tra việc soạn bài của HS.
3. Bài học: ( 40P )
Trọng tâm: vẻ đẹp lãng mạn hào hùng và khát vọng cháy bỏng nơi tâm hồn nhà chí sĩ cách mạng trogn buổi ra đi tìm đường cứu nước.
Giọng thơ sôi nổi lôi cuốn của PBC.
HOẠT ĐỌNG CỦA THẤY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG BÀI HỌC
+ GV: giới thiệu bài, chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội.
+ GV: yệu cầu + HS:đọc, tóm lược những điểm chính về tác giả.
+ HS:làm việc cá nhân, phát biểu.
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đọc tp và cho biết chủ đề bài thơ.
+ GV: đọc tp, 2 + HS:đọc lại. + GV: yêu cầu + HS:nêu chủ đề.
+ HS:đọc lại bài thơ, xác định bố cục, so sánh giữa bản dịch thơ và phiên âm, nhậ xét về giọng điệu.
Chí làm trai có phải là nội dung hoàn toàn mới trong VH hay không?
Nét mới ở đây là gì?
+ HS:trao đổi trà lời.+ GV: giảng thêm.
Tìm những từ trái nghĩa ở hai câu thơ này? Giải thích câu “hiền thánh còn đâu học cuãng hoài”. Lí do nào khiến tg nói như vậy? Sư phủ định ở đây phải chăng có điều gì chưa đúng?
Hình ảnh, từ ngữ trong hai câu cuối để lại cho em ấn tượng gì? Qua đó em cò suy nghĩ, đánh giá gì về PBC?
+ HS:suy nghĩ, phát biểu
Nhận xét chung của em về tp?
+ HS:trả lời.
I. GIỚII THIỆU :
1. Tác giả : (1876-1940)
- Nhà lãnh tụ của phong trào yêu nước và cách mạng đầu XX, có tấm lòng yêu nước tha thiết, nồng cháy mặc dù sự nghiệp cứu nước không thành.
- Là nhà văn lớn
- Đạt thành tựu rực rỡ trong văn chương tuyên truyền cổ động Cách mạng
- Lý tưởng dân tộc cao cả, tình cảm yêu nứơc thương dân thiết tha, sôi sục, là cội nguồn cảm hứng sáng tạo và trở thành phong cách nghệ thuật có sức lay động lớn tâm hồn người đọc.
2. Tác phẩm :
I. Hoàn cảnh sáng tác : Trong buổi chia tay các đồng chí lên đường
II. Chủ đề : Bài thơ thể hiện rõ tư thế, quyết tâm hăm hở và ý nghĩ lớn lao, mới mẻ của nhà lãnh đạo cách mạng PBC trong buổi đầu lên đường cứu nứơc.
II. ĐỌC HIỂU
1. Hai câu đề :
“Làm trai chuyển dời” à Từ khẳng định, phủ định à ý tưởng lớn lao, mãnh liệt của chí làm trai trong sự nghịêp cứu nước.
“Lạ”:lập được công danh sự nghiệp. Câu hỏi tu từ thể hiện ý hướng chủ động trước cuộc đời.
2. Hai câu thực:
“ Trong khoảng trăm nămhá không ai?”
àThể hiện tinh thần, trách nhiệm trước cộng đồng: cuộc thế gian nan này cần phải có ta.Giọng thơ khẳng định, khuyến khích,giục giã.
3. Hai câu luận :
“Non sông hoài” à Đối ( sống _ chết)à Nỗi đau về nhục mất nước à tinh thần dân tộc cao độ, nhiệt tình cứu nước.Phủ định mạnh dạn những tín điều xưa cũ, lạc hậu
4. Hai câu kết :
“Muốn vượt khơi” à Điệp từ, động từ mạnh, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ rắn rỏi à Khát vọng sôi nổi, tư thế hăm hở ra đi à nhiệt tình cứu nước tuôn trào.
III. KẾT LUẬN : 
Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
4.Củng cố:
- Tác giả.
- Đọc hiểu văn bản và phần ghi nhớ sgk.
5. Dặn dò:
Học thuộc bài thơ, bản dịch.Viết nhận xét về tâm trạng người ra đi.
 Tuần :17
 Tiết 66 Ngày soạn:................
 Ngày dạy:................
NGHĨA CỦA CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
Nhận ra và biết phân tính hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Thông qua phan tích ngữ liệu thực tế mà hình thành kiến thức;phát vấn;thực hành củng cố.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Ổn định :
 2 Kiểm tra bài cũ:( 3 phút)
 Kiểm tra bài cũ: đọc thuộc,nêu chủ đề bài thơ “Xuất dương lưu biệt”
 3. Chuẩn bị bài mới: câu thường có những biểu hiện nghĩa như thế nào?Bài học này giúp ta trả lời câu hỏi này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
H đ 1: tìm hiểu các tp nghĩa của câu.
+ GV: yêu cấu + HS:tìm hiểu mục I.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi.
+ GV: gợi dẫn cho + HS:trao đổi, trả lời.
Các sự việc:
Cặp A: cả hai cùng nói đến sv Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏ.
Cặp B: cả hai câu cùng đề cập đến sự việc người ta cũng bằng lòng.
+ HS:nhận xét.
+ GV: tyêu cầu + HS:tìm hiểu mục I.2 trong SGK và trả lời các câu hỏi.
Mỗi câu thường có mấy tp nghĩa? Đó là những tp nào?
Các tp nghĩa trong câu có quan hệ như thế nào?
+ GV: gợi dẫn, + HS:trả lời.
H đ 2: Tìm hiểu nghĩa sự việc
+ GV: yêu cầu + HS: tìm hiểu mục II trong SGK và trả lời các câu hỏi.
Nghĩa sự việc của câu là gì?
Cho biết một số biểu hiện của nghĩa sv?
Nghĩa sv thường biểu hiện ở tp ngữ pháp nào của câu?
+ GV: gợi dẫn, + HS:trả lời.h
+ GV: yêu cầu + HS:đọc và làm BT trong SGK. + GV: hướng dẫn, gợi ý.
Bài 2.
I. Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ: kể thực đáng.các từ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc:có một ông rể quý như Xuân. danh giá. đáng sợ.Nghĩa tình thái thừa nhận sự việc “danh giá”,nhưng cũng nêu mặt trái của nó là “ đáng sợ”.
II. Từ tình thái có lẽ thể hiện sự phỏng đoán về sự việc chọn nhầm nghề.
III. Có hai sự việc và hai nghĩa tình thái:
sv1 : “họ cũng phân vân như mình”.Sv mới chỉ là phỏng đoán (từ dễ,có lẽ, hình như)
Sv 2: “mình cũng ko biết rõ con gán mình có hư hay ko”(nhấn mạnh bằng ba từ: đến chính ngay 
3.Chọn từ hẳn 
I. BÀI HỌC 
1. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU
I. So sánh, nhận xét ngữ liệu.
Câu a1 có dùng từ hình như,thể hiện độ tin cậy chưa cao.
Câu a2 không dung từ hình như,thể hiện độ tin cậy cao
II. Nhận xét:
Mỗi câu thường có hai tp nghĩa:tp nghĩa sự việc và tp nghĩa tình thái
Các tp nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết,trừ trường hợp câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán
2. NGHĨA SỰ VIỆC
I. Nghĩa sv của câu là tp nghĩa ứng với sv mà câu đề cập đến.
II. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc.
Nghĩa sv biểu hiện bằng hành động.
Nghĩa sv biểu hiện ở trạng thái, tính chất, đặc điểm.
Nghĩa sv biểu hiện ở quá trình.
Nghĩa sv biểu hiện ở tư thế.
Nghĩa sv biểu hiện ở sự tồn tại
Nghĩa sv biểu hiện ở quan hệ.
III. Nghĩa của câu thường được biểu hiện nhờ những tp ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số tp phụ khác.
II. LUYỆN TẬP 
Bài 1. 
Câu 1 diễn tả hai trạng thái:ao thu lạnh. nước thu trong.
Câu 2 nêu một sự việc(đặc điểm):thuyền bé.
Câu 3 nêu một sự việc(quá trình): sóng gợn.
Câu 4 nêu một sự việc(quá trình):lá đưa vèo
Câu 5 nêu 2 sv, trong đó có một sv (trạng thái):tầng mây lơ lửng, một sv: trời xanh ngắt
Câu 6 nêu 2 sv, trong đó có một sv (đặc điểm):ngõ trúc quanh co, một sv (trạng thái):khách vắng teo.
Câu 7 nêu hai sự việc(tư thế):tựa gối. buông cần.
Câu 8 nêu một sự việc(hành động): cá đớp.
4. Hướng dẫn + HS:học tập ở nhà ( 3 phút)
 Luyện tập củng cố bài cũ : 2p
 5 Chuẩn bị bài mới: chuẩn bị bài viết số 5: 1p
Tuần :18
Tiết 70 Ngày soạn :.................
 Ngày dạy:..................
BÀI VIẾT SỐ 5
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học(phân tích, so sánh) để làm một bài NLVH.
Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
Tạo hứng thú học văn và niềm vui viết văn.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
+ GV: chọn một đề ở SGK, hoặc ra một đề khác thích hợp.
Hướng dẫn + HS:tìm hiểu đề. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. + GV: ra đề, hướng dẫn ngắn gọn, + HS:làm bài.
Đề bài: 
I. Thế nào là khởi ngữ? Chuyển câu sau thành câu có khởi ngữ: “ Anh ấy làm bài rất cẩn thận”( 2 đ)
II. Nội dung chí làm trai trong bài “Xuất dương lưu biệt” là gì? Được thể hiện như thế nào?Em hãy liên hệ với thực tế xã hội hiện nay và bản thân về vấn đề này.( 8 đ)
2. Hướng dẫn chung:
Nắm nội dung và tư tưởng của bài thơ “Xuất dương lưu biệt”.Xem xét thực tế hiện nay như thế nào? Bản thân đã có việc làm, suy nghĩ ra sao về việc góp sức xây dựng đất nước?
3. Đáp án thang điểm
Câu I. 
- KN là thành phần đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói tới trong câu.Trước KN thường có các qht về, đối với (1 đ)
- Chuyển thàn+ + GV: :” Làm bài, anh ấy rất cẩn thận.” (1 đ)
Câu II. 
+ HS:có thể trình bày theo nhiều cách, miễn đảm bảo được những ý cơ bản sau:
- Phan Bội Châu là nhà cách mạng tiên phong trong phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX.
- Trong bài thơ “ Xuất dương lưu biệt”, ông thể hiện chí làm trai của mình bằng những lời lẽ hùng hồn, tự tin.Cụ thể:
 + Làm trai phải tự quyết định vận mệnh của mình, không để trời đất xoay chuyển.
+ Phải để lại dấu ấn cá nhân của mình trong cuộc đời, trong cộng đồng nói chung.
+ Kiên quyết phủ nhận những tín điều xưa cũ trong sách vở thánh hiền.
+ Hăm hở ra đi tìm con đường mới cho đất nước, cho tổ quốc.
- Liên hệ thực tế: hiện có một bộ phận thanh niên còn lơ là, ham chơi, không chú trọng việc lập thân, lập nghiệp, đáng bị phê phán.Còn đa phần các bạn trẻ có ý thức học tập, tiếp thu tri thức để đưa đất nức hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Bản thân: đang học tập, phấn đấucác dự định khác
Thang điểm:
7,8 nhìn nhận vấn đề chuẩn xác.Diễn đạt hay, hấp dẫn, sinh động. Liên hệ tốt.Không mắc những lỗi nghiêm trọng.
5,6 đảm bảo ý. Trình bày, diễn đạt tương đối. Mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
3,4 hiểu nội dung bài thơ nhưng trình bày đơn điệu.Liên hệ chưa sâu sắc.Còn mắc một vài lỗi khá nghiêm trọng, một số lỗi chính tả.
1,2 bài làm sơ sài, bố cục không rõ, làm bài chưa xong.
Tuần:18
Tiết :68-69	 Ngày soạn:
 Ngay dạy:
HẦU TRỜI
( Tản Đà)
I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà( tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi, cá tính ngông) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN vào đầu những năm hai mươi của thế kỉ trước
- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ T Đ.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, tóm tắt.Vấn đáp, trao đổi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1 Ổn định
2. Kiểm tra: Kiểm tra việc soan bài của HS.
3 Bài học:
Trọng tâm:Cảnh T Đ đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe, làm nổi cái tôi cá nhân mà thi sĩ muốn thể hiện: một cái tôi ngông, phóng túng tự ý thức về tài năng thơ, về giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình trước cuộc đời.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẤY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
H đ 1: + GV: giới thiệu bài.
H đ 2: Tìm hiểu chung.
+ HS:đọc tiểu dẫn và nêu những thông tin chính về tg.
+ GV: chốt lại những ý chính.
H đ 3: Đọc hiểu VB.
+ GV: xác định mô típ nt của T Đ về đối tượng “ trời” mà tg hay thể hiện
+ HS:đọc VB.
Nhận xét cách mở đầu của tg? Câu đầu gợi không khí gì?điệp từ thật khẳng định ý gì?
Cách tả cảnh thi sĩ hạ giới đọc thơ văn cho trời nghe như thế nào? Qua cách đọc ấy ta thấy điều gì ở nhá thơ?
Thái độ và tình cảm cảu người nghe như thế nào?
+ HS:lần lượt phân tích trả lời.
Qua cảnh trời hỏi và T.Đà tự xưng tên tuổi, quê quán, đoạn trời xét sổ nhận ra trích tiên Khắc Hiếu bị đày vì t ... ủng cố kiến thức cơ bản của chương trình làm văn lớp 11.
- Biết cách lập luận và vận dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bác bỏ, bình luận trong bài văn nghị luận.
- Biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin. 
II. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 ỔN ĐINH
2 KIỂM TRA : ( 3p) Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
3. BÀI MỚI: (40p)
Trọng tâm: ôn lí thuyết, luyện bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA + GV: VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC 
@ + HS:nhắc lại:
I . LÍ THUYẾT 
CÂU 1 
1. Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận
2. Thao tác lập luận phân tích
3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích
4. Thao tác lập luận so sánh
5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
6. Luyện tập kết hợp thao tác phân tích và so sánh
7. Bản tin
8. Luyện tập viết bản tin
9. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
10. Thao tác lập luận bác bỏ
11. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
12. Tiểu sử tóm tắt
13. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
14. Thao tác lập luận bình luận
15. Luyện tập thao tác bình luận
16. Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận
CÂU 2
BẢNG TỔNG HỢP
THAO TÁC
NỘI DUNG BÀI HỌC
YÊU CẦU VÀ CÁCH LÀM
SO SÁNH
So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng
Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng một tiêu chí.
Nêu rõ quan điểm của người viết.
PHÂN TÍCH
Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành nhữn+ GV: ấnđề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng.
Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc.
Phân tích phải đi liền với tổng hợp 
BÁC BỎ
Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe.
Bác bỏ luận điểm, luận cứ
Phân tích chỉ ra cái sai
Diễn đạt rành mạch, rõ ràng. 
BÌNH LUẬN
Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.
Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận
Đề xuất được những ý kiến đúng
Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. 
TÓM TẮT
 VĂN BẢN 
NGHỊ LUẬN
Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó
Đọc kĩ văn bản gốc.Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt.
Tìm cách diễn đạt lại luận điểm. 
VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu
Nguồn gốc
Quá trình sống
Sự nghiệp
Những đóng góp
 II. LUYỆN TẬP
 Câu 1 
@ + HS:làm việc với SGK
Phan Châu Trinh đã sử dụng các thao tác:
+ Thao tác lập luận bác bỏ
+ Thao tác lập luận phân tích
+ Thao tác lập luận bình luận 
@ + HS:thảo luận nhóm
Câu 2
Phân tíc+ + GV: :
Cơ sở để xuất hiện câu “thất bại là mẹ thành công" 
+ Trải qua thất bại
+ Biết rút ra bài học kinh nghiệm
Bác bỏ:
- Sợ thất bại nên không dám làm gì
- Bi quan chán nản khi gặp thất bại
- Không biết rút ra bài học
@ + HS:thảo luận nhóm 
Câu 3
-Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có.
-Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”
 4 CỦNG CỐ:
- Ôn lại lý thuyết.
- Rèn luyện thêm một số kĩ năng viết
 5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:( 2p)
- Ôn lại nắm chắc lí thuyết, rèn viết thêm
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra
Tuần : 32
Tiết 110 - 111 Ngày soạn:......................
 Ngày kiểm :..................
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU 
- Học sinh nắm vững nội dung cơ bản của chương trình ngữ văn trong sách ngữ văn 11; Biết vận dụng kiến thức vào việc làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
- Biết cách làm bài trắc nghiệm, viết được một bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ, luận chứng chính xác, hợp lí. Đồng thời thể hiện được quan điểm của bản thân về một đề tài quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học. 
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên quán triệt chung học sinh về tinh thần làm bài kiểm tra theo tư tưởng của cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, đã triển khai trong năm họIII. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
2. Giáo viên phát đề cho học sinh
3. Học sinh làm bài kiểm tra
4. Thu bài, nhận xét chung về tình hình làm bài của học sinh.
PHƯƠNG ÁN I: KIỂM TRA THEO ĐỀ CHUNG CỦA NHÀ TRƯỜNG.
PHƯƠNG ÁN II: KIỂM TRA THEO ĐỀ GIÁO VIÊN TỰ RA 
(Bài soạn theo phương án 2) 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
CÂU 1. Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác:
A. Lưu biệt khi xuất dương
B. Từ ấy
C. Chiều tối
D. Nhớ rừng 
CÂU 2. Xác định nét riêng độc đáo của Hồ Xuân Hương trong việc vận dụng quy tắc chung về ngôn ngữ qua hai câu thơ sau:
 Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
 Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
A. Dùng những động từ diễn tả cảm giác mạn+ GV: xiên ngang, đâm toạc, cùng biện 
 pháp đối rất chuẩn để nhấn mạnh nỗi cô đơn, cũng như sự phản kháng của 
 một con người bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội.
II. Dùng những hình ảnh đối lập: rêu và đất, đá và mây, một bên rất yếu mềm, một 
 bên rất cứng cỏi; một bên là lẻ loi, một bên là mênh mông bát ngát để làm tăng 
 thêm nỗi buồn trong tâm trạng của mình. Một người chưa từng được hưởng 
 hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời.
C. Sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ và danh từ chỉ loại
 (từng đám, mấy hòn); Sắp xếp vị ngữ đứng trước chủ ngữ để nhấn mạnh các 
 hình tượng thơ.
D. Dùng những hình ảnh mà xưa nay chưa từng ai sử dụng. Chưa ai mang hình ảnh
 rêu và đá để diễn tả nó trong mối quan hệ với một sức sống mãnh liệt, ngầm 
 chứa bên trong bao nhiêu là phẫn uất, phản kháng.
CÂU 3. Trong các tác phẩm dưới đây, bài thơ nào thể hiện nỗi sầu nhân thế của một linh hồn nhỏ trước vũ trụ bao la?
A. Hầu trời
B. Tràng giang
C. Nhớ đồng
D. Lưu biệt khi xuất dương 
CÂU 4. Trong các bài thơ sau, có một bài thơ thất ngôn viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có chữ chiều. Đó là bài thơ nào?
A. Chiều xuân
II. Nhớ đồng
III. Lai Tân
D. Chiều tối
CÂU 5. Hai câu thơ : Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
 Ai biết lòng anh có đổi thay
 (Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may)
Phảng phất tinh thần và câu chữ trong hai câu kết của bài thơ nào ?
A. Vội vàng
II. Đây thôn Vĩ Dạ
C. Tràng giang
D. Tương tư
CÂU 6. Trong các từ lá sau đây, từ nào được dùng với nghĩa gốc ?
A. Lá vàng.
B. Lá cờ.
C. Lá phiếu
D. Lá gan. 
CÂU 7. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, ai là người phê phán : bọn học trong nước ham quyền thế, ham bả vinh hoa...mà chẳng biết có dân ? 
A. Phan Châu Trinh
II. Phan Bội Châu
III. Nguyễn An Ninh
D. Tản Đà
CÂU 8. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
 Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu, Từ ấy) 
Khổ thơ trên thẻ hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?
A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ
B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên
C. Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng
D. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca
CÂU 9. Ngữ cảnh là...
A. ...Bối cảnh văn hoá mà ở đó lời (câu) được tạo lập và lĩnh hội. 
B. ...văn cảnh mà ở đó một đơn vị ngôn ngữ được tạo lập và lĩnh hội.
C. ...Bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn 
 Người nghe (đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng câu nói.
D. ...Hiện thực được nói tới, tạo nên phần nghĩa sự việc của câu.
CÂU 10. Giải nghĩa các từ sau: đề bạt, đề đạt, đề cử.
CÂU 11. Điền từ còn thiếu vào câu sau:
 “Ngôn ngữ là............là phương tiện giao tiếp chung của cả...............còn.............là
 sản phẩm được...........tạo nên trên cơ sở các yếu tố............và tuân thủ.................”
CÂU 12. Học hành là một từ ghép, khi dùng cách nói tách từ “học với chả hành” 
Người ta muốn biểu thị nghĩa:
A. Hài lòng về việc học của ai đó.
B. Không hài lòng về việc học của ai đó.
C. Lo lắng về việc học của ai đó.
D. Động viên việc học của ai đó.
CÂU 13. Sau đây là một số đầu đề của các bài báo:
-Cô-ta sang Tây - Tìm hoa gặp họa
-Từ màn bạc đến két bạc - Trường tư, đầu tư từ đâu ?
-Sầu riêng với nỗi buồn chung - Mỹ mà xấu
-Bằng cấp giả, con dấu thật - Hồ than thở đang... thở than
-Kiểm mà không... sát -Phá rừng bằng...luật rừng 
Cách chơi chữ như vậy, nhằm : 
A. Đảm bảo tính thông tin-sự kiện của văn bản báo chí
B. Chứng tỏ quan điểm, lập trường của người viết
C. Tăng tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
D. Đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích của báo chí.
CÂU 14. Chọn câu trả lời chính xác về thành phần nghĩa của câu
A. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn
B. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
C. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn
D. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc
CÂU 15. Từ gốc của cụm từ “đăm đăm chiêu chiêu” là:
A. Đăm đăm.
B. Đăm đắm
C. Đăm chiêu
D. Đằm đặm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) (chọn một trong hai đề)
ĐỀ 1 
Nêu những suy nghĩ và cảm xúc riêng của anh (chị) về một bài thơ đã học
ĐỀ 2 
Trình bày quan niệm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai 
ĐÁP ÁN 
PHẦN TRẮC NGHIỆM 3,0 điểm (15 câu, mỗi câu đúng được 0,2 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
12
13
14
15
A-D-B-C
C
B
D
B
A
A
C
C
B
C
B
C
CÂU 10: Giải nghĩa từ: Đề bạt (Cất nhắc lên địa vị cao hơn); Đề đạt (chuyển lên cấp trên, nói về đơn từ, ý kiến); Đề cử (Giới thiệu lên cấp trên để thu dùng, hoặc giới thiệu với quần chúng để quần chúng bầu, lựa chọn).
CÂU 11: Điền các từ theo thứ tự sau: Tài sản chung, cộng đồng xã hội, lời nói cá nhân, cá nhân, ngôn ngữ chung, quy tắc chung.
PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) 
ĐỀ 1 
Bài viết cần đạt được các ý sau: +Nêu được hoàn cảnh, mục đích sáng tác bài thơ (truyện ngắn)
+ Nêu được cảm xúc chủ đạo (bài thơ), chủ đề (truyện ngắn)
+ Cảm nhận từng khía cạnh của bài thơ (chủ đề truyện ngắn)
+Phân tích để làm rõ cảm nhận, cảm nhận phải chân thành, không giả tạo.
ĐỀ 2 
Bài viết cần đạt các ý sau:
+Nêu quan điểm của bản thân về việc chọn nghề?
+Giải thích sự lựa chọn của mình
+Hướng xác định của bản thân trong tương lai với nghề mình chọn
+Liên hệ thực tế: phê phán kiểu chọn nghề không đúng với khả năng thực tế của bản thân (học vấn, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình)
ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu trên. Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, chỉ mắc vài lỗi sai sót nhỏ.
Điểm 6: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu bài gọn, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn có một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả.
Điểm 5: Diễn đạt hợp lí, nắm được những yêu cầu trên nhưng cách hiểu chưa sâu, còn mắc một số lỗi chính tả. 
Điểm 4 : Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt còn lúng túng, cách triển khai các luận điểm chưa rõ ràng, còn sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3: Chỉ nắm được một nửa các ý trên, còn yếu trong diễn đạt và lập luận.Sai nhiều lỗi chính tả
Điểm 2 > 1 : Không đạt các yêu cầu trên.
Điểm 0 : Lạc đề, để giấy trắng, hoặc viết linh tinh không phù hợp yêu cầu đề
 HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 11 he giao duc thuong xuyen.doc