Tiết 58, Đọc văn LỚP 11C2
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích kịch: Vũ Như Tô)
- Nguyễn Huy Tưởng -
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Hiểu và phân tích xung đột qua tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm hồi năm của vở kịch.
- Nhận thức được quan điểm nhân dân và thái độ tôn trọng của Nguyễn Huy Tưởng đối với những nghệ sĩ có tâm huyết, có tài năng lớn nhưng không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để thực hiện khát vọng ấy.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch có yếu tố lịch sử.
- Giáo dục học sinh: lòng kính trọng, lưu giữ và phát huy cái đẹp, cái thiện.
Ngày soạn: 12/12/2007 Ngày dạy: 15/12/2007 Tiết 58, Đọc văn Lớp 11C2 vĩnh biệt cửu trùng đài (Trích kịch: Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng - A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Hiểu và phân tích xung đột qua tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm hồi năm của vở kịch. - Nhận thức được quan điểm nhân dân và thái độ tôn trọng của Nguyễn Huy Tưởng đối với những nghệ sĩ có tâm huyết, có tài năng lớn nhưng không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để thực hiện khát vọng ấy. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch có yếu tố lịch sử. - Giáo dục học sinh: lòng kính trọng, lưu giữ và phát huy cái đẹp, cái thiện. II. Cách thức tiến hành Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi. III. Phương tiện thực hiện Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK + Thiết kế bài dạy + Chuẩn bị chân dung Nguyễn Huy Tưởng, Đầu quyển Lá cờ thêu sáu chữ vàng 2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV. B. Tiến trình bài dạy * ổn định tổ chức (1’) I. Kiểm tra bài cũ: (5’) 1. Câu hỏi: Mâu thuẫn cơ bản trong hội V của vở kịch Vũ Như Tô là mâu thuân nào? 2. Đáp án: - Mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối nát Lê Trương Dực với một bên là nhân dân đang bị bần cùng vì sưu thuế, tạp dịch -> Mâu thuẫn thứ nhất giải quyết bằng con đường bạo lực của phe nổi loạn (5 điểm) - Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ Vũ Như Tô, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội không thuận chiều -> Mâu thuẫn thứ hai không thể giải quyết bằng con đường bạo lực. Mâu thuẫn này Nguyễn Huy Tưởng chưa giải quyết triệt để (5 điểm) B. bài mới * Lời vào bài (1’) M âu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ Vũ Như Tô, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội không thuận chiều được diễn ra như thế nào. Tiết học này chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu tiếp qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (?) Tính cách nổi bật của Vũ Như Tô trong đoạn trích là gì? Được thể hiện bằng những chi tiết nào? (?) ở hồi V, tác giả muốn nhấn mạnh nhân vật Vũ Như Tô ở khía cạnh nào? Tại sao? (?) Vì sao Vũ Như Tô không trả lời được? Tìm chi tiết thể hiện điều đó và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào? (?) Đến khi bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô có diễn biến tâm trạng ra sao? (?) Đan Thiềm được giới thiệu là người như thế nào? (?) Diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm có giống diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô không? Tại sao? Tìm nhưng chi tiết thể hiện tâm trạng đó? (?) Đặc sắc nghệ thuật kịch “Vũ Như Tô” được thể hiện như thế nào? (?) Hãy đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? Tham khảo phần ghi nhớ (SGK). (?) Phát biểu ý kiến về lời tựa của Nguyễn Huy Tưởng: “Than ôi Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải. Ta chẳng biết cầm bút, chẳng qua là một bệnh với Đan Thiềm”? I. Tìm hiểu chung II. Đọc - tìm hiểu 1. Các mâu thuẫn của vở kịch “Vũ Như Tô” được thể hiện qua hồi V 2. Nhân vật Vũ Như Tô (15’) - Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, khát khao sáng tạo cái đẹp, nhiều nhân vật đã nói về Vũ Như Tô: + Một thiên tài “Ngàn năm chưa có một” + Có thể “sai khiến gạch ngói như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng những đài cao nóc với mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ” “Ông chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hoá như cảnh hoá Công”. + Nhưng Vũ Như Tô đã quá say đắm, đam mê, khao khát đắm chìm trong sáng tạo nghệ thuật nên dẫn đến xa dần thực tế đời sống, càng sáng suốt trong nghệ thuật thì càng mê muội trong toan tính đời thường (Tất cả thuộc về các hồi 1, 2, 3, 4). - Hồi 5 không nói nhiều về tài năng của Vũ Như Tô. Tất cả những diễn biến và chi tiết kịch đều đặt Vũ Như Tô và việc tìm kiếm một câu trả lời: + Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? + Có công hay có tội? * Vũ Như Tô không trả lời được: - Vì Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ không đứng trên lập trường của nhân dân. Đứng trên lập trường của cái đẹp mà không đứng trên lập trường của cái thiện. + Đứng trước sự đổ vỡ, mộng lớn không thành, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô không giống Đan Thiềm. Vũ Như Tô không thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của chính mình. Vũ Như Tô không tin rằng việc cao cả mình làm lại có thể xem là tội ác, không thể tin việc quang minh chính đại của mình lại bị rẻ rúng nghi ngờ. Cho nên Đan Thiềm giục Vũ Như Tô chạy trốn đi, Vũ Như Tô không những không đi còn thể hiện lập trường của mình. “Bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu. Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết thì cũng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây thì tôi chạy đi đâu?” - Đến khi vỡ mộng, bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô mới chợt nhận ra đau đớn kinh hoàng. Nỗi đau ấy bật thành tiếng kêu khắc khoải, bi thiết đến não nùng. “Ôi! mộng lớn, ôi Đan Thiềm, ôi Cửu Trùng Đài” Và đành bất lực cam chịu “Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường” => Đáng lưu ý mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài tất cả là nỗi đau mất mát, và mất mát đã hoà lại thành nỗi đau bi tráng tột cùng. 3. Nhân vật Đan Thiềm (10’) - Nếu Vũ Như Tô là người đam mê khát khao cái đẹp thì Đan Thiềm là người đam mê cái tài. Đó là bậc “Mê đắm người tài hoa” Đan Thiềm có thể quên mình để bảo vệ cái tài ấy. - Đứng trước sự vỡ mộng, diễn biến của Đan Thiềm khác Vũ Như Tô. Tâm trí của Đan Thiềm không còn hướng vào việc xây dựng Cửu Trùng Đài thành hay bại mà hướng vào sự sống còn của Vũ Như Tô. Vì thế năm lần bẩy lượt khuyên Vũ Như Tô đi trốn. Đan Thiềm “hớt hơ hớt hải”, “Mặt cắt không còn một giọt máu”. Giọng nói của Đan Thiềm “hổn hển” đứt đoạn. Những tiếng “trốn đi”, “lánh đi”, “chạy đi”, càng nói vẻ mặt càng hốt hoảng, đau đớn đủ thấy Đan Thiềm trân trọng cái tài như thế nào. + Ngay cả lúc này bị bắt, bị sỉ nhục, bất công, oan nghiệt, Đan Thiềm vẫn cầu xin: “tướng quân nghe tôi, bao nhiêu tội tôi xin chịu hết nhưng xin tướng quân tha cho ông cả. Ông ấy là một người tài”. + Đến đây tình thế không thể cứu vãn được nữa, Đan Thiềm đành buông lời vĩnh biệt: “Đài lớn tan tành! Ông cả ơi! xin cùng ông vĩnh biệt”. Đó là lời vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, vĩnh biệt một giấc mộng lớn, một tài năng trong đầm đìa nước mắt và quằn quại trong máu. 4. Nghệ thuật trong đoạn trích (6’) + Miêu tả diễn biến tâm trạng * Diễn biến tâm trạng nhân vật Vũ Như Tô, Đan Thiềm + Khắc hoạ tính cách nhân vật (Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Ngô Hạnh, Nguyễn Vũ - mỗi người một vẻ). Ngô Hạnh đại diện cho quân phản loạn chống lại vương triều. Nguyễn Vũ là kẻ ngu trung. + Nhịp điệu được tạo ra qua đối thoại, hành động, sắc thái của động tác người ra, vào, các lời chú thích nghệ thuật.....và ngôn ngữ tổng hợp (kể, miêu tả, bộc lộ) đã tạo ra không gian bạo lực kinh hoàng: Lê Trương Dực bị Ngô Hạnh giết, hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn, Nguyễn Vũ tự tử, Vũ Như Tô ra pháp trường. III. Tổng kết (3’) 1. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ kịch điêu luyện, tính tổng hợp cao. - Thành công dẫn dắt xung đột kịch đến cao trào. - Thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động. - Đặt nhân vật trong không gian cung cấm với tên đất, tên người cụ thể có ít nhiều yếu tố sử sách làm cho kịch hoành tráng, có không khí lịch sử. 2. Nội dung: Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thực của nhân dân. IV. Luyện tập (4’) - Lời đề tựa nêu ra hai điều mà cả hai điều đều có băn khoăn của tác giả: + Lẽ phải thuộc về ai? Vũ Như Tô hay kẻ giết Vũ Như Tô. + Mất Cửu Trùng Đài nên mừng hay nên tiếc? Vì tác giả khẳng định: Cầm bút chẳng qua là một bệnh với Đan Thiềm. Theo chúng ta: Lẽ phải không hoàn toàn thuộc về bên nào. Bởi Vũ Như Tô hay kẻ giết Vũ Như Tô đều có cái đúng cái phải. Cho nên mất Cửu Trùng Đài vừa có điều đáng mừng vừa có điều đáng tiếc. Cần nói thêm cách giải quyết của Nguyễn Huy Tưởng không rõ ràng vì ông đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường của cái đẹp mà không đứng trên lập trường của cái thiện. Cho nên ông “không biết” và “ta chẳng biết”. Nguyễn Huy Tưởng đành buông tiếng thở dài “Cầm bút chẳng qua là cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Bệnh với Đan Thiềm là bệnh đam mê về cái tài, quý trọng người tài. Người tài sáng tạo ra cái đẹp. Qua lời đề tựa này, ta vẫn rõ ý đồ nghệ thuật và việc thể hiện ý đồ ấy. Nhà văn đã tạo ra một mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân. Giải quyết mâu thuẫn này phải nhờ vào lịch sử và giác ngộ của người nghệ sĩ và nhân dân. C. Hướng dẫn học và làm bài tập (2’) Bài cũ: Học và nắm chắc nội dung bài học - Tìm đọc vở kịch Vũ Như Tô và các tác phẩm khác của Nguyễn Huy Tưởng. - ấn tượng sâu sắc nhất củat em sau khi học xong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng. 2. Bài mới: chuẩn bị bài Luyện tập viết bản tin * Yêu cầu: đọc các yêu cầu bài tập và tự lấy ví
Tài liệu đính kèm: