Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 69, 70: Làm văn Bài viết số 4

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 69, 70: Làm văn Bài viết số 4

Tiết 69 + 70, Làm văn Lớp 11D2 BÀI VIẾT SỐ 4

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

Giúp học sinh:

- Nắm vững nội dung cơ bản của 3 phân môn (Văn, Tiếng Việt, Làm Văn) trong sách Ngữ văn 11 nâng cao tập một.

- Biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện để làm bài kiểm tra theo nội dung và cách thức đánh giá mới.

- Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết.

2. Giáo dục TTTC: Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách và giữ gìn sự trong sáng của TV.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1407Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 69, 70: Làm văn Bài viết số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12/2007 Ngày dạy: 28/12/2007 
Tiết 69 + 70, Làm văn	 Lớp 11D2	 Bài Viết số 4
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng:
Giúp học sinh:	
- Nắm vững nội dung cơ bản của 3 phân môn (Văn, Tiếng Việt, Làm Văn) trong sách Ngữ văn 11 nâng cao tập một.
- Biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện để làm bài kiểm tra theo nội dung và cách thức đánh giá mới.
- Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết.
2. Giáo dục TTTC: Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách và giữ gìn sự trong sáng của TV.
II. Phương tiện thực hiện 
- Giáo viên: đọc SGK, SGV, Bài tập trắc nghiệm, đề bài ; Đáp án, biểu điểm.
- Học sinh chuẩn bị kiến thức, giấy.
III. Cách thức thức tiến hành 
Giáo viên ra đề kiểm tra, học sinh chuẩn bị kiến thức viết bài.
B. Tiến trình dạy học
I. ổn định tổ chức 	D2:
II. Đề bài 
Trắc nghiệm (2 điểm)
Hãy đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Hãy đánh dấu (x) vào trước câu trả lời đúng nhất
Hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất
Tác phẩm nào không có trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân:
A. Chiếc ấm đất	C. Chém treo ngành
B. Chiếc lư đồng mắt cua	D. Một cảnh thu muộn
Nhân vật chính trong trong tác phẩm Vang bóng một thời thường có đặc điểm gì?
A. Tài hoa, bất đắc chí	C. Trí dũng song toàn
B. Anh hùng nhưng sa cơ thất thế 	D. Nhân ái, lạc quan
Viên quản ngục có điểm gì khiến Huấn Cao trân trọng mà cho chữ:
Biết ngưỡng mộ bậc anh hùng.
Biết nhẫn nhịn trước những lời khinh bạc của Huấn Cao.
Đối xử tử tế với những kẻ tử tù.
Biết trân trọng tài hoa và cái đẹp.
Vũ Trọng Phụng được xem là “ông vua” của thể loại nào?
A. Tiểu thuyết	C. Truyện ngắn
B. Phóng sự	D. Kí sự
5. Tình huống nào là tình huống trào phúng chính của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
Lo chuyện cưới xin của Tuyết trong khi cụ cố tổ vừa chết.
Mọi người vui mừng nghĩ đến món tiền mà mình sẽ được chia từ gia tài của cụ tổ.
Mọi người chỉ lo nghĩ đến việc khoe tang phục mà không nghĩ đến việc tổ chức đám ma cho người chết.
Sự băn khoăn của ông Văn Minh về việc trả ơn xứng đáng cho Xuân tóc đỏ vì nó có công gây nên cái chết của cụ tổ.
6. Nam Cao miêu tả hình dạng gớm giếc của Chí nhằm mục đích:
Tố cáo nhà tù thực dân làm tha hoá nhân dạng của con người.
Thông báo Chí Phèo đã đánh mất bản chất nông dân của mình.
Báo trước về sự thay đổi tính cách của Chí Phèo.
Giúp người đọc hình dung được chân dung của con quỷ dữ làng Vũ Đại.
Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
A. Tính thông tin thời sự	C. Tính truyền cảm, thuyết phục
B. Tính ngắn gọn	D. Tính sinh động, hấp dẫn
Đặc trưng cơ bản của thơ khác với các thể loại khác là gì?
Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh.
Sự phân dòng và hiệp vần của lời thơ.
Đi sâu vào tâm tư, sự chiêm nghiệm của con người về cuộc đời.
Nội dung trữ tình và ngôn ngữ giàu nhịp điệu.
II.Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trích Số đỏ (của Vũ Trọng Phụng).
Câi 2 (6 điểm): Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viến quản ngục trong chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
III. Đáp án – biểu điểm
Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đúng
A
A
D
B
B
A
C
C
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
B. Tự luận 
Câu 1: (2 điểm)
- Giá trị nội dung: 
 	Qua màn bi hài kịch này nhân văn tố cáo bộ mặt quái gở, vô nghĩa lý, chó đểu toàn hạng người nhân cách nhem nhuốc hiếu danh, hủ lậu, lưu manh, hám lợi ... tất cả đều bất hiếu, nhẫn tâm . 
- Giá trị nghệ thuật: 
+ Nghệ thuật trào phúng xuất sắc xây dựng được tình huống trào phúng, mâu thuẫn trào phúng, chân dung trào phúng, hình ảnh trào phúng một cách độc đáo, khiến cho tiếng cười, cái hào được khai sinh một cách vẻ vang bóc trần bộ mặt rởm đời của một xã hội văn minh "chó đểu". 
- Sử dụng đa dạng ngôn từ: Ngôn từ tương phản: Bên cạnh những “tiếng kèn xuân nữ ai oán”, “là "ai cũng vui vẻ sung sướng, hả hê, vênh váo”, bên cạnh “Những bộ mặt nghiêm chỉnh” là “người ta chim nhau, cười tình với nhau ...” ; Điệp ngữ : “Đám cứ đi ..” “những người đi đưa ma”, “rất xứng với những người đi đưa ma” như gợi ra cách nói mỉa mai, châm biếm; Những từ gợi âm thanh kỳ cục: “Hứt ... Hứt ...,” “lốc bóc xoảng ...”
-> Ngôn từ ấy như những lớp sóng làm nổi bật màn hài kịch kỳ quái có thật ở xã hội tư sản nước ta trước cách mạng tháng 8. 
Câu 2 (6 điểm)
a. Yêu cầu chung
- Về nội dung: đề bài yêu cầu phân thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viến quản ngục.
- Về nghệ thuật: học sinh cần chỉ ra, phân tích, đánh giá về chi tiết để thấy được thái độ của Huấn Cao 
- Về kiểu bài: học sinh nắm chắc lí thuyết về kiểu bài nghị luận về phân tích nhân vật trong truyện ngắn.
b. Yêu cầu cụ thể:
	Học sinh có thể cảm thụ, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải đúng kiểu bài và phải đảm bảo những nội dung chính sau đây:
	* Mở bài:
- Giới thiệu Nguyễn Tuân, Chữ ngwời tử tù và vị trí, mối quan hệ giữa nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục trong tác phẩm.
* Thân bài:
- Tóm tắt tác phẩm, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Phân tích thái độ của Huấn Cao đối với viên coi ngục trong nửa đầu của truyện: trong khi quản ngục “biệt đãi” Huấn Cao thì Huấn Cao vẫn miệt thị ra mặt, đến điều với viên quản ngục.
- Phân tích thái đọ của Huấn Cao với viên quản ngục trong nửa sau của truyện: Huấn Cao cảm “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và đã không phụ “một tấm lòng trong thiên hạ” đã cho chữ quản ngục đồng thời nói với quản ngục những lời tâm huyết.
- Quá trình chuyển biến tâm lí, thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục thể hiện đầy đủ tính cách, phẩm chất con người Huấn Cao: tào hoa, khí phách, thiên lương , đồng thời thể hiện rõ phong cách ngòi bút của Nguyễn Tuân.
	* Kết bài: khẳng định tài năng của Nguyễn Tuân và sức sống của tác phẩm.
2. Biểu điểm
Điểm 6
- Nội dung: đảm bảo như đáp án. 
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Văn viết có sức thuyết phục. Không mắc lỗi, trình bày sáng đẹp.
Điểm 4
- Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 -2 ý) nhưng những nội đã nêu đủ sức thuyết phục.
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Văn viết có sức thuyết phục.
Điểm 2: Nội dung: chưa đủ ý ( khoảng 1/2 số ý) nhưng văn viết đã rõ được vấn đề. 
- Hình thức: đúng kiểu bài. Văn viết còn mắc lỗi.
Điểm 0: sai lệch hoàn toàn nội dung và phương pháp hoặc không làm bài.
* Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới
1. Bài cũ: tự lập dàn ý cho phần tự luận
2. Bài mới: chuẩn bị bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
* Yêu cầu đọc văn bản và lập đề cương cho bài phỏng vấn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 69 - CB 11.doc