Giáo án Ngữ văn 11: Đặc điểm loại hình tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 11: Đặc điểm loại hình tiếng việt

I-Mục tiêu bài học :

Giúp học sinh :

- Nắm được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình tiếng Việt .

- Vận dụng được những tri thức về đặc điểm loại hình tiếng Việt , để học tập ngoại ngữ , và tiếng Việt thuận lợi hơn.

II-Phương pháp lên lớp :

 Nêu vấn đề ,phân tích , gợi mở , .

III-Tiến trình lên lớp :

1/ Ổn định lớp :

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Đặc điểm loại hình tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT 
I-Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh :
- Nắm được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình tiếng Việt .
- Vận dụng được những tri thức về đặc điểm loại hình tiếng Việt , để học tập ngoại ngữ , và tiếng Việt thuận lợi hơn.
II-Phương pháp lên lớp :
 Nêu vấn đề ,phân tích , gợi mở ,.
III-Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
 Hiện nay trên thế giới người ta chia ra hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc . Đó là loại hình ngôn ngữ đơn lập , và loại hình ngôn ngữ hòa kết . Tiếng Việt của chúng ta thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập . Vậy loại hình ngôn ngữ ấy có đặc điểm gì : chúng ta sẽ cắt 
nghĩa vấn đề này trong bài học hôm nay :Đặc điểm loại hình tiếng Việt 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gọi hs đọc mục 1 sgk và trả lời câu hỏi .
 Hiện nay trên thế giới các nhà ngôn ngữ học phân chia ngôn ngữ theo mấy tiêu chí ?
 -Theo nguồn gốc có ngữ hệ nào?
 -Theo loại hình có những loại hình nào? 
Dọc ví dụ 2 sgk trang 56 , và cho biết chức năng ngữ pháp của các từ được lặp lại .
Trong ví dụ trên từ nào là hư từ ?
I/ loại hình ngôn ngữ :
- Trên thế giới hiện có trên 500 ngôn ngữ . Qua đối chiếu so sánh , các nhà ngôn ngữ học phân chia và sắp xếp theo hai cách ( tiêu chí ) sau đây .
+ Một số ngôn ngữ có những nét chung do có cùng nguồn gốc thì được sắp xếp theo ngữ hệ như : ngữ hệ Ấn - Âu ( Anh , Đức , Nga ); ngữ hệ Nam Á ( Việt , Mường , Khơ Me )
+ Xét về mặt ngữ âm , từ vựng , ngữ pháp : Ngôn ngữ đơn lập : Tiếng Việt , tiếng Thái , tiếng Hán 
 Ngôn ngữ hòa kết : Anh , Đức , Nga ..
II/ Đặc điểm loại hình tiếng Việt :
-Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
- Ngôn ngữ đơn lập có ba đặc trưng cơ bản sau :
1/ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp 
-Về mặt ngữ âm : tiếng là âm tiết .
-Về mặt sử dụng tiếng có thể là từ , hoặc yếu tố tạo từ .
Ví dụ : 
 Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
 Hàn Mặc Tử 
 Câu thơ trên có bảy tiếng , cũng là bảy âm tiết , bảy từ , đọc và viết đều tách rời nhau .
 Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố tạo từ .
 Ví dụ :
Về trong trở về ; thôn trong thôn xóm 
2/ Từ không biến đổi hình thái 
Đây là đặc trưng quan trọng để phân biệt với loại hình ngôn ngữ hòa kết ( ngôn ngữ biến đổi hình thái )
Ví dụ :
 Cười người1 chớ vội cười lâu , 
 Cười người2 hôm trước hôm sau người3 cười .
 Ca dao 
Ta thấy :
Người 1, người 2 : là bổ ngữ bổ nghĩa cho động từ cười .
Người 3 : là chủ ngữ chỉ chủ thể của động tử cười .
 Như vậy chúng ta thấy : người 1 , người 2 , người 3 đều giống nhau về mặt ngữ âm , chữ viết , giữa người1 , người2 đều là thành phần phụ . còn người3 là chủ ngữ. 
3/ Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ:
 - xét ví dụ sau :
 - Aên cơm với tôi ! / Aên cơm cùng tôi ! /Aên phần cơm của tôi nhé !
( với , cùng ,của là hư từ .)
Tôi đang ăn cơm ./ Tôi đã ăn cơm rồi .
Tôi vừa ăn cơm xong ( đang , đã , vừa : là hư từ )
Ta thấy trật tự sắp xếp từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng sẽ thay đổi theo .
III/ luyện tập :
 Hãy phân tích ngữ liệu sau về mặt từ ngữ ( chú ý những từ ngữ in đậm ) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập .
 Trèo lên cây bưởi hái hoa ,
 Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân 1.
 Nụ tầm xuân 2 nở ra cánh biếc ,
 Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay .
 ( Ca dao )
 -Thuyền ơi có nhớ bến 1 chăng,
 Bến 2 thì một dạ khăng khăng đợi thuyền .
 ( Ca dao )
Yêu trẻ 1 , trẻ 2 đến nhà ; kính già 1 , già 2 để tuổi cho .
 ( Tục ngữ )
1/ Nụ tầm xuân 1 : thành phần phụ ( bổ ngữ )
Nụ tầm xuân 2 : chủ ngữ .
Bến 1 : thành phần phụ ( bổ ngữ )
Bến 2 :chủ ngữ .
Trẻ 1 : thành phần phụ ( bổ ngữ )
Trẻ 2 : chủ ngữ .
Già 1 : thành phần phụ ( bổ ngữ )
Già 2 : thành phần chủ ngữ .
 * / Bốn từ bống trước : là thành phần bổ ngữ .
 Hai từ bống sau là chủ ngữ 
2- Chị yêu thích công việc của chị 
She loves her work. 

Tài liệu đính kèm:

  • docdac diem loai hinh tv.doc