Giáo án Ngữ văn 11 kì 2 - GV: Đinh Thị Ánh Đào

Giáo án Ngữ văn 11 kì 2 - GV: Đinh Thị Ánh Đào

HỌC KỲ II

Tiết: 72

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

 Phan Bội Châu

I. Kết quả cần đạt: Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX.

- Thấy được nét đặc sắc của bài thơ, nhất là giọng điệu sôi sục, tâm huyết.

- Tích hợp với bài “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”

- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

- GV: Tranh ảnh, tác phẩm của PBC.

- HS: Soạn bài dựa vào hệ thống câu hỏi trong SGK.

- PP DH: Phát vấn, thuyết giảng, tích hợp kiến thức lịch sử.

 

doc 55 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3111Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 kì 2 - GV: Đinh Thị Ánh Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II
Tiết: 72 
Lưu biệt khi xuất dương
 Phan Bội Châu
I. Kết quả cần đạt: Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX.
- Thấy được nét đặc sắc của bài thơ, nhất là giọng điệu sôi sục, tâm huyết.
- Tích hợp với bài “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Tranh ảnh, tác phẩm của PBC.
- HS: Soạn bài dựa vào hệ thống câu hỏi trong SGK.
- PP DH: Phát vấn, thuyết giảng, tích hợp kiến thức lịch sử.
III. Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản cần đạt
Hoạt động 1.
1. Dựa vào SGK hãy tóm tắt những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của PBC?
2. Quan niệm sáng tác v/c của PBC có gì đáng lưu ý? (KhơI dòng cho loại v/c trữ tình, chính trị – c/v tấn công kẻ thù, vận động CM.)
3.Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
4. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích trong SGK.
5. Cách tiếp cận bài thơ? (Bố cục?)
Hoạt động2: 
1. Tư duy, khát vọng hoạt động của PBC trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ ntn trong 2 câu thơ đầu?
2. Liên hệ, so sánh với chí làm trai của Phạm Ngũ Lão và Cao Bá Quát?
3. Qn của PBC có gì mới mẻ? Hãy phân tích?
4. HS đọc 2 câu thực.
5. Em hiểu “khoảng trăm năm” là gì? Cái “tôi” xuất hiện có ý nghĩa ntn?.
6. Nhận xét giọng điệu? ý nghĩa?
7. Đặt trong h/c thực tế ý thơ còn có ý nghĩa gì?
8. Trong hai câu luận tác giả đặt ra vđề gì mới mẻ? (Gợi nhớ đến quan niệm sống chết trong VTNSCG của NĐC)
9. Có phảI ông phủ nhận hoàn toàn thánh hiền không khi ông là một bật đại nho? 
(Vượt qua tư tưởng của NĐC: Sống thờ vua thác cũng thờ vua)
10. H/a NVTT trước lúc chia tay được thể hiện qua những chi tiết nào? 
11. Hãy đối chiếu với bản dịch và so sánh?
12. Cảm nhận của em về NVTT?
 Hoạt động 3: HDHS tổng kết – luyện tập.
Hoạt động 4. Củng cố dặn dò
 - Học thuộc lòng bài thơ (phiên âm và dịch thơ).
 - Nắm ND & NT.
 - Soạn bài mới.
Đọc - hiểu khái quát:
Tác giả: (1867-1940)
Cuộc đời và sự nghiệp CM: (1900, 1905, 1925, 1940)
Sự nghiệp văn học phong phú đồ sộ:
 + Chữ Hán 
 + Thể loại văn học trung đại
Tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới
Cây bút xuất sắc của thơ văn cách mạng mấy choc năm đầu thế kỷ XX.
Quan niệm văn chương: Là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng.
Hoàn cảnh sáng tác:
1905 trước khi lên đường sang Nhật.
Từ giã bạn bè, đồng chí.
Đọc và giải thích từ khó: 
Bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết.
Đọc - hiểu chi tiết:
Hai câu đề: Kế thừa 
Làm trai - lạ -> Chí làm trai 
Há để - tự chuyển dời 	 Mới mẻ
+ Khẳng định một lẽ sống đẹp, cao cả, táo bạo, quyết liệt.
+ Con người dám đối mặt với đất trời, vũ trụ tự khẳng định mình, không khuất phục trước thực tại, số phận.
=> Tư thế mới, khỏe khoắn, ngang tàng, ngạo nghễ đầy thách thức.
2. Hai câu thực:
- “Ư bách niên” - khoảng thời gian của 1 đời người, 1 thế hệ
“Duy bản ngã” - Cái “tôi” xuất hiện – Cái tôi công dân đầy trách nhiệm trước cuộc đời (Khẳng định dựa vào niềm tin tài trí bản thân) , 
=> Khẳng định kiên quyết hơn khát vọng sống hiển hách phi thường, phát huy hết tài năng, trí tuệ cho đời. (Hồi chuông cảnh tỉnh)
3. Hai câu luận:
- Giang sơn tử
 Sinh đồ nhuế -> Chí làm trai được đặt vào thực tế nước 
nhà - Cội nguồn của cảm hứng yêu nước.
- “tụng diệc si” – học cũng hoài 
Tư tưởng mới mẻ, táo bạo và dũng cảm
(Đối diện với cả nền học vấn cũ để nhận thức chân lý của thời đại)
=>Tư thế, khí phách ngang tàng của 1 nhà CM tiên phong cho thời
 đaị mới.
4. Hai câu kết: 
- Hình ảnh: + trường phong
 + đông hải Hình ảnh lãng mạn, hào hùng
 + thiên trùng
 + bạch lãng Con người được chắp cánh bay bỗng trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt vươn ngang tầm vũ trụ.
=> Hình ảnh đẹp, giàu chất sử thi -> niềm tin, hi vọng cho 1 hời đại mới, thế kỷ mới.
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ – SGK)
IV. Luyện tập:
Tiết 73. Nghĩa của câu.
 I. Mục tiêu bài học.
 Giúp HS: 
- Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận dạng và phân tích đựơc hai thành phần nghĩa của câu.
- Rèn kĩ năng đặt câu và diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
II. Phương tiện thực hiện.
- SGK – SGV Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
- Đọc hiểu, phân tích, kết hợp nêu vấn đề gợi mở, so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn, TiếngViệt, Đọc văn.
 IV. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Hoạt động 1.
 HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi. GV định hướng và chuẩn xác kiến thức.
- So sánh các cặp câu ? 
- Từ sự só sánh trên em rút ra nhận định gì?
* Hoạt động 2.
HS đọc mục II SGK và phân tích những biểu hiện của nghĩa sự việc.
GV chuẩn xác kiến thức.
* Hoạt động 3.
HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 4. Luyện tập - Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và cho điểm.
- Nhóm 1: Bài tập 1 - 4 câu đầu
- Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối
- Nhóm 3: Bài tập 2.
- Nhóm 4: Bài tập 3.
 * Hoạt động 5. Củng cố
- Nắm nội dung bài học.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
I. Hai thành phần nghĩa của câu.
1. Khảo sát bài tập.
- Cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc : CP từng có thời ao ước có một gia đình nhỏ. 
 + Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn. 
 + Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao.
- Cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc – người ta cũng bằng lòng
 + Câu b1 bộc lộ sự tin cậy.
 + Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc. 
2. Kết luận.
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.
- Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. 
VD: Chà, chà!
II. Nghĩa sự việc.
1. Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
2. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc: 
+ Biểu hiện hành động.
+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
+ Biểu hiện quá trình.
+ Biểu hiện tư thế.
+Biểu hiện sự tồn tại.
+ Biểu hiện quan hệ.
3. Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
* Ghi nhớ - SGK
III. Luyện tập.
 1. Bài tập1.
- câu 1: Sự việc
- câu 2: Sự vịêc - đặc điểm
- câu 3: Sự việc - quá trình
- câu 4: Sự việc - quá trình
- câu 5: Trạng thái - đặc điểm
- câu 6: Đặc điểm - tình thái
- câu 7: Tư thế
- câu 8: Sự việc - hành động
2. Bài tập 2.
- Nghĩa tình thái:
a/ kể, thực, đáng
b/ có lẽ
c/ dễ, chính ngay mình.
3. Bài tập 3.
- Phương án 3.
Tiết 74-75:
Bài viết làm văn số 5
(Nghị luận văn học)
I. Mục tiêu bài học.
- Biết vận dụng các thao tác lập luận luận, phân tích và so sánh để viết bài.
- Rèn luyện năng lực thẩm định, đánh giá tác phẩm văn học.
- Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận. 
- Thái độ làm bài nghiêm túc.
II. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn.
- Thiết kế giáo án.
- Các tài liệu tham khảo.
III. Cách thức tiến hành.
- Học sinh làm bài tại lớp 2 tiết.
- GV phát đề, yêu cầu HS thực hiện nghiêm túc qui định lớp học.
- Thu bài sau 90 phút.
IV. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức.
3. bài mới.
 Đề ra: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo(truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để they rõ bi kịch của nhân vật này.
Đáp án và biểu điểm.
*Yêu cầu về kỹ năng.
- Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học.
- Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.
- Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
* Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm và bi kịch của nhân vật này.
 2. Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo :
 - Trước hết là sự thức tỉnh: Bắt đầu là tỉnh rượu sau đó là tỉnh ngộ.
 + Tỉnh rượu: Cảm nhận về không gian (căn lều của mình) về c/s xung quanh (những âm thanh hằng ngày của c/s) và về tình trạng thê thảm của bản thân (già nua, cô độc, trắng tay)
 + Tỉnh ngộ: Được Thị Nở chăm sóc thì cảm động trước tình người. Chí nhận ra thực tế đau lòng là mình chưa từng được chăm sóc như thế -> Chí khóc, dấu hiệu của nhân tính bị vùi lấp đang trở về.
 - Sau đó là niềm hi vọng: Ước mơ lương thiện trở về. Đặt niềm hi vọng ở Thị Nở. Hình dung về một tương lai sống cùng Thị. Ngỏ lời với Thị. Trông dợi Thị Nở về xin phép bà cô -> Lòng khát khao lương thiện, nhân tính trong con người Chí.
 - Niềm thất vọng và đau đớn: Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo. Thị Nở từ chối. Chí chạy theo nắm lấy tay Thị như là nỗ lực cuối cùng để níu kéo Thị ở lại với mình. Thị Nở đẩy Chí Phèo ngã, tỏ rõ sự dứt khoát. Đau đớn và căm hận mù quáng, Chí nguyền sẽ giết chết bà cô và Thị Nở.
 - Cuối cùng là tâm trạng phẫn uất và tuyệt vọng. Chí về nhà uống rượu (càng uống càng tỉnh). Ôm mặt khóc rưng rức -> đỉnh điểm bi kịch trong con người Chí. Đau đớn cùng cực Chí xách dao đi. Đến nhà Bá Kiến dõng đòi lương thiện. Thấy rõ tình thế không thể trở về lương thiện được nữa. Giết Bá Kiến rồi tự sát -> T/c bế tác của tấn bi kịch.
 3. Nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lý nhân vật. Ngôn ngữ, giọng điệu
 4. Kết luận chung:
* Thang điểm.
- Điểm 10-9: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, giàu cảm xúc. Không phụ thuộc tài liệu, có tính sáng tạo.
- Điểm 8-7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, không phụ thuộc tài liệu sẵn có. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1-2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 *******************************************
Tiết 76-77: 
Hầu trời
 Tản Đà
I. Kết quả cần đạt: Giúp HS:
 1. Kiến thức tư tưởng:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, độc đáo của Tản Đà: Tư tưởng thoát ly, ý thức về cái “tôi” – Cá tính “nghông” và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại hóa của thơ Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX.
- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Hầu Trời.
 2. Tích hợp với một số bài thơ khác của Tản Đà để hiểu thêm cái “tôi” của thi sỹ.
 3. Rèn luyện kỹ năng đọc, nắm bắt, phân tích bài thơ tự sự dài.
II. Phương tiện, phương pháp:
 - SGK, SGV, TK, TLTK
 - Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, gợi mở, phân tích, bình
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản cần đạt
Hoạt động 1. DHHS đọc hiểu khái quát.
1. Hướng HS tập trung vào sgk.
2. Nêu những nét chính về tác giả? Giải thích bút danh Tản Đà?
3. Vì sao nói Tản Đà là người của hai thế kỷ?
4. Cho biết xuất xứ bài thơ?
5. GV HD giọng đọc.
6. Theo em bài thơ này có điểm gì đặc biệt?
7. Nêu hiểu biết của em về thể thơ? Bố cục có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Hoạt động  ... i chỗ còn lủng củng, tối nghĩa, còn chung chung, mờ nhạt.
- Kỹ năng vận dụng các TTLL còn non.
- Chưa biết triển khai ý, có bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở dạng tóm tắt nội dung văn bản.
- Một số em chưa thực sự nỗ lực cố gắng trong học tập nên kết quả còn thấp.
2. Sửa lỗi:
- Lỗi chính tả.
- Lỗi ding từ.
- Lỗi đặt câu
- Lỗi diễn đạt.
3. Kết quả cụ thể.
- Điểm 8: 
- Điểm 7: 
- Điểm 6,5 - 6,75: 
- Điểm 5- 6,25: 
- Điểm dưới 5 : 
V. Ra đề bài viết số 6 về nhà.
- Anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội hiện nay.
a/ Yêu cầu kiến thức.
- Thành tích là gì ?
+ Kết quả, thành tích xuất sắc đạt được đối với một công vịêc cụ thể sau một thời gian nhất định.
- Bệnh thành tích là gì? 
+ Việc báo cáo không đúng sự thật về kết quả làm việc, làm được ít hoặc không làm được nhưng báo cáo bịa đặt là nhiều “ làm thì láo báo cáo thì hay”
- Căn bệnh này không chỉ lừa dối cấp trên mà còn lừa dối xã hội, lừa dối chính bản thân mình, gây ra một thói xấu là chủ quan, tự mãn một cách vô lối
à Cách khắc phục là tôn trọng sự thật, nghiêm khắc với bản thân mình, có lương tâm và trách nhiệm khi làm việc.
b/ Thang điểm.
- Điểm 10: Đảm bảo đày đủ các ý trên. bài viết rõ ràng bố cục, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, có vốn sống phong phú. Không sai lỗi câu, chính tả.
- Điểm 8: Diễn đạt tốt, đảm bảo tương đối đầy đủ các ý trên, các ý chưa thực sự
 lôgíc, còn mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 6: Đảm bảo được một nửa ý trên. Diễn đạt tương đối lưu loát, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 4 : bài viết có ý nhưng diễn đạt lộn xộn. Chưa rõ bố cục, sai lỗi chính tả nhiều.
- Điểm 2 : Chưa biết cách trình bày một bài văn, các ý lộn xộn, thiếu lôgíc, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0 : Không trình bày được ý nào, bài viết linh tinh, hoặc bỏ giấy trắng.
Tiết 86. Chiều tối
 (Trích “Nhật kí trong tù” - Hồ Chí Minh )
I. Kết quả cần đạt : Giúp HS :
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghịêt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng và sự sống.
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại.
- Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
II. Phương tiện thực hiện.
- SGK – SGV Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học.
III. Phương pháp tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu-đọc diễn cảm, Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Thuộc lòng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ(Hàn Mặc Tử)
 - Phân tích 1 khổ thơ mà em tâm đắc. 
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản cần đạt.
* Hoạt động 1
HS đọc kĩ phần tiểu dẫn trong SGK. Trả lời câu hỏi.
GV chuẩn xác kiến thức.
1. Đọc xong phần tiểu dẫn, em thấy có điểm gì cần lưu ý?
2. Cho HS quan sát tranh bìa tập thơ.
3. HS đọc diễn cảm toàn văn phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
4. GVHD: Đọc đúng nhịp thơ, giọng chậm rãi, bình tĩnh, thoáng chút vui, ấm ở câu cuối. Từ " hồng" đọc hơi to và kéo dài hơn.
5.So sánh phần phiên âm, dịch nghĩa với phần dịch thơ của Nam Trân, em thấy chỗ nào chưa dịch đạt?
6. Hãy cho biết thể thơ và bố cục?
*Hoạt động2.
Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức.
Nhóm 1:
- Phân tích bức tranh thiên nhiên ở 2 câu thơ đầu?
Nhóm 2 
- So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thiên nhiên và con người?
Nhóm 3: 
- Bức tranh được miêu tả trong câu 3,4 là gì?
Nhóm 4:
- Quy tụ điểm sáng trong 2 câu thơ cuối là chi tiết nào? ý nghĩa của chi tiết đó?
- Giá trị tư tưởng bài thơ ?
Hoạt động 4
- HS đọc ghi nhớ
I. Đọc - hiểu khái quát:
1. Tác giả:
2. Hoàn cảnh ra đời tập thơ " Nhật kí trong tù".
- Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây.
- Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán.
3. Bài thơ:
a. Xuất xứ bài " Chiều tối".
- Là bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu 1942 trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
b. Đọc - Giải thích từ khó: (SGK).
 Bản dịch:
 - Cô vân: Chòm mây cô đơn – có tâm trạng – bản dịch ko chuyển tải đc.
 - Sơn thôn: Thiếu nữ -> Cô em.
- Ma bao túc – Bao túc ma -> điệp ngữ vắt dòng – bản dịch ko có.
- Câu 3: dịch thừa từ " tối", làm mất đi ý vị" ý tại ngôn ngoại", hàm súc của thơ cổ.
c. Thể thơ và bố cục:
 - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt ĐL.
 - Bố cục: + Khai – Thừa – Chuyển – Hợp.
 + 2/2
II. Đọc - hiểu chi tiết:
1. Hai câuđầu: 
- Bức tranh thiên nhiên với hình ảnh:
 + Cánh chim sau một ngày rong ruổi, trong giờ khắc của ngày tàn đang về rừng tìm nơi tổ ấm. Đây là cánh chim " mỏi"( cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật).
 + áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng. Đây là chòm mây mang tâm trạng, có hồn người, cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ.
- So sánh thiên nhiên và con người:
 + Tương đồng về hình thức: đều cô đơn, mệt mỏi, mong muốn tìm được tổ ấm.
 + Khác biệt về bản chất: thiên nhiên tự do còn con người mất tự do, đang bị áp giải.
àHai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ. Bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tù đày.
4.2. Hai câu thơ sau
- Từ bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, từ mây, trời, chim muông trở thành bức tranh con người lao động.
- Hình ảnh con người lao động trẻ trung
( thiếu nữ), nhịp điệu của cuộc sống lao động( xay ngô), đã đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người, con người ấy tuy vất vả mà tự do.
- Bài thơ quy tụ trong một điểm sáng rực rỡ" rực hồng" - " nhãn tự".
- ý nghĩa:
 + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.
 + Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.
 + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.
 + Niềm tin, niềm lạc quan.
à Thông qua bức tranh cuộc sống lao động, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người tù: lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
5. Tư tưởng bài thơ
- Cảm quan thiên nhiên của Bác xét đến cùng là cảm quan nghệ thuật. Trung tâm bài thơ chính là con người lao động và ngọn lửa của sự sống. Vì thế, bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời.
III. Ghi nhớ 
-SGK.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm nội dung bài học.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
 Tiết88 :
Từ ấy 
 ( Tố Hữu)
A. Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS thấy được niềm vui sướng, say mê mãnh liêt6j của Tố Hữu trong buổi đàu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình
- Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
B. Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa văn 11
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu-đọc diễn cảm, Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Thuộc lòng bài thơ Chiều tối( Phiên âm, dịch thơ)
 - Phân tích bài thơ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
HS đọc tiểu dẫn SGK, tóm tắt nội dung chính.
- Tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào ?
* Hoạt động 2.
GV hướng dẫn HS đọc :
- Giọng điệu phấn khởi, vui tươi, hồ hởi. Chú ý nhịp thơ thay đổi
* Hoạt động 3.
Trao đổi thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1. Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng? 
- Nhóm 2. Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?
- Nhóm 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao trong khổ thơ 3? 
* Hoạt động 4.
GV hướng dẫn HS tổng kết bài.
* Hoạt động 5.
HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Đọc hiểu tiểu dẫn.
1. Tác gia Tố Hữu.
- Tên khai sinh, năm sinh, năm mất.
- Quê quán.
- Cuộc đời
2. Bài thơ : Từ ấy.
- Ngày đầu khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, làm bài thơ để ghi lại kỉ niệm đáng nhớ ấy.
- Bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy.
- Tập Từ ấy gồm 71 bài chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Giảithích từ khó.
- SGK
3. Thể thơ và bố cục.
- Thất ngôn: 7 chữ/câu; 4 câu/khổ; 3 khổ/bài.
- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng, cách mạng.
- Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.
- Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm.
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
4.1. Khổ 1.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
- Hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim.
à Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
- Hình ảnh ẩn dụ và so sánh : Hồn tôi- vườn hoa lá - đậm hương – rộn tiếng chim.
à Diễn tả niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng mới.
4.2. Khổ 2.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
- Sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của xã hội - đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ.
+ Buộc: ý thức tự nguyện, quyết tâm cao độ.
+ Trang trải: Tâm hồn trải rộng với cuộc đời, tạo sự đồng cảm sâu sắc.
+ Trăm nơi: Hoán dụ – chỉ mọi người sống ở khắp nơi.
+ Khối đời: ẩn dụ – Khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết chặt chẽ, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.
à Nhà thơ đã đặt mình giữa dòng đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ và ở đó Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu của trái tim nhân ái.
4.3. Khổ 3.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ
- Điệp từ: là, của, vạn
- Đại từ nhân xưng: Con, em, anh
- Số từ ước lệ: vạn.
à Nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, gắn bó ruột thịt. 
àSự cảm nhận sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
à Sự biểu hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp người bất hạnh, dãi dầu sương gió.
III. Tổng kết.
Bài thơ là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của Tố hữu.
Giọng điệu chân thành, cảm xúc hồ hởi, náo nức bài thơ nêu bật một quan niệm mới mẻ và nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao. 
IV. Ghi nhớ.
- SGK.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Thuộc lòng bài thơ
- Bình những câu thơ tâm đắc nhất.
- Soạn bài tiếp theo phân phối chương trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 11 Moi Dep.doc