Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 74: Tiếng việt Nghĩa của câu (tiếp)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 74: Tiếng việt Nghĩa của câu (tiếp)

 Tiết 74, tiếng Việt 11D2

 NGHĨA CỦA CÂU (tiếp)

 A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

Giúp học sinh:

- Củng cố kiến thức về hai thành phần nghĩa của câu, nhất là nghĩa tình thái.

- Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được cá thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Giáo viên hướng dẫn HS phân tích ví dụ, thảo luận và thực hành.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Giáo viên: SGK + SGV + TLTK + Thiết kế bài dạy

 - Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn SGK, giáo viên.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3897Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 74: Tiếng việt Nghĩa của câu (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/2008 Ngày giảng: 19/01/2008
 Tiết 74, tiếng Việt	11D2
 Nghĩa của câu (tiếp)
 A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng 
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về hai thành phần nghĩa của câu, nhất là nghĩa tình thái.
- Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được cá thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. 
II. Phương pháp thực hiện
Giáo viên hướng dẫn HS phân tích ví dụ, thảo luận và thực hành.
III. Phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK + SGV + TLTK + Thiết kế bài dạy
 	- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn SGK, giáo viên.
B. Tiến trình Lên lớp
	* ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra bài cũ: Không
II. bài mới
* Lời vài bài (1’)
Trong câu không chỉ biểu hiện nghĩa sự việc mà còn biểu nghĩa tình thái rõ nét. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiễn thức cơ bản về nghĩa tình thái ở trong câu mà trong quá trình viết văn hay tạo lập văn bản chúng thường xuyên sử dụng.
Hoạt động của GV và hS
Yêu cầu cần đạt
(?) Hiểu như thế nào về nghĩa tình thái của câu?
(?) Nghĩa tình thái thưởng được biểu hiện ở các trường hợp nào ?
(?) Tại sao nghĩa tình thái thường thể hiện sự nhìn nhận, đánh gía và thái độ độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu?
(?) Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe được biểu lộ bằng cách nào?
(?) Hãy phân tích các ví dụ SGK?
(?) bài học cần ghi nhớ những điểm nào? (Tham khảo nghi nhớ trong SGK, tr.19).
(?) Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong những câu sau?
(?) Xác định hững từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong những câu sau?
 (?) Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chố trống của câu ở cột A để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc?
(?) Đặt câu với mỗi từ tình thái sau đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả nhẽ, hoá ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà.
(GV gợi ý cho HS )
III. Tìm hiểu nghĩa tình thái
* Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
* Nghĩa tình thái là một lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều khía cạnh khác. ở bài này đề cập đến 2 trường hợp: 
1. Sự nhìn nhận, đánh gia và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu
- Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể không bộ lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó. Đó có thể là sự tin tưởng chắc chắn, sự hoài nghi, sự phỏng đoán, sự đánh giá cao hay thấo, tốt hay xấu, sự nhấn mạnh hoặc coi nhẹđối với sự việc.
- Ví dụ: 
+ Khẳng định tình chân thực của sự việc.
+ Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp.
+ Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
+ Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
+ Khẳng định tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
(Các ví dụ cụ thể phân tích ròn SGK, tr 18 –19).
2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
- Người nói có thể hiện rõ, tình cảm đối với người nghe thông qua các từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu
- Ví dụ:
+ Tình cảm thân mật, gần guĩ: Em thắp đèn lên chị Liên nhé! (Hai đứâ trẻ – Thạch Lam)
+ Thaí độ bực tức, hách dịch: Ông lí cau mày, lắc đầu, giơ roi song to bằng nón chân cái lên trời, dậm doạ: - Kệ mày, tho lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi. Nguyễn Công Hoan – Tinh thần thể dục).
+ Thái độ ính cẩn: người loong toong đáp: - Bẩm chí mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách. (Vũ Trọng Phụng – Giông tố).
IV. Ghi nhớ (SGK, tr. 19)
V. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Câu a: nghĩa sự việc: nắng; nghĩa tình thái: phỏng đoán với thái độ tin cậy cao (chắc).
- Câu b: nghĩa sự việc: ảnh của mợ Du và thằng Dũng; nghĩa tình thái: khằng đinh sự việc (rõ ràng là).
- Câu c: Nghĩa sự việc: cái gông; nghĩa tình thái: tỏ thái độ mỉa: thật là.
- Câu d: nghĩa sự việc Giật cướp (câu 1), mạnh vì liều (câu 3); nghĩa tình thái: chỉ (câu 1), đã đành (câu 3)
2. Bài 2
a. Nói đáng tội (lời rào đón, đưa đẩy).
b. Có thể (phỏng đoán khả năng).
c. Những (tỏ ý chê đắt).
d. Kia mà (trách yêu, nũng nịu).
3. Bài 3
a. Câu a: điền từ hình như thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn.
b. câu b: điền từ dễ thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn.
C. Câu c: điền từ tận khẳng định khoảng cách là xa.
4. Bài 4
- Nó không đến cũng chưa biết chừng!
- Cái áo này một trăm ngàn là cùng!
- Nghe nói lại sắp có bão.
- Chả nhẽ giá cả lại cứ tăng mãi?
- Nói thế hoá ra tôi lừa anh à?
- Sự thật là cô Hoa đã chia tay anh Nam.
- Anh ấy là giám đốc cơ mà!
- Đặc biệt là cái món nộm.
- Họ nói thách đấy mà!
C. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập (2’)
	1. Bài cũ
- Học và nắm nội dung bài học.
- Hãy chỉ ra nghĩa tình thái của từng câu thơ trong bài Hầu trời (Tản Đà).	
	2. Bài mới: Chuẩn bị bài Vôị vàng (Xuân Diệu).
	- Yêu cầu: Đọc bài thơ và soạn bài theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 74 - CB 11.doc