Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 85: Đọc văn Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 85: Đọc văn Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

Tiết 85, Đọc văn LỚP 11D2

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

- Hàn Mặc Tử -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, thơ mộng của cảnh tượng Thôn Vĩ, xứ Huế. Lý giải được dòng tâm tư bất định trong cảm xúc của thi sĩ: tình yêu Thôn Vĩ, tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và mặc cảm chia lìa ẩn sau một hệ thống hình ảnh dường như phi lôgic.

- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ.

2. Giáo dục TTTC: yêu cuộc sống yêu quê hương yêu con người và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy

+ Chuẩn bị chân dung Hàn Mặc Tử.

 2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 85: Đọc văn Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/02/2008	Ngày dạy: 22/02/2008
Tiết 85, Đọc văn 	Lớp 11D2
Đây thôn vĩ dạ
- Hàn Mặc Tử - 
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, thơ mộng của cảnh tượng Thôn Vĩ, xứ Huế. Lý giải được dòng tâm tư bất định trong cảm xúc của thi sĩ: tình yêu Thôn Vĩ, tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và mặc cảm chia lìa ẩn sau một hệ thống hình ảnh dường như phi lôgic. 
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ. 
2. Giáo dục TTTC: yêu cuộc sống yêu quê hương yêu con người và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống. 
II. Phương pháp thực hiện
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện dạy học 
1. Giáo viên: Đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy
+ Chuẩn bị chân dung Hàn Mặc Tử.
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
1. Câu hỏi: Nêu những nét tiêu biểu về con người Xuân Diệu? 
2. Đáp án: - Xuân Diệu học được ở cha - ông đồ sứ nghệ - đức tính cần cù, kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật. (2 đ)
- Xuân Diệu cũng thấm nhuần những nét trữ tình trên mảnh đất quê mẹ (2 đ)
 	- Là người biết hấp thụ cái mới và kế thừa cái cũ, kết hợp một cách tự nhiên, hài hoà. (3 đ)
- Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật, nói chuyện về thơ à Nhưng trước hết Xuân Diệu là một nhà thơ - một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại. (3 đ)
B. bài mới ) 
* Lời vào bài (1’) 
T
rong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt. NHớ đến ông là nhớ đến một cuộc đờingắn ngủi mà đầy bi kịch. Nhớ đến Hàn Mặc Tử những vần thơ điên loạn, dính máu và nhớ đến cả những vần thơ tuy buồn đau mà trong sáng, đầy hư áo mà dẹp một cách kì lạ. Đây thôn Vĩ Dạ là một trường hợp như thế?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Em hãy nêu những nét khái quát về cuộc đời thi sĩ Hàn Mặc Tử? 
? HMT có những bút danh nào? Cảm nhận của em về bút danh HMT? 
? Đặc điểm của hồn thơ HMT? 
? Trong thơ HMT có những hình tượng nghệ thuật đặc biệt nào? 
? Em hãy đọc một số câu thơ nói về trăng của HMT? 
?Em hãy nêu tên những tập thơ nổi bật của HMT? 
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? 
? Bài thơ cần đọc với giọng như thế nào?
(Gọi 2- 3 HS đọc – nhận xét)
? Tiêu đề bài thơ có gợi nên không gian cụ thể nào? 
? Em hãy nêu cảm hững chung của bài thơ? 
(?) Theo em tại sao thơ của Hàn Mặc Tử có vị trí riêng trong phong trào thơ mới?
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả (10’)
- Hàn Mặc Tử tên thật là NT Trí, tên thánh là PhêrôPhanxicô, sinh tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, QB ngày 22/9/1912. 
- Con người: thân vóc gầy yếu, tính tình hiền hậu, giản phác, thích giáo dục và rất hiếu học. 
- Gia đình: Gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm, tổ tiên gốc họ Phạm, ở Thanh Hoá. Ông cố tên là Phạm Chương liên can đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con là Phạm Bồi phải trốn vào Thừa Thiên rồi đổi họ Nguyễn theo mẫu tính, lập nghiệp tại làng Thanh Tân, quạn Phông Điền, cách Huế chừng 30 cây số. 
+ Cha HMT là N Văn Toản là trưởng nam của cụ Phạm Bồi. 
+ Mẹ là Nguyễn Thị Duy con gái cụ Nguyễn Long, 1 ngự y có danh triều Tự Đức Bà là một bậc tử mẫu đa học tận tuỵ cho đàn con, nhất là Tử. Và Tử đã chịu nhiều hình ảnh về mặt tính tình của bà. 
+ Anh chị em tất thảy có sáu người: Anh cả là Nguyễn Bá Nhân, 2 chị là Nguyễn Như Nghĩa, Nguyễn Như Lễ. Hai em là Nguyễn Bá Tín, Nguyễn Bá Hiếu. 
=> Tử sống nhiều ở Quy Nhơn sau khi học ở Huế chừng 2 năm, làm ở sở Đạc Điều Bình Định một thời gian, sau đó vào Sài Gòn làm báo. Trở lại QN năm 1936 khi bắt đầu mắc bệnh phong, lúc đấy mới 26 tuổi Cuộc đời của ông khá đau thương: Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong hủi: Căn bệnh này đã vứt Hàn Mặc Tử ra riêng một cõi của cuộc đời. ông phải sống cách li với mọi người xung quanh và cũng chính căn bệnh ấy đã tạo nên cho thơ Hàn Mặc Tử một thế giới đau thương. Và cũng vì vậy, thơ Hàn Mặc Tử cũng đứng riêng trong một thế giới so với phong trào Thơ mới. Mất ngày 11/11/1940. 
2. Sự nghiệp thơ ca (15’)
* Bút danh: 
- Làm thơ từ năm 16 tuổi với những bút danh Lệ Thanh, Phong Trần, 1936 đổi là Hàn Mặc Tử. Bút danh HMT có ý là văn chương của người. Bút danh ấy gợi một cá tính toàn tâm vì văn hoá song cũng hẩm hiu về số phận. 
* Hồn thơ: 
- Đây là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn. Dường như trong cuộc đời và thơ luôn có những cuộc vật lộn ghê gớm. 
=> Đúng như HMT quan niệm về thơ: 'Thi sĩ là người tạo ra tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh muôn đời. Người bắt chúng phải mua bằng giá múa, luôn luôn có một 
định mệnh tàn khốc theo riết bên mình. 
	Không nên siết là thơ vô nghĩa lý. 
Hay : Ta hiểu chi trong áng gió nhiệm màu
	Những hạt lệ của trích tiên đầy đoạ
-> Cho nên thơ là một tiếng kêu thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thuỷ vô chung, với những hạnh phúc bất tuyệt. "Thơ theo quan niệm của HMT chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp. 
* Hình tượng thơ: 
- Linh hồn: Muốn thoát khỏi xác phàm để bay tới cõi siêu nhiên, sáng láng, thơm thơ tinh khiết nhưng thật gắn bó với cuộc đời. 
	Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút 
	Mỗi hồn thơ đều dính não cân ta 
	Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt 
	Như mê man chết điếng cả làn da. 
- Trăng: Trăng như một ám ảnh, như một con người biết cười, biết gào khóc, quằn quại đau đớn. Đó cũng là một ám ảnh bệnh tật. 
-> Hoài Thanh đã nhận định thơ HMT đó là một thế giới Mộng. Trong Máu cuồng và Hồn Điên dễ thấy toàn trăng cả, một ánh trăng gắt gao, ghê tởm, linh động như một yêu tinh. Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cay nghiệt cũng trơ tráo và cũng náo nức dục tình. 
 	Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ 
	Đầy mình lốm đốm những hào quang. 
	Ta bay lên! Ta bay lên
	Gió tiến đưa ta tới nguyệt thiềm 
	Ta ở cõi ao nhìn trở xuống. 
	Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm 
	Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm 
	Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe. 
	Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối 
	Gió thu lọt cửa cọ mài chăn 
* Các tập thơ tiêu biểu: 
- Sự nghiệp sáng tác HMT phương pháp song có những tập thơ nổi bật: Gác quê, thơ Điên. Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên, Duyên Kỳ ngộ, Quần Tiên hội. 
3. Xuất xứ (2’)
- Bài thơ lấy cảm hứng từ một bức ảnh phong cảnh của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử lúc Tử đã lâm bệnh đang nằm trong trại phong Quy Hoà. 
+ Về Hoàng T. Kim Cúc: là con gái Huế, con ông chủ Sở Đạc Điền ở Quảng Nam. Thời ở Quảng Nam Hàn Mặc Tử có thầm yêu trộm nhớ. Một thời gian sau. Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn, Kim Cúc đã theo gia đình về quê Vĩ Dạ. 
+ Về bức ảnh: Bức ảnh không hẳn là cảnh Vĩ Dạ; đó chỉ là tấm bưu ảnh vẽ cảnh dòng sông, khóm tre, con đò và cô gái chèo đò trong đêm trăng. Chính bức bưu ảnh ấy đã khơi gợi trong nhà thơ sức liên tưởng kỳ diệu về Vĩ Dạ, gọi những kỷ niệm xa xưa và những tình cảm trong sáng về cuộc sống thức dậy trong tâm hồn nhà thơ. 
=> Hoàn cảnh này là căn cứ để hiểu bài thơ rõ hơn. Song không nên bám sát xuất sứ này để cắt nghĩa bài thơ một cách một chiều. ở đây, Hàn Mặc Tử đã mượn cái cái đẹp của thôn Vĩ để bày tỏ nỗi niềm tâm sự của mình. 
4. Đọc – giải nghĩa từ khó (3’)
- Đọc giọng tình cảm, lúc băn khoăn, lúc hân hoan, bồi hồi, lúc sâu lắng, trầm ngâm, lúc trách móc, nghi ngờ... tuỳ theo từng câu, đoạn. Chú ý các đại từ ai và câu hỏi tu từ.
- Giải thích từ khó đọc các chân trang SGK.
II. Đọc - hiểu
* Nhan đề (2’)
- Trước bài thơ có tên là: "ở đây thôn Vĩ Dạ" 
- Nhan đề bài thơ gợi lên không gian cụ thể: Vĩ Dạ, 1 làng kề sát phố Huế, nằm bên bờ sông Hương. Đây là một không gian văn hoá đẹp, kiến trúc nhà vườn đầy hấp dẫn. 
-> Bài thơ được rút ra từ tập Thơ Điên, tập thơ có cội nguồn từ những cảm xúc đau thương. 
- Bài thơ là một dòng tâm tư bất định với một tình yêu tuyệt vọng với con người, quê hương, cuộc sống ẩn đằng sau cái nhìn khám phá về phong cách Vĩ Dạ nên thơ tươi sáng mà rớm mùi phiên tán, thực mà mộng. 
* Luyện tập (3’)
- Cuộc đời của ông khá đau thương: Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong hủi. Căn bệnh này đã vứt Hàn Mặc Tử ra riêng một cõi của cuộc đời. ông phải sống cách li với mọi người xung quanh và cũng chính căn bệnh ấy đã tạo nên cho thơ Hàn Mặc Tử một thế giới đau thương. Và cũng vì vậy, thơ Hàn Mặc Tử cũng đứng riêng trong một thế giới so với phong trào Thơ mới.
- Thơ Hàn Mặc Tử chủ yếu là thứ thơ hướng nội (hướng vào thế giới tâm linh). một thứ hướng nội kiểu Hàn Mặc Tử xen giữa cái hư và cái thực. Chính cõi huyền ảo ấy đã tạo nên tính hấp dẫn đặc sắc không dễ gì nắm bắt được trong thơ Hàn Mặc Tử.
	C. Hướng dẫn học bài , chuẩn bị bài (2')
	 1. Học bài: - Học và nắm chắc nội dung bài học.
 	 - Tìm đọc những bài thơ tiêu biểu của Hàn Mặc Tử.
	 - Tìm hiểu thêm về cuộc đời HMT 	
2. Bài mới: chuẩn bị tiết 2 của bài Đây Thôn Vĩ Dạ
	 - Đọc SGK soạn bài theo câu hỏi SGK, tr.39.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 85 - CB 11.doc