Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 76: Đọc văn Hầu trời - Tản Đà

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 76: Đọc văn Hầu trời - Tản Đà

 Tiết 76, đọc văn LỚP 11D2

 HẦU TRỜI

- Tản Đà -

 A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

Giúp học sinh:

- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu câu chuyện “Hầu trời”.

- Thấy được những nét cách tân đặc sắc trong nghệ thuật thơ Tản Đà và mối quan hệ giữa chúng với quan niệm mới về nghề văn của ông.

- RLKN: Phân tích thơ trữ tình.

2. GDTTTC: trân trọng thơ văn của Tản Đà.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 76: Đọc văn Hầu trời - Tản Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/01/2008 Ngày dạy: 25/01/2008
 Tiết 76, đọc văn	Lớp 11D2
 Hầu trời
- Tản Đà -
 A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng 
Giúp học sinh:
- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu câu chuyện “Hầu trời”.
- Thấy được những nét cách tân đặc sắc trong nghệ thuật thơ Tản Đà và mối quan hệ giữa chúng với quan niệm mới về nghề văn của ông. 
- RLKN: Phân tích thơ trữ tình.
2. GDTTTC: trân trọng thơ văn của Tản Đà.
II. Phương pháp
Đọc sáng tạo, gọi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận.
III. Phương tiện dạy và học
- Giáo viên: SGK + SGV + TLTK+ soạn giáo án.
 	- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn SGK, giáo viên.
B. Tiến trình Lên lớp
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: Không
II. bài mới
* Lời vài bài (1’)
ở
 THCS, chúng ta đã được làm quen với Tản Đà khi ông Muốn làm thằng Cuội để tựa vào vai trông xuống thế gian cười, khi ông chán trần gian và mơ giấc mơ thoát li lên thượng giới trong bài thơ thất ngôn bát cú; một lần nữa chúng ta lại nghe nhà thơ kể chuyện một đêm mơ lên hầu trời vừa kì lạ vừa dí dỏm.
Hoạt động của GV và hS
Yêu cầu cần đạt
(?) Em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời Tản Đà?
(?) Em hày giải thích ý nghĩa bút danh Tản Đà? 
(?) Kể tên những tác phẩm chính?
(?) Vì sao nói Tản Đà là người cuả hai thể kỉ, người dạo khúc mở đầu cho cuộc hoà nhạc tân kì đăng sắp sửa?
(?) Bài thơ có xuất xứ như thế nào?
(?) Bài thơ nên đọc như thế nào cho phù hợp?
(?) Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Hãy nói rõ thể thơ đó?
(?) Tìm bố cục bài thơ và nhận xét?
(?) Em có nhận xét gì về cách mở đầu bài thơ? Mở đầu câu chuyện mơ tiên của tác giả như thế nào?
(?) Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của đoạn thơ này?
? Tại gọi Tản đà là nhà thơ của hai thế kỉ?
I. Tìm hiểu chung (17’)
Tác giả: (1889 – 1939) (8’)
* Cuộc đời
- Tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, Tỉnh Sơn Tây (nay là huyện ba Vì, Tỉnh Hà Tây). Quê ông nằm ở bờ sông đà, gần núi Tản Viên, vì vậy ông lấy bút danh là Tản Đà.
- Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Ông từng theo con đường cử nghiệp nhưng thi hương hai lần không đỗ. Ông chuyển sang viết báo, viết văn. Ông là người đầu tiên ở nước ta sỗng bằng nghề viết văn xuất bản.
- Ông có ý tưởng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện.
- Ông sống phóng túng, đã từng đeo túi thơ đi khắp ba kì Bắc, Trung, Nam và nếm đủ mùi cay đắng, vinh hạnh. Tuy nhiên Tản Đà vẫn giữ được cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch.
* Sự nghiệp văn chương
- Tác phẩm chính: SGK
- Là nhà nho tinh thông chữ Hán nhưng lại sáng tác thơ văn bằng chữ quốc ngữ. Sử dụng các thể thơ truyền thồng: thơ lục bát, hát nói ca trù, thơ Đường luật với cảm hững mới mẻ.
- Đặc điểm văn chương:
+ ông đi tiên phong trên nhiều lĩnh vực văn hoá. Vào những xnăm 20 của thế kỉ XX, tên của Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn. Ông có thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Nhưng thực sự nổi bật là thơ
- Cái tôi lãng mạn bay bổng vừa phóng khoáng vừa cảm thương vừa tìm về ngọn nguồn dân tộc vừa có sáng tạo tài hoa độc đáo. Thơ ông là gạch nối giữa hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại. Ông là người “dạo bản đàn mở đầu cho cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa” (Hoài Thanh), “Người báo tin xuân” cho phong trào Thơ mới 1932 – 1945.
2. Xuất xứ
- Bài thơ viết 1921, trích từ trong tập thơ Còn chơi cùng với các bài thơ nổi tiếng khác như: Còn chơi, Lo văn ế, Tống biệt
3. Đọc và giải nghĩa từ khó (3’)
- Đọc diễn cảm và ngắt nhịp theo đúng dấu câu trong từng khổ thơ. Giọng đọc cần phấn chấn và mơ màng, vui và dí dỏm.
- Giải thích các từ khó: dưới các chân trang.
Thể thơ - Bố cục (6’)
- Thể thơ: Thất ngôn trường thiên: 4 câu/7 tiếng/ khổ, kéo dài không hạn định: vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng. Có chỗ vần bằng, có chỗ vần trắc, ví dụ: khổ 7 – 8; có khổ 6 câu, 10 câu
- Thơ tự sự – trữ: có cốt truyện, mở đầu, phát triển, kết thúc, có các nhân vật, tình tiết những được kể bằng thơ và thấm cảm xúc trữ tình.
- Bố cục (theo thời gian và diễn biến sự việc):
+ Khổ thơ đầu: nhớ lại cảm xúc đem qua - đêm được lên tiên.
+ 6 khổ tiếp theo: kể chuyện theo hai cô tiên lên thiên môn gặp trời.
+ 12 khổ tiếp theo: kể chuyện Tản Đà đọc thơ văn cho trời và chư tiên nghe; cảm xúc của Tản Đà và chư tiên khi nghe thơ văn của Tản đà và những lời hoỉ thăm của trời, những bộc bạch của thi nhân.
+ Còn lại: Cảnh và cảm xúc trên đường về hạ giới; tỉnh giấc và lại muốn đêm nào cũng được mơ lên hầu trời.
=> Bố cục bài thơ rất mạch lạc, rõ ràng. Mạch chính là kể chuyện theo trình tự thời gian, giúp người đọc dễ theo dõi. Xen vào kể chuyện là những chi tiết được hư cấu, tưởng tượng kích thích người đọc, người nghe.
II. Đọc – hiểu
1. Đoạn mở đầu (6’)
- Cách mở đầu rất duyên và đầy sáng tạo. Chuyện kể về một giấc mơ trong cõi mộng nên không khí hư ảo không thật phải chiếm vị trí chủ đạo nhưng nhà thơ lại cố ý nhấn mạnh rằng đây không phải là mơ mà là thật, sự thật tác giả đã trải qua.
- Điệp từ Thật được sử dụng tới 4 lần trong 2 câu 3- 4: thật hồn, thật phách, thật thân thể, thật được lên tiên -> khẳng định đó là sự thật.
=> Cách vào đề đã tạo ra sự nghi vấn gợi trí tò mò, gây chú ý cho người đọc về câu chuyện mà tác giả sắp kể. 
2. Đoạn 2 (14’)
- Kể chuyện Tản Đà nửa đêm (canh ba) nằm một mình dưới đèn, buồn, dậy đun nước uống, uống xong nằm ngâm văn, chơi văn.
(Lưu ý: Với Tản Đà ngâm văn (đọc văn có nhạc điệu, nhịp điệu riêng) một mình, tự mình thưởng thức văn mình, cũng là một trò chơi, thú tiêu dao, tiêu khiển thanh nhã, độc đáo. Chơi trăng cùng bóng dạo tung tăng hết sức tự do, tự tại.
- Hai cô tiên giáng trần, mời chính tiên tản Đà lên trời đọc văn cho Trời nghe. Chi tiết thú vị: Trời mất ngủ vì tiếng đọc thơ vang vọng của Tản Đà. Trời mắng và đòi lên đọc.
- Đường lên trời theo mây không cánh mà bay, cảnh thiên môn – cửa trời đỏ chói, oai rực rỡ.
- Cảnh thi nhân lạy trời, được tiên nữ lôi dậy, dắt lên ngồi ghế bảnh văn như tuyết như mây, chờ đợi các tiên đến đông đủ.
=> Cách kể, cách tả cụ thể bình dị, cảnh nhà trời, thiên đường mà không qua xa xôi, cách biệt với trần thế. Câu chuyện diễn biến tự nhiên, hợp lí.
* Luyện tập (4’)
+ ông đi tiên phong trên nhiều lĩnh vực văn hoá. Vào những xnăm 20 của thế kỉ XX.
+ Cái tôi lãng mạn bay bổng vừa phóng khoáng vừa cảm thương vừa tìm về ngọn nguồn dân tộc.
+ Thơ ông là gạch nối giữa hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại. Ông là người “dạo bản đàn mở đầu cho cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa” (Hoài Thanh), “Người báo tin xuân” cho phong trào Thơ mới 1932 – 1945.
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
	1. Bài cũ
	- Học thuộc lòng đoạn đầu bài thơ 
	- Nắm nội dung bài học
	2. Bài mới: Chuẩn bị tiết 2 của bài Hầu trời (tiếp theo)
	* Yêu cầu: Đọc SGK và chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 76 - CB 11.doc