Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 6: Đọc văn Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 6: Đọc văn Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến

TIẾT 6, ĐỌC VĂN LỚP 11D2

CÂU CÁ MÙA THU

(Thu điếu)

 - Nguyễn Khuyến -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Cảm nhận được vẻ đẹp: Của cảnh thu ở làng quê Việt Nam nhất là đồng bằng Bắc Bộ; tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước.

- Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt trong tả cảnh ngụ tình.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ trữ tình.

2. GDTTTC: lòng trân trọng đối với nhà thơ Nguyễn Khuyến và tình yêu với vẻ đẹp của quê hương đất nước.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 16284Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 6: Đọc văn Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/09/2007	 Ngày dạy: 14/09/2007
Tiết 6, Đọc văn	Lớp 11D2
Câu cá mùa thu
(Thu điếu)
	 - Nguyễn Khuyến -
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Cảm nhận được vẻ đẹp: Của cảnh thu ở làng quê Việt Nam nhất là đồng bằng Bắc Bộ; tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước.
- Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt trong tả cảnh ngụ tình. 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ trữ tình.
2. GDTTTC: lòng trân trọng đối với nhà thơ Nguyễn Khuyến và tình yêu với vẻ đẹp của quê hương đất nước.
II. Cách thức tiến hành
GV hướng dân HS đọc sáng tạo, gọi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận.
III. Phương tiện dạy và học
- Giáo viên: + đọc SGK + SGV ; Thiết kế bài dạy.
	+ Chuẩn bị chân dung Nguyễn Khuyến, bức tranh mùa thu xưa và nay.
- Hcọ sinh: đọc SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
B. Tiến trình dạy học
	* ổn định tổ chức (1’) 	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
1. Câu hỏi: Đọc diễn cảm bài thơ Tự tình (Hồ Xuân Hương) và nêu chủ đề bài thơ?
Đáp án: - Đọc diễn cảm bài thơ (4điểm)
- Nêu chủ đề đầy đủ: Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn, lẽ mọn, khao khát hạnh phúc tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bức phá, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng lại tuyệt vọng, buồn chán.
 (6 điểm)
II. bài mới
* Lời vài bài (1’)
Nguyễn Khuyễn nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm Nguyễn Khuyễn nức danh nhất là chùm 3 bài thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh - điển hình cho mùa thu ở Việt Nam. Nhưng tiêu biểu hơn cả là Thu điếu (mùa thu câu cá)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(HS đọc SGK)
(?) Phần tiểu dẫn lưu ý chúng ta nội dung gì?
(HS đọc SGK và phần chú thích)
(Gọi 2-3 HS đọc, GV nhận xét cách đọc).
(?) Bài thơ có vị trí và đề tài như thế nào?
(?) Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Chưa biết chính xác thời điểm sang tác từng bài nhưng có thể đoán ông viết trong thời gian ở ẩn tại quê nhà. Thơ Nôm nhưng đầu đề là chữ Hán.
(?) Bài thơ được bố cục theo cách nào? 
(Đề, thực, luận, kết hay 2 - 4 - 2 hoặc 4 trên 4 dưới).
(?) Nên đọc - hiểu theo cách nào?
(?) Điểm nhìn của nhà thơ ở đâu? 
(?) Cảnh thu được miêu tả bằng chi tiết nào?
(?) Em có nhận xét gì về những đặc điểm nổi bật về cảnh sắc mùa thu trong bài thơ (màu sắc, âm thanh, không khí, cảnh vật)?
(?) Đặc biệt phát hiện đối lập và hiệu quả trong hai câu thơ: Sóng biếc theo làn hơi gợn tí; Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, có hiệu quả nghẹ thuật như thế nào?
(?) Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Khuyễn viết Thu điếu những không chú mục vàochuyện câu cá mà chỉ là cái cớ để nhận cảnh thu, để đắm mình vào suy tư nghĩ ngợi với tâm trạng u ẩn, thầm kín của mình. Em có nhất trí với ý kiến đó không? Nếu đồng tình hãy lí giải nguyên nhân và lí do của tâm tình Nguyễn Khuyến?
(?) Đằng sau bức tranh thu là tâm trạng như thế nào?
(?) Trong bài Thu điếu tác giả thể hiện nỗi buồn. Vì sao Nguyễn Khuyến buồn?
(?) Em hiểu câu cuối như thế nào? Tiếng cá đớp động dưới chân bèo là có thật hay là ảo giác? Hình ảnh này từ đâu và có ý nghĩa gì?
(?) Em hãy nhận xét về nỗi buồn ấy?
(?) So với Thu vịnh và Thu ẩm, Thu điếu có gì giống và khác nhau?
(?) Bài thơ đã thành công về nghệ thuật trên những phương diện nào?
Tham khảo phần ghi nhớ (SGK).
(?) Khái quát nội dung?
(?) Phân tích cái hay của nghệ thuật xây dựng ngôn từ trong bài “Thu Điếu” ?
I. Tìm hiểu chung (9’)
1. Tác giả - Tác phẩm (3’)
+ Nguồn gốc: Sinh 1835 mất 1909. Lúc nhỏ tên là Thắng, học giỏi, thông minh. 
+ Quê hương Nguyễn Khuyến thuộc tỉnh Hà Nam sinh ra ở quê ngoại: Hoàng Xá nay là xã Yên Trung, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định. Lớn lên, Nguyễn Khuyến về quê nội: Làng Và (Vị Hạ), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. + Gia đình Nguyễn Khuyến có truyền thống nho học. Nhưng đến đời cụ thân sinh ra Nguyễn Khuyến không đỗ đạt chỉ ở nhà dạy học. 
+ Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình. Người ta gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan 14 năm. Năm 1884, Nguyễn Khuyến cáo quan về làng, dạy học sống thanh bạch. Nguyễn Khuyến là người có tài năng, cốt cách thanh cao, chia sẻ đồng cảm với người dân ở quê hương ông và tấm lòng yêu nước thầm kín, kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp. 
- Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, số lượng lớn. Hiện còn 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ. Thơ Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bè bạn, phản ánh cuộc sống thuần hậu, chất phác, nghèo khổ của nhân dân. Đồng thời tỏ thái độ châm biếm đả kích tầng lớp thống trị, bọn thực dân và tay sai phong kiến.
- Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Khuyến đối với nền văn học dân tộc là mảng thơ viết về làng quê, thơ trào phúng và ngôn ngữ thơ Nôm.
2. Đọc - giải nghĩa từ khó (2’)
- SGK
- Đọc nhịp chậm, giọng nhẹ, phảng phất buồn
3. Vị trí và đề tài (2’)
- Thu điếu nằm trong chùm thơ thu (3 bài). Cả ba bài đều có chung một đề tài (Thu Vịnh, Thu điếu, Thu ẩm).
Viết về mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường (Trung Quốc) có tới tám bài. Viết về mùa thu, mỗi thi nhân đều có cách riêng của mình. Với Nguyễn Khuyến, làng cảnh Việt Nam nhất là đồng bằng Bắc bộ hiện lên trong chùm thơ thu rất rõ. Tiêu biểu nhất là trong Thu điếu.
- Có người cho chùm thơ thu ba bài viết trước khi Nguyễn Khuyến cáo quan về ẩn tại quê nhà (Xuân Diệu). Thiết nghĩ có thể là sau. Ta căn cứ vào các ý thơ. 
- Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào (Thu Vịnh)
- Tựa gối ôm cần lâu chẳng được (Thu Điếu)
- Mất lão không vầy cũng đỏ hoe (Thu ẩm)
4. Bố cục (2’)
- Loại trừ cách bố cục truyền thống, bài thơ này còn có bố cục theo 2 - 4 - 2.
- Hai câu đầu: giới thiệu câu cá mùa thu
- Bốn câu tiếp: Cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ.
- 2 câu cuối: Tâm sự tác giả.
* Có hai cách:
- Một là đọc - hiểu theo bố cục
- Hai là đọc - hiểu theo chủ đề 
 Theo cách nào cũng được. Sau đây là cách đọc - hiểu theo chủ đề.
II. Đọc – Hiểu (23’)
1. Cảnh thu (11’)
- Điểm nhìn của nhà thơ từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ chiếc thuyền câu trên ao thu lạnh lẽo mà nhìn ra, nhìn lên. Đặc điểm của vùng quê Bình Lục - Hà Nam, vùng đồng chiêm trũng nên lắm ao. Nhiều ao, thuyền câu trở nên bé nhỏ. Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ quan sát và ghi lại:
+ Sóng biếc gợn rất nhẹ
+ Một chiếc lá vàng rụng theo gió khẽ khàng
+ Nhìn lên thấy trời thu xanh cao, mây lơ lửng
+ Các lối đi vào làng tre mọc sầm uất, chung quanh bờ.
- Cảnh đơn sơ, thanh nhẹ chỉ được phác vẽ bằng vài nét chấm phá như trong tranh thuỷ mặc: ao thu nước cả và thuyền câu bé tẻo teo, sóng gợn tí và lá rụng vèo, mây lơ lửng giữa bầu trời xanh ngắt; ngõ trúc quanh co không bóng người
- Màu sắc: nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra màu sắc của mùa thu ở làng quê. Đó là màu xanh.
Xanh sóng đ sóng biếc 
Xanh tre đ ngõ trúc quanh co 
Xanh trời đ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt. 
Có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá rụng. 
“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” 
- Đến âm thanh cũng rất tĩnh lặng: ít hành động, chuyển động nên sự vắng lặng, dịu nhẹ, tĩnh mịch: Gió khẽ khàng thổi nhẹ nên “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”, Đối lại là chiếc lá lìa cành “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” Người trong làng đi làm nên càng vắng lặng “Khách vắng teo”, người ngồi im, tiếng cá đớp động mơ hồ
- Ao nhỏ, thuyền nhỏ, người ngồi thu nhỏ, chiếc lá mỏng manh. 
- Đối lập giữa làn sóng gợn và chiếc lá thu rơi, giữa màu xanh và màu vàng, giữa từ tí và vèo. Hiệu quả tô đậm sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng, hài hoà của bức tranh thu.
=> Cảnh thu hiện lên đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian yên tĩnh, vắng người, vắng tiếng. Cảnh thu thật có hồn, thật điển hình cho làng cảnh nông thôn đồng bằng Bắc bộ Việt Nam.
2. Tình thu (12’)
- Ông chỉ tả trực tiếp chuyện câu cá ở 2 câu đầu và 2 câu cuối mà cũng chỉ tả chỗ câu, công cụ câu, dáng ngồi câu không có một câu chữ nào nói thêm về về chuyện câu cá, đặc biệt là tâm trạng hắóhc hay sốt ruột khi câu cá.
- Chủ yếu đây chỉ là cái cớ để cảm nhận cảnh thu, để kín đáo nói tâm tình u uẩn của mình.
- Cảnh đẹp, lặng, nhẹ, buồn, vắng, rất phù hợp với tâm hồn, tấm lòng người câu cũng đồng điệu với cảnh vật. Cái lạnh lẽo của ao thu là thật hay từ cái lạnh trong lòng nhà thơ lan toả ra? Từ Vèo đâu chỉ tả tốc độ bay của lá mà như là gợi ra cảm nhận về thời thế, thời gian vèo trôi với biết bao thay đổi đáng buồn cho đất nước mà ông chẳng làm được gì? Ngõ trúc vắng vì người đi làm đồng cả nhưng sâu hơn là sự vắng vẻ của những con người cứu nước cứu dân.
=> Đó là tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương làng cảnh Việt Nam. Một tấm lòng yêu nước thầm kín sâu sắc và mãnh liệt nhưng gợi một chút buồn.
- Đã từng làm quan, nhưng Nguyễn Khuyến không tìm thấy con đường “Chí quan trạch dân”, ông đành “Cờ đang dở cuộc không còn nước/ Bạc chửa thôi canh đã chạy làng”. Ông trở về để giữ cho mình tiết sạch giá trong. Tình cảnh ấy Nguyễn Khuyến làm sao tránh khỏi nỗi buồn ấy. Ông không mang tài năng của mình giúp cho dân cho nước. Bởi vì làm quan lúc này chỉ là tay sai. Bi kịch của người trí thức Nho học là ở chỗ này. Nỗi buồn của ông là điều dễ hiểu.
- Câu 7 tả tư thế người ngồi câu kiên nhẫn, gò bó, hình như ông đang lắng nghe tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo.
- Tiếng cá hình như có thật, rất mơ hồ, khe khẽ.
- Tiếng ca không có thật, làm gì có?
- Từ đâu chỉ sự không xác định.
- Dù hiểu thế nào chăng nữa thì người câu rõ ràng chẳng để ý đến chuyện câu cá, được cá hay không mà đang câu lòng, câu người, đắm chìm trong suy tư, trong tâm trạng (dựa vào cuộc đời và hoàn sống của Nguyễn Khuyến, chúng ta lí giải như vậy).
=> Thế là tình thu ở đây không chỉ là tình cảm với mùa thu mà còn là tấm lòng gắn bó tha thiết với thiên nhiên quê hương, một tấm lòng yêu nước, yêu dân thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
- Nỗi buồn ấy của Nguyễn Khuyến là đáng quý. Nó giúp ông giữ được nhân cách trụ được đến ngày nay. Nỗi buồn ấy đáng để chúng ta ngả mũ nghiêng mình. Ta mới hiểu vì sao trong bài “Di chúc” có đoạn ông dặn các con mình:
 “Việc tống táng lăng nhăng qua quýt
 Cúng cho thầy một ít rượu be
 Đề vào mấy chữ trong bia 
 Rằng: quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”
a. Giống nhau vì đều tả cảnh thu. Bút pháp của Nguyễn Khuyến đạt tới thống nhất cao ở cả ba bài thơ thu, đều thể hiện sự gắn bó với quê hương làng cảnh.
+ Đây là hình ảnh của bầu trời: 
- Thu vịnh: “Trời thu xanh ngắt mấy tàng cao” 
- Thu điếu: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” 
- Thu ẩm: “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”
+ Gió thu thổi nhẹ nhàng
- Thu vịnh: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”
- Thu điếu: “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
- Thu ẩm: “Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt”
+ Nước thu xanh trong mà tĩnh lặng
- Thu vịnh: “Sóng biếc trông như tầng khói phủ”
- Thu điếu: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”
- Thu ẩm: “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” 
b. Điểm giống thứ hai của cả ba bài thơ thu là đều thể hiện tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình:
- Thu vịnh: 
“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
 Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”
- Thu điếu: “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được” 
- Thu ẩm: “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”
c. Điểm giống thứ ba là cách sử dụng tiếng Việt đạt tới trình độ tinh tế, tài hoa. 
+ Thu vịnh: 
“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
 Một tiếng trên không ngỗng nước nào” 
Đối nhau hết mức để làm nổi bật cái vô lí. Trên đời này làm gì có hoa năm ngoái tồn tại đến tận năm nay. Chi tiết này cho thấy nỗi buồn choán cả thời gian. Nghe tiếng ngỗng kêu trên đầu ngỡ là ngỗng nước nào cũng là buồn rồi. Nỗi buồn thấm cả không gian, tưởng như vô lí mà hoá ra lại có lí. 
+ Thu điếu: Con người lạc giữa cái mênh mông, vô định của trời đất, sống trong bầu không khí tĩnh lặng, yên ắng. Một nỗi buồn thầm kín không nói lên lời. Con người ấy phải tìm đến cảnh “cày nhàn câu vắng”. Chắc hẳn có tâm sự riêng rồi.
+ Thu ẩm: Nhân vật trữ tình buồn đến khóc một mình 
“Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” 
d. Khác nhau ở điểm nhìn thu của nhân vật trữ tình
III. Tổng kết (Ghi nhớ - SGK. Tr.22) (3’)
1. Nghệ thuật
+ Tả được những nét điển hình của cảnh thu làng quê miền Bắc Việt nam.
+ Chọn màu sắc, âm thanh hài hoà, phù hợp.
+ Vần eo rất khó nhưng đặc tả được sự vật bé, thu nhỏ lại, gợi tâm tình uẩn khúc, sâu kín.
+ Đặc biệt là thủ pháp lấy động tả tĩnh truyền thống của Đường thi (tiếng vèo).
2. Nội dung
Miêu tả cảnh thu ở đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời bộc lộ tâm sự kín đáo của nhà thơ trước thời cuộc.
IV. Luyện tập (3’)
Bài 1 (SGK, tr. 22)
Chú ý: Ngôn ngữ
+ Lựa chọn hình ảnh (bầu trời, gió thu, lá thu, nước thu và con thuyền, hình ảnh nhân vật trữ tình tựa gối ôm cần). 
+ Thêu dệt lên màu xanh (xanh sóng, xanh tre, xanh trời, có một màu vàng của chiếc lá đâm ngang. 
+ Âm thanh thật khẽ khàng, vắng lặng (gợn tí, khẽ đưa vèo, khách vắng teo)
+ Hiệp vần “eo” gợi sự nhỏ bé, vắng lặng.
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
1. Bài cũ: học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ trong bài thơ.
2. Bài mới: chuẩn bị bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luậ

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 6 - CB 11.doc