Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 94: Đọc văn Tôi yêu em - Puskin

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 94: Đọc văn Tôi yêu em - Puskin

Tiết 94, Đọc văn Lớp 11D2

TÔI YÊU EM

 - Puskin-

A. Phần chuẩn bị

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức, kĩ năng

Giúp học sinh:

- Cảm thụ được cái hay, sắc màu của tình yêu. Bài thơ góp phần làm cho tình yêu có văn hoá.

- Những đóng góp riêng của Puskin vào đề tài tình yêu.

- RLKN: Phân tích thơ trữ tình

2. Giáo dục TTTC: Những tình cảm trong sáng, có văn hoá.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 94: Đọc văn Tôi yêu em - Puskin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/03/2008 Ngày dạy: 14/03/2008
Tiết 94, Đọc văn	Lớp 11D2
Tôi yêu em
 - Puskin-
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức, kĩ năng 
Giúp học sinh:
- Cảm thụ được cái hay, sắc màu của tình yêu. Bài thơ góp phần làm cho tình yêu có văn hoá.
- Những đóng góp riêng của Puskin vào đề tài tình yêu.
- RLKN: Phân tích thơ trữ tình
2. Giáo dục TTTC: Những tình cảm trong sáng, có văn hoá.
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
1. Giáo viên: Đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế bài dạy
+ Chuẩn bị bức chân dung của Puskin.
2. Học sinh: Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)
I. Kiểm tra bài cũ: Không
II. Bài mới
* Lời vào bài (1’) 
T
hơ về tình yêu là một đề tài muôn thuở của thi ca, và cũng là sự đam mê của bạn trẻ. Bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin được coi là một trong những bài thơ tình nổi tiếng thế giới. Giờ học này
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nói thêm về cái chết của Puskin.
? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?
(Natalia kém ông 13 tuổi)
? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
? Dựa vào cách chấm câu, bài thơ có mấy câu thơ?
? Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai?
? Đọc 4 dòng thơ đầu cho biết nội dung khái quát?
? Nhà thơ ví tình yêu của mình với điều gì? tại sao lại ví như vậy?
? Hai dòng thơ sau thiên về lí trí hơn tình cảm. Lí trí nói gì?
? Nhân vật trữ tình đưa ra quyết định gì?
? Em có nhận xét gì về quyết định này?
? Hãy khái quát nội dung vừa phân tích bằng một câu văn?
Bốn dòng đầu tình cảm bị dồn nén, bốn dòng thơ sau mạch cảm xúc dâng trào không tuân lệnh lí trí, nó khẳng định điều gì?
? Qua từ ngữ nào? Nghệ thuật gì?
? Tình yêu bộc lộ như thế nào? Em hiểu yêu âm thầm như thế nào?
? Sắc thái đó là gì?
? Vì sao day dứt, giày vò?
? Vì sao ghen?
? Từ đó nhà thơ khẳng định điều gì?
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ có bị nỗi ghen tuông hành hạ thấp con người như vậy không? Vì sao?
? Nhân vật trữ tình chúc em điều gì? Em có nhận xét gì về cách cư xử ấy
? Đặc sắc về nghệ thuật?
? Nêu khái quát nghệ thuật?
? Dòng thơ cuối được coi là hay vì sao?
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả (1799 - 1837) (5’)
Được mệnh danh là mặt trời của thi ca Nga.
- Là thiên tài và lỗi lạc nhất nước Nga và nhân loại.
- Là người đặt nền móng cho ngôn ngữ Văn học và nền Văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc.
Puskin xuất thân trong một gia đình quí tộc lâu đời và được hưởng một nền giáo dục chu đáo. Ông mê đọc sách, làm thơ từ nhỏ. Năm 16 tuổi ông viết bài “Hồi ức ở thôn vua” và đã được đọc trước ban giám khảo trong một kì thi -> Bài thơ được đánh giá rất cao.
Giucôpxki, một nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ đã nhận xét Puskin là “ người khổng lồ tương lai”.
- Thơ Puskin bộc lộ khí phách kiên cường, khát vọng tự do. Cuộc đời của Puskin không may mắn do tư tưởng chống đối, Puskin bị hình phạt đày ải, quản thúc. Ông mất năm 1837, lúc mới 38 tuổi.
* Tác phẩm
- Sự nghiệp văn chương đồ sộ, nhiều thể loại.
Tác phẩm: Con gái viên đại uý, Con đầm pích, Người trưởng trạm, Bão tuyết, Cô tiểu thư nông dân
-> Được dịch ra tiếng Việt.
Thể loại:
+ Tiểu thuyết = thơ: Epghêni Ônêghin (1823 - 1831)
+ Kịch lịch sử: Bôric Gôđunôp / 49.
+ Trường ca: Người tù Cáp ca/ 49.
+ Thơ trữ tình: Đài kỉ niệm, Cây Ansa, Gửi Xibêri, làng, Tsađaep
- Rực cháy khát vọng công dân (ngợi ca lòng yêu nước, tự do)
- Tất cả nồng nàn về tình yêu, bộc lộ một trái tim say đắm, nhân tình và rất đỗi nhân hậu, vị tha.
-> Puskin là người đặt nền móng cho ngôn ngữ Văn học và nền Văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc.
2. Hoàn cảnh sáng tác (2’)
- Tháng 4/ 1829 khi ông tỏ tình với Natalia nhưng bị từ chối.
- Là một trong những bài thơ hay nhất và làm xúc động bao thế hệ
3. Đọc (2’)
4. Bố cục, nhan đề
- Nhan đề:
+ Trong nguyên bản
. Tôi yêu chị -> đọc lên trang trọng
. Tôi yêu cô -> khách khí, xa cách
-> Không phù hợp với tình yêu nam nữ.
+ Dịch Tiếng Việt “Tôi yêu em” -> phù hợp với tình yêu nam nữ.
- Bố cục:
+ Có 8 dòng -> là 2 câu, 2 phần tạo 2 ý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Mở đầu mỗi phần “Tôi yêu em” song ý tình lại có nét riêng biệt.
- Bản dịch nghĩa sát với nguyên tác. Riêng câu cuối dịch sát, hay hơn dịch nghĩa.
 “Cầu trời cho em được một người yêu khác”
II. Đọc – Hiểu
- Là nhân vật tôi
1. Bốn dòng đầu (10’)
Những cảm xúc bị kìm nén
- Thông báo việc rút lui chối bỏ say mê
- Dập tắt ngọn lửa tình
+ Tôi không muốn : Em buồn
 Băn khoăn về tôi
- Tôi yêu em:
+ Đến nay vẫn yêu.
+ Ngắn gọn, giản dị, bí ẩn
- Tình yêu: + Giống ngọn lửa
 + Chưa tắt
=> Bền vững, thuỷ chung
- Lí trí:
+ Mong người yêu của tôi không băn khoăn.
+ Chẳng muốn làm em buồn.
=>Tình yêu của tôi có lẽ chỉ mang lai nỗi buồn cho em.
=>Quyết định:
- Kìm nén, chôn chặt tình cảm trong lòng
- Dập tắt ngọn lửa tình yêu âm thầm
- Lời lẽ: điềm tĩnh, đúng mực
Đây là một quyết định:
- ý thức về tình yêu
- Trân trọng tình cảm với em
- Chua xót:
+ Tình yêu của mình dù vẫn còn mãi
+ Không đem lại hạnh phúc, chỉ đem lại sự buồn bã.
+ Buộc phải chấm dứt
+ Cao thượng: Tình yêu của tôi dẫu như ngọn lửa xong với tôi quan trọng hơn là sự yên tĩnh, thanh thản trong tâm hồn em.
Tôi sẵn sàng từ bỏ nó dù nó thật quan trọng
->Những cảm xúc bị dồn nén.
2. Bốn dòng cuối (12’) 
Tình yêu chân thành, đằm thắm, cao thượng
- Khẳng định:
+ Tình yêu mãnh liệt, không che giấu
+ Tôi yêu em (điệp khúc) 2 lần
+ Nhịp thơ nhanh, dồn dập hơn
- Yêu âm thầm:
+ Không nói ra lời.
+ Không hi vọng.
+ Cô gái, người đựơc yêu có lẽ cũng không biết
+ Tình cảm đơn phương.
Dù là đơn phương dù vậy tình yêu vẫn diễn ra với mọi sắc thái muôn thuở.
- Sắc thái:
+Rụt rè
+ Lòng ghen tuông giày vò
+ Âm thầm đau khổ -> tuyệt vọng.
- Vì yêu mà không nói-> day dứt, giày vò
+ Tại sao nói
+ Liệu em có hiểu tình cảm
+ Liệu em có chờ đợi. 
- Ghen :
+ Vì không được đáp lại
+ Vì tuyệt vọng
-> Tình cảm thực rất con người.
- Tôi nói:
+ Dập tắt tình yêu vì em (không muốn)
+ Sự im lặng (điều muốn nói với em )
Ghen tuông: Vò xé tâm can, khiến con người mất sáng suốt:
+ Ôtenlô giết chết Đexnôma
+ Hoạn Thư hành hạ Thuý Kiều
-> Không:
- Tôi yêu em: chân thành đằm thắm.
- Tình yêu đó không bao giờ tắt hoặc phai nhạt, lụi tàn.
+ Là cái gốc cho tấm lòng cao thượng.
- Chúc:
+ Người yêu em cũng chân thành như tôi.
+ Cư xử: dịu dàng, tế nhị, trân trọng người mình yêu; trái tim vị tha, cao thượng.
=>Trong thực tế, tình yêu không được đền đáp thường là nỗi khổ đau – tự ái, hận thù. Nhưng nếu đó là tình yêu của một trái tim chân thật thì dù bị cự tuyệt con người cũng có thể xử sự cao thượng. Tôi không ghét em dù em cự tuyệt em vẫn luôn có trong tôi.
“Nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
Em thầm thì và hãy gọi tên lên
Và hãy tin còn đây một kỉ nịêm
Em vẫn còn sống giữa trái tim tôi.”
“Không thuộc về em, anh vẫn yêu em
Không hi vọng và không mong ước”.
- Chính thái độ trân trọng, tôn thờ, sùng kính phụ nữ đã khiến thơ Puskin có một giá trị nhân văn cao cả yêu mãnh liệt, vô vọng nhưng lại cao thượng.
III. Tổng kết (4’)
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ:
+ Giản dị, trong sáng, điệp ngữ.
+ Đầy chất thơ.
- Nghệ thuật diễn tả lí trí – tình cảm song song phát triển trong một tâm trạng.
2. Nội dung
- Tình yêu mãnh liệt, trong sáng, vô vọng nhưng cao thượng, có văn hoá.
- Lí trí lấn át tình cảm là một quy luật của tình yêu.
IV. Luyện tập (3’)
	Đặt người yêu trước sự lựa chọn “anh và người khác”
- Muốn nhắn nhủ: em hãy sáng suốt phân biệt vàng, thau chọn một người đáng tin cậy, lựa chọn đúng người yêu mình.
- Đây là một phép thử đáng yêu, thông minh, bởi anh tin vào tình yêu của mình.
+ Bộc lộ phong cách cao thượng của nhân vật trữ tình và trân trọng người yêu.
+ Đưa tình yêu lên ngôi làm chói sáng nhân cách con người.
C. Hướng dẫn học, chuẩn bị bài mới (2’)
1. Bài cũ: 
	- Học thuộc bài thơ.
	- Nắm nội dung bài học.
2. Bài mới: chuẩn bị bài Bài thơ 28
	 * Yêu cầu: đọc văn bản và nắm được nét khái quát về tác giả, về bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 94 - CB 11.doc