Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 73: Đọc văn Xuất dương lưu biệt Lưu biệt trước khi ra nước ngoài - Phan Bội Châu

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 73: Đọc văn Xuất dương lưu biệt Lưu biệt trước khi ra nước ngoài - Phan Bội Châu

 Tiết 73, đọc văn LỚP11 D2

XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT

Lưu biệt trước khi ra nước ngoài

 - Phan Bội Châu -

 A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

- Hiểu được vẻ đẹp trong tư thế, trong ý nghĩa, trong nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của PBC, nhà cách mạng lớn. Phong cách tâm huyết sục sôi trong thơ văn PBC

- RLKN: Phân tích thơ trữ tình

2. Giáo dục TTTC: ý chí cách mạng, tư tưởng phấn đấu có lý tưởng đối với người thanh niên.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, gọi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2113Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 73: Đọc văn Xuất dương lưu biệt Lưu biệt trước khi ra nước ngoài - Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/2008 Ngày dạy: 18/01/2008
 Tiết 73, đọc văn	Lớp11 D2
Xuất dương lưu biệt
Lưu biệt trước khi ra nước ngoài
 - Phan Bội Châu -
 A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng 
- Hiểu được vẻ đẹp trong tư thế, trong ý nghĩa, trong nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của PBC, nhà cách mạng lớn. Phong cách tâm huyết sục sôi trong thơ văn PBC
- RLKN: Phân tích thơ trữ tình
2. Giáo dục TTTC: ý chí cách mạng, tư tưởng phấn đấu có lý tưởng đối với người thanh niên.
II. Cách thức tiến hành
GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, gọi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận.
III. Phương tiện thực hiện
- Gaío viên: đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế bài dạy
- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn SGK, giáo viên.
B. Tiến trình Lên lớp
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: Không
II. bài mới
* Lời vài bài (1’)
 P
han Bội Châu là lãnh tụ của các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ. Sự nghiệp cứu nước không thành nhưng tấm lòng yêu nước tha thiết, nồng cháy của ông thì còn mãi muôn đờiVăn chương của ông là một thành tựu rực rỡ của thời đại văn chương tuyên truyền, tiêu biểu là bài thơ
Hoạt động của GV và hS
Yêu cầu cần đạt
(?) Nêu những nét khái quát về tác giả PBC?
(?) Kể tên những tác phẩm chính?
(?) Đặc điểm thơ văn của ông?
(?) Bài thơ ra đời vào thời gian nào?
(?) Bài thơ nên đọc như thế nào?
(?) Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Nêu hướng khai thác bài thơ?
? Người xưa quan niệm về chí nam nhi như thế nào?
? Còn PBC quan niệm ra sao?
? Em hiểu chuyện lạ là gì?
? Tác giả giãi bày tâm sự gì , thông qua thủ pháp nghệ thuật nào?
? Em hiểu thêm gì về chí nam nhi của tác giả?
(?) Em hãy đọc và cho biết tác giả đặt ra những vấn đề gì mới ỏ hai câu thơ này?
(?) Nói như vậy có phải Phan Bội Châu hoàn toàn phủ nhận thánh hiền trong khi bản thân là bặc đại nho?
(?) So sánh bản dịch thơ và bản dịch nghĩa ở câu 6, em rút ra nhận xét gì?
(?) Tại sao nói quan niệm và tư duy của Phan Bội Châu hết sức mới mới, dũng cảm? 
(?) So sánh nguyên tác với lời dịch thơ, hãy rút ra nhận xét?
? Khát vọng hành động và tư thế của nhân vật trữ tình được thể hịên như thế nào? (chú ý hình tượng thơ?)
(?) Hình ảnh người ra hiện lên với muôn trùng sóng bạc cùng bay lên gợi liên tưởng và cảm hứng như thế nào?
(?) Em hãy khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ?
(?) Yếu tố nào của bài thơ đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ?
? Có nhận xét cho rằng Với 56 chữ mà bài thơ chứa đựng một nội dung tư tưởng vừa phong phú vừa lớn lao. Theo em có đúng không ?
I. Tìm hiểu chung
Vài nét về tác giả (8’)
* Cuộc đời
- Quê Nam Đàn, Nghệ An. Năm 1905 đỗ giải Nguyên, sáng lập ra hội Duy Tân
- Năm 1905 bí mật sang Nhật để hoạt động cách mạng
- Năm 1925 bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải đem về Hà Nội xử án tử hình. Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân ông được đưa về giam lỏng ở Huế.
- Là chiến sĩ yêu nước vĩ đại, là nhà văn nhà thơ lớn của đất nước đầu thế kỉ XX
* Sự nghiệp văn học
- Tác phẩm chính: SGK
- Sự nghiệp văn học phong phú, đồ sộ, chủ yếu viết bằng chữ Hán, theo các thể loại truyền thống của văn học Trung đại.
- Tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng Việt Nam mấy chục năm đầu thê kỉ XX.
- Quan niệm văn chương: Là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng; Khơi dòng cho loại văn chương trữ tình chính trị, một trong những mũi tiến công kẻ thù và vận động cách mạng.
2. Hoàn cảnh sáng tác (2’)
- Năm 1905, khi chia tay đồng chí bạn bè trước lúc bí mật sang Nhật để dấy lên phong trào Đông Du.
Đọc và giải nghĩa từ khó
- Giọng đọc tâm huyết, lôi cuốn, hào hùng nhưng vẫn đúng vần, nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Đọc - hiểu (20’)
- Thất ngôn bát cú Đường luật
- Đề, thực, luận, kết
Hai câu đề (5’)
- Phải có công danh, sự nghiệp, tiếng thơm ghi lại muôn đời.
- Kẻ nam nhi mong có điều lạ, không thể sống tầm thường, phải làm nên sự nghiệp lớn
- Làm trai là phải chủ động xoay chuyển trời đất chứ không để trời đất tự xoay chuyển
-> Con người phải sống chủ động, tích cực, có tinh thần làm chủ thiên nhiên. Đó là một ý nghĩa, một tư tưởng rất táo bạo, mới mẻ
Phải chăng đó cũng là lí do thúc giục sĩ phu yêu nước này rời quê hương Tổ quốc chủ động đi tìm đường cứu nước, làm nên chuyện lạ của đời mình. Song trên hết vẫn là vì Tổ quốc
Hai câu thực (5’)
- Tác giả tự ý thức về cái Tôi, rất tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời và trong xã hội lịch sử. Đó là cái Tôi có trách nhiệm với đời
 + Nghệ thuật đối: hữu hạn >< vô hạn
 + Câu 3: Khẳng định
 + Câu 4: Câu hỏi tu từ
- Chí nam nhi trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của thời đại là luôn hướng về Tổ quốc, về nhân dân. Đây là quan niệm mới mẻ tiến bộ.
Hai câu luận (5’)
- Từ khái quát: càn khôn (không gian), khoảng trăm năm (thời gian), tác giả đặt chủ thể chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của nước nhà. Lẽ nhục – vinh được đặt ra gắn với sự tồn vong của đất nước của dân tộc: 
+ Non sông đã chết, sống thêm nhục: đất nước bị thực dân Pháp thống trị.
 + Hiền thánh: sách thánh hiền
-> Sách vở cũng chẳng giúp tìm ra con đường cứu nước. ý thơ phủ định cách lập thân cũ kĩ lạc hậu (cần phải nói thêm Phan Bôi Châu không phải là người phủ nhận nho giáo. Ông hiểu đươch vai trò vô cùng to lớn của đạo nho trong việc rèn luyện nhân cách con người phù hợp với việc tổ chức, quản lí xã hội phong kiễn trong suốt mấy ngàn năm lịch sử. Vấn đề ông đặt ra trong bài thơ là thái độ của mỗi người đối với đất nước).
=> Con người có lòng yêu nước, thấy nhục khi nước mất nhà tan, biến cái nhục thành hành động tích cực vì dân vì nước, vì nền độc lập dân tộc.
- So với nguyên tác (tụng diệc si) thì lời thơ dịch (học cũng hoài) chỉ thể hiện ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khínphách ngang tàng, dứt khoát của tac sgiả: học cũng chỉ ngu thôi, càng học các thứ ấy càng làm cho đầu óc người ta thêm ngu muội.
- Hai câu thơ có tư tưởng mới mẻ, táo bạo, dũng cảm. Có được dũng khí và nhận thức sáng suốt đó, trước hết chính là tấm lòng yêu nước cháy bỏng của PBC quyết đổi mới tư duy để tìm ra con đường đưa nước nhà thoát khỏi vòng nô lệ tối tăm. Ông thật xứng đáng là một chí sĩ tiên phong đối với thời đại.
4. Hai câu kết (5’)
- Lời dịch chưa sát, chưa tạo dáng và tạo khí thế, tạo tứ thơ hùng mạnh, bay bổng như trong nguyên tác.
- Khát vọng hành động và tư thế của nhân vật trữ tình được thể hịên qua các hình ảnh mạnh mẽ, khoa trương, lớn lao, kì vĩ: trường phong, đông hải, thiên trùng, bạch lãng (bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc). Tất cả đều như hoà nhập với con người trong tư thế bay lên. Hình ảnh thật lãng mạn, hào hùng. Con người như muốn lao ngay vào môi trường hoạt động mới mẻ, sôi động, bay lên cùng với cơn gió lớn làm quấy sóng đại dương. Có thể nói chí lớn mang tầm vũ trụ.
- Trong thực tế, đây là cuộc ra đi bí mật, tiễn dưa chỉ có vài đồng chí thân cận nhất, phía trước mới chỉ le lói mơ ước, khát vọng. Vậy mà người ra đi vẫn hăm hở, tự tin, đầy khí thế. Hình tượng thật dẹp và giàu chất sử thi.
- Hai câu thơ tạo thành tứ thơ đẹp. Con người đuổi theo ngọn gió dài trên đại dương bao la cùng muôn trùng ngọn sóng bạc bay lên. Bức tranh hoành tráng mà hài hoà, ở đó con người là trung tâm, chắp cánh khát vọnghùng vĩ, vút bay cao cùng ngọn gió, ngọn sóng, lồng lộng giữa biển trời mênh mông, vút bay tới chân trời ước mơ. Hình ảnh sử thi thắp sáng niềm tin và hi vọng cho một thời đại mới, một thế kỉ mới.
Tổng kết (4’)
1. Nghệ thuật
- Thể thơ Đường luật
- Giọng thơ trang nghiêm, đĩnh đạc, hào hùng
- Ngôn ngữ đanh thép
2. Nội dung
- Khẳng định chí làm trai trước thời cuộc và lịch sử dân tộc.
- Một ý chí phi thường, không cam tâm làm nô lệ quyết ra đi tìm đường cứu nước.
IV. Luyện tập (3’) 
1. Cách sử dụng từ ngữ đã làm nên sức lôi cuốn và hấp dẫn:
+ Những tà ngữ chỉ đại lượng không gian, thời gian mang tính vũ trụ lớn lao, kì vĩ: càn khôn, non sông, khoảng trăm năm) đã làm nên đặc trưng thơ tỏ chí thời trung đại và cũng là dặc trưng trong bút pháp của Phan Bội Châu.
+ Những từ đầy cảm hứng phủ dịnh: tử hĩ (đã chết), đồ nhuế (nhơ nhuốc), si (ngu) đã tác động đến dộc giả một cách sâu sắc.
- Giọng thơ tràn đầy tâm huyết có say động mạnh mẽ:
+ Mở ra có tính chất mạnh mẽ và chỉ hành dộng ở hai câu đầu.
+ Tự tin, đầy trách nhiệm của bản thân và lắng xuống có phần xót xa trước thực trạng của đất nước.
+ Trào lên mạnh mẽ, hăm hở ở hai câu cuối bài.
=> Giọng điệu bài thơ đã góp phần làm nổi bật nhân vật trữ tình. Đó là con người tự tin, dám đối thoại cùng trời đất lịch sử, ý thức rõ về vinh nhục ở đời, có khát vọng lớn lao, có hành động mạnh mẽ, hăm hở trên hành trình cứu nước.
2. Có chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức trách nhiệm cá nhân cao cả, có hoài bão, lưu danh muôn đời, có quan niệm vinh nhục ở đời, có thái độ mới mẻ táo bạo về sách thánh hiền, với tư thế hăm hở cứu nước.
-> Tất cả tạo nên sức mạnh tuyên truyền cách mạng thật rõ nét và là chất nhạc riêng của thơ PBC.
	C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
1. Bài cũ
	- Học thuộc lòng bài thơ
	- Nắm nội dung bài
2. Bài mới: Chuẩn bị bài Hầu trời (Tản Đà) - Đọc SGK và chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 73 - CB 11.doc