Tiết 60, Làm văn LỚP 11D2
PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng:
Giúp học sinh:
- Thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống.
- Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời p/ vấn.
- Rèn luyện kĩ năng cho học sinh bước đầu làm quen với việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
2. GDTTTC: yêu thích học văn
II. CÁHC THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích ví dụ, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
Ngày soạn: 17/12/2007 Ngày giảng:21/12/2007 Tiết 60, Làm văn Lớp 11D2 phỏng vấn và trả lời phỏng vấn A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng: Giúp học sinh: - Thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống. - Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời p/ vấn. - Rèn luyện kĩ năng cho học sinh bước đầu làm quen với việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 2. GDTTTC: yêu thích học văn II. Cáhc thức tiến hành Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích ví dụ, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi. III. Phương tiện thực hiện 1. Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK + Thiết kế bài dạy 2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV. B. Tiến trình bài dạy * ổn định tổ chức (1’) D2: I. Kiểm tra bài cũ: (3’) 1. Câu hỏi: ? Bản tin thường có những loại nào, cách viết bản tin. 2. Đáp án: - Bản tin thường có những loại: + Tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp (5đ’) - Viết bản tin cần khai thác và lựa chọn tin,có ý nghĩa cụ thể chính xác (khi nào, ở đâu, ai làm, xẩy ra như thế nào, kết quả.) (5đ’) B. bài mới * Lời vào bài (1’) T rong cuộc sống hàng ngày đọc báo, xem ti vi các em thường bắt gặp mục phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Vậy phỏng vấn và trả lời phỏng vấn có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào ?. Đó chính là nội dung mà bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu(Tr. 180) HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt ? Kể lại một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống ? Phỏng vấn là gì? ? Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm mục đích gì ? ? Một xã hội thực sự dân chủ văn minh không thể không đề cao vai trò của phỏng vấn. Đúng hay sai? ? Em hiểu thế nào về tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn? ? Để cuộc phỏng vấn đạt kết quả cao cần đảm bảo yêu câu gì? ? Chuẩn bị như thế nào cho cuộc phỏng vấn? ? Cách phỏng vấn thường như thế nào? ? Cần tiến hành phỏng vấn như thế nào? ? Khi phỏng vấn em có nhận xét gì về người phỏng vấn? ? Khi phỏng vấn sau cần biên soạn như thế nào? ? Đối với người trả lời phỏng vấn phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào? ? Bài học cần ghi nhớ những nội dung gì? Tham khảo phần ghi nhớ (SGK, tr. 182). ? Nhận xét người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn? ? Trả lời tình huống đó NTN? HS đọc - làm - chữa I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (9’) * Các hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp : - 1 chính khách, 1 nhà văn, 1 nhà hoạt động xã hội, 1 doanh nhân trả lời phỏng vấn trên ti vi - 1 bài phỏng vấn đăng trên báo - Phỏng vấn và trả lười phỏng vấn khi xinviệc làm = > Vậy phỏng vấn là quá trình diễn ra giữa người hỏi và người trả lời về một vấn đề xã hội đáng quan tâm, về một con người nào đó mà dư luận đang chú ý. * Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn: - Để chuyện trò, để hiểu biết quan điểm của 1 người nào đó. - Để chọn 1 người phù hợp với công việc = >Hay mục đích là nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về 1 chủ đề được quân tâm - Ngoài ra còn nhiều mục đích khác như biết được sự ảnh hưởng của cá nhân người nổi tiếng, triển vọng hoặc những vướng mắc về vấn đề của xã hội. - Đúng: Vì dân chủ phải đảm bảo mọi sự công bằng, bình đẳng giữa mọi người trong xã hội. Văn minh là thể hiện mọi nhận thức, hành động của mọi người trong xã hội phải có văn hoá. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin cần thiết, những lối ứng xử nhịp nhàng trên cơ sở của một xã hội có văn hoá. Mặt khác dân chủ văn minh còn đòi hỏi không bao che, bưng bít sự thật về những gì tiêu cực. Tất cả mặt trái của xã hội cần phải được phanh phui và qua phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, người ta tìm ra được biện pháp tích cực nhất, tối ưu nhất cho một vấn đề nào đó của xã hội. Ví dụ: Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về vấn đề hai không trong thi cử. Đây là vấn đề xã hội quan tâm. Để đảm bảo tính dân chủ và văn minh, sự công bằng trong xã hội khi trả lời vấn đề này Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các cơ quan, lãnh đạo các tỉnh, thành, huyện không vì thành tích. Về phía nội bộ, Bộ trưởng yêu cầu các Sở giáo dục, các trường cũng không vì thành tích, đồng thời duy trì, thực hiện nghiêm túc trong thi cử. * Tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn: Thể hiện 1 xã hội văn minh, dân chủ, tôn trọng các ý kiến khác nhau về 1 vấn đề nào đó. II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn (12’) 1. Chuẩn bị phỏng vấn (4’) - Muốn cuộc phỏng vấn tốt, yêu cầu phải trả lời được: + Nội dung phỏng vấn là gì? (Chủ đề gì) + Đối tượng phỏng vấn là ai? (một hay nhiều người) + Mục đích phỏng vấn? (để làm gì) + Phương pháp phỏng vấn? (như thế nào) - Về cách (phương pháp) phỏng vấn là đặt ra các câu hỏi. Câu hỏi phải ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. + Ví dụ (SGK): những người tuyển dụng thường nêu ra cho các ứng viên: + Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không? + Vì sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi? + Bạn biết gì về công ty chúng tôi? + Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty + Bạn nghĩ gì về công tác bạn muốn nhận + Bạn có tin vào sở trường mình không - Để chọn được nhiều thông tin ta nên hỏi: + Đi ngoài đường trong tình trạng giao thông hiện nay, chị có cảm giác như thế nào? 2. Tiến hành phỏng vấn (5’) - Khi phỏng vấn: người phỏng vấn phải có những câu hỏi chuẩn bị trước. Nhưng luôn phải nhạy bén với tình hình hoàn cảnh cụ thể để có những câu hỏi phù hợp. Vì bất cứ cuộc phỏng vấn nào cũng phụ thuộc vào cách trả lời của người được phỏng vấn. Phải có những câu hỏi gợi mở, tìm tòi, phát hiện để dẫn người trả lời đi đúng theo nội dung yêu cầu của cuộc phỏng vấn đã xác định. - Người phỏng vấn phải cần có thái độ niềm nở, cởi mở, trân trọng người trả lời. Đặc biệt là sự khiêm tốn, chăm chú lắng nghe. - Kết thúc phải có lời cám ơn, tỏ ý tôn trọng. 3. Biên tập sau khi phỏng vấn (3’) - Người phỏng vấn không được tự ý thay đổi nội dung các câu trả lời để đảm bảo tính trung thực của thông tin nhưng được phép sửa lại câu trả lời sao cho ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu. Vì nếu không sẽ lạc hướng hoặc rườm rà, thiếu sự trong sáng. - Nếu có điều kiện thì ghi cả hình. Đó là ánh mắt, cử chỉ của người trả lời. Làm như vậy sẽ tăng hiệu quả của cuộc phỏng vấn. III. Yêu cầu với người trả lời phỏng vấn (5’) - Người trả lời phỏng vấn phải thẳng thắn, trung thực, chịu trchs nhiệm về lời nói của mình - Trả lời đúng chủ đề, ngắn gọn, hấp dẫn - Người trả lời phỏng vấncó thể dùng những ví von, so sánh mới lạ hoạc những cách đặt câu hỏi ngược lại một cách thú vị, bất ngờ để gây ấn tượng đối với cong chúng III. Ghi nhớ (SGK, tr. 182) (2’) IV. Luyện tập (8’) 1. Bài tập 1- SGK - Trên truyền hình có nhiều cuộc phỏng vấn. Nhìn chung là tốt, đảm bảo đúng yêu cầu của người phỏng vấn và người trả lời 2. Bài tập 2 - SGK - Nếu muốn vào làm việc ở nơi mình yêu thích. Nhà tuyển dụng phỏng vấn, có nêu ra câu hỏi: “Bạn có thể nói cho tôi nghe khuyết điểm lớn nhất của bạn không?”. Ta có thể trả lời: Công việc mà tôi xin, tôi chưa tường tận lắm. Chắc sẽ có những khiếm khuyết. Nhưng tôi quyết tâm học hỏi để làm cho tốt. Tôi tin chắc rằng lãnh đạo công ty và anh em đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ những người cầu thị tiến bộ. Tôi sẽ làm tốt. 3. Bài 3 - SGK Cuộc phỏng vấn có thể diễn ra ở hai vai - Người phỏng vấn + Xin bạn vui lòng cho biết, bạn có yêu thích ca nhạc không? + Bạn thích những bài hát nào? + Vì sao bạn thích những bài hát đó + Bạn thử hát một bài cho cả lớp cùng nghe - Ngưòi trả lời * Tôi và một số bạn ở lớp thích ca nhạc! * Riêng tôi thích những bài dân ca * Vì tôi tìm ở những bài dân ca tính chất trữ tình và nó gắn với truyền thống, tập tục, biểu hiện đặc trưng vẻ đẹp tâm hồn con người ở từng vùng miền. * Tôi xin hát... - Người phỏng vấn: Xin cảm ơn C. Hướng dẫn học và chuẩn bị làm mới ( 2’) 1. Bài cũ: - Học nắm vững nội dung bài học. - Đọc phần đọc thêm và vận dụng vào thực tế hoàn thành một bài phỏng vấn theo chủ đề đã cho. 2. Bài mới: Chuẩn bị bài Vĩnh biệt cửu trùng đài * Yêu cầu: đọc SGK và tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Huy Tưởng. - Đọc kiến thức về thể loại kịch, đặc biệt là kịch lịch sử. - Tìm xung đột cơ bản trong đoạn trích.
Tài liệu đính kèm: