Tiết 75, Làm văn 11D2
BÀI VIẾT SỐ 5
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Vận dụng được những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết.
- Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
2. GDTTTC: Sống có ước mơ và có thức học tập vì này mai lập nghiệp.
Ngày soạn: 09/09/2007 Ngày dạy: 12/09/2007 Tiết 75, Làm văn 11D2 Bài Viết số 5 A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng: - Vận dụng được những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết. - Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách. 2. GDTTTC: Sống có ước mơ và có thức học tập vì này mai lập nghiệp. II. Phương tiện thực hiện 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bài tập trắc nghiệm, đề bài - Đáp án, biểu điểm. 2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức làm bài viết trên lớp. III. Cách thức thức tiến hành Giáo viên ra đề kiểm tra, học sinh chuẩn bị kiến thức viết bài. B. Tiến trình dạy học I. ổn định tổ chức D2: II. Đề bài Trắc nghiệm (2 điểm) Hãy đọc kĩ câu hỏi và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất Phan Bội Châu có hiệu là gì? A. Hải Thụ B. Sào Nam C. Bạch Vân D. Nam Đàn Tác phẩm nào dưới đây không phải là của Phan Bội Châu? A. Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập. B. Việt Nam vong quốc sử. C. Đập đá Côn Lôn. D. Hải ngoại huyết thư. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được viết theo thể thơ nào? A. Song thất lục bát B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật Giọng điệu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương như thế nào? Nhẹ nhàng, truyền cảm. Bi ai, sầu thảm. Hào hùng, khí thế, đầy nhiệt huyết. Trầm lắng, mang âm hưởng buồn. Cụm từ Non sông đã chết trong câu Non sông đã chết sống thêm nhục chỉ điều gì? Đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Chế độ phong kiến Việt Nam bị sụp đổ. C. Triều Nguyễn không còn nắm vai trò lãnh đạo đất nước. D. Phong trào Đông Du đang được xúc tiến. Câu nào trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương cho thấy Phan Bội Châu đã hoàn toàn đoạn tuyệt với những tư tưởng xưa cũ? Há để càn khôn tự chuyển dời. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài. Muốn vượt bể đông theo cánh gió. Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Câu thơ nào trong bài tái hiện việc chuẩn bị sang Nhật cầu viện của tác giả: Trong khoảng càn khôn cần có tớ. Sau này muôn thưở, há không ai. C . Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài. D. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió. Quan niệm chí nam nhi phải tự quyết định chỗ đứng của mình trong trời đất được thể hiện trong câu thơ nào? A. Làm trai phải lạ ở trên đời. B. Há để càn khôn tự chuyển rời. Trong khoảng trăm năm cần có tớ. Sau này muôn thưở, há không ai. II.Tự luận (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): Viết một bài văn khoảng 15 câu nêu lên suy nghĩ của em về câu nói sau: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khám phá và vượt qua” (Lỗ Tấn). Câu 2 (5 điểm): Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu. Đáp án - Biểu điểm I. Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đúng B C B C A B D B Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0.25 0,25 0,25 II. Tự luận (8 điểm) 1. Đáp án: Bài làm cần có các ý cơ bản như sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm - Hai câu đề: Bày tỏ quan niệm chí làm trai của tác giả: + Khẳng định một lẽ sống đẹp: Người con trai phải lạ ở trên đời, nghĩa là phải biết sống phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ những việc lớn, kinh thiên động địa. + Điều lạ chính là việc xoay chuển càn khôn, xoay chuyển thời thế, không để mặc cho con tạo xoay vần được. - Hai câu thực: Triển khai cụ thể ý tưởng về chí làm trai đã mở ra ở hai câu đề. Nhưng chí làm trai ở đây gắn với ý thức về cái Tôi, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm trước cuộc đời. Cuộc thế trăm năm này cần phải có “ta” để cống hiến cho đời, để đáng mặt nam nhi, để lưu dnah thiên cổ. - Hai câu luận: Gắn chí làm trai với hoàn cảnh cụ thể của đất nước + Nỗi nhục mất nước, nối xót đau đốt cháy tâm can tác giả (Non sông đã chết), đống thời cũng khẳng định ý chí gang thép của những con người không cam chịu sống cuộc đời nô lệ, đắng cay (sống thêm nhục). + Đối mặt với nền học cũ để khẳng định chân lí: sách vở thành hiền chẳng giúp ích gì được trong buổi nước mất nhà tan này, nếu cứ khư khư ôm giữ thì chỉ có ngu mà thôi. đây chính là một chân lí mới táo bạo. - Hai câu kết: Tư thế và khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình (Muốn vượt biển Đông ... ra khơi) - Kết luận: Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, bài thơ XDLB của Phan Bội Châu đã khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến những năm đầu thế kỉ XX với những ý tưởng mới mẻ, táo bạo, với bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. 2. Biểu điểm * Điểm 8 - Nội dung: đảm bảo như đáp án. - Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Văn viết có sức thuyết phục. Không mắc lỗi, trình bày sáng đẹp. * Điểm 6 - Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 ý) nhưng nội dung đã nêu đủ sức thuyết phục. - Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc ít lỗi. * Điểm 4 - Nội dung: chưa đủ ý (khoảng 1/2 số ý) nhưng nội dung đã nêu đủ sức thuyết phục. - Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc một số lỗi. * Điểm 2 - Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 số ý) nhưng nội dung đã nêu đã rõ ràng. Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục chưa rõ ràng. Còn mắc một số lỗi. * Điểm 0: sai lệch hoàn toàn nội dung và phương pháp hoặc không làm bài. * Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập 1. Bài cũ: tự lập dàn ý cho phần tự luận 2. Bài mới: chuẩn bị bài Hầu trời * Yêu cầu: - Đọc và tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về tác giả Tản Đà và nắm được đặc điểm văn phong của tác giả. - Tập đọc diễn cảm bài thơ; soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
Tài liệu đính kèm: