Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 54: Đọc văn Chí phèo - Nam Cao

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 54: Đọc văn Chí phèo - Nam Cao

Tiết 53- Đọc văn

CHÍ PHÈO

 Nam Cao

A. CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu

1.Kiến thức, kĩ năng

- Nhận thức: Giúp học sinh nắm được hệ thống giá trị to lớn của tác phẩm về mặt tư tưởng, nghệ thuật.

+ Giá trị hiện thực phê phán và giá trị nhân đaọ sâu sắc thông qua số phận điển hình của Chí Phèo, nhân vật Bá Kiến.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, phân tích miêu tả tâm lý nhân vật.

+ Rèn luyện kỹ năng phân tích văn xuôi theo tuyến nhân vật.

 

doc 10 trang Người đăng hien301 Lượt xem 5027Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 54: Đọc văn Chí phèo - Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 	 Ngày dạy: 
Tiết 53- Đọc văn
Chí Phèo
 Nam Cao
A. Chuẩn bị 
I. Mục tiêu
1.Kiến thức, kĩ năng
- Nhận thức: Giúp học sinh nắm được hệ thống giá trị to lớn của tác phẩm về mặt tư tưởng, nghệ thuật. 
+ Giá trị hiện thực phê phán và giá trị nhân đaọ sâu sắc thông qua số phận điển hình của Chí Phèo, nhân vật Bá Kiến. 
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, phân tích miêu tả tâm lý nhân vật. 
+ Rèn luyện kỹ năng phân tích văn xuôi theo tuyến nhân vật. 
2. Tư tưởng- tình cảm 
Giáo dục lòng yêu thương con người, tấm lòng vị tha với con người.
II. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, Thiết kế bài học
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi
B. Tiến trình dạy học
* Ổn định tổ chức (1’)
 I. Kiểm tra bài cũ (trong khi học bài mới) 
II. Bài mới
Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
? Điều gì đã tác động đến khiến Chí Phèo bắt đầu tự ý thức, tự thức tỉnh tâm hồn? 
? Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở trong một hoàn cảnh như thế nào? 
( HS dựa vào văn bản, trả lời).
? Em nhận xét gì về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở? 
? Tâm hồn Chí sau khi gặp gỡ Thị Nở thay đổi như thế nào? hãy tìm chi tiết chứng minh?
? Biến cố tiếp theo nào thúc đẩy sự phát triển trong tâm hồn Chí? 
? Khi Thị Nở mang bát cháo hành đến, tâm trạng của Chí Phèo được miêu tả như thế nào? 
? Hắn ăn bát cháo hành của TN và nhận ra 1 điều gì mới mẻ hết sức đối với hắn? Được thể hiện bằng câu văn nào? Qua câu văn gửi gắm 1 ý vị gì?
? Bát cháo hành giúp con người Chí thay đổi ntn từ sinh lí đến tâm lý?
? Có phải Chí tự ý thức được mọi điều, tận cùng của Chí sống dậy khát vọng lương thiện chỉ vì nhờ bát cháo hành?
? Vậy em nhận xét gì về tình yêu của Thị Nở dành cho Chí?
? Em đánh giá như thế nào về chi tiết bát chao hành trong tôt chức nt của TP?
? Theo em xây dựng cặp đôi Thị Nở - Chí Phèo Nam Cao có điều gì mới mẻ?
? Tuy nhiên hy vọng trở về cõi người , làm hoà với mọi người trong Chí có thưck hiện được không?
? Vì sao Chí lại rơi vào bi kịch cự tuyệt quyền làm người?
? Xây dựng nhân vật bà cô NC gửi gấm suy nghĩ gì?
? Bi cự tuyệt tình yêu, quyền làm người Chí rơi vào tâm trạng như thế nào?
? Trong cơn bĩ cực hắn đã đến đâu và làm gì?
? Tại sao Chí lại đến giết Bá Kiến trong khi suy nghĩ là đến giết cả nhà Thị Nở?
? Em cảm nghĩ gì về tiếng thét “Ai cho tao lương thiện” và cái chết của Chí Phèo?
GV: Chí Phèo là tác phẩm duy nhất của Nam Cao dựng chân dung kẻ đại diện cho giai cấp thống trị một cách rõ nét nhất. Sau Chí Phèo, Nam Cao không đi theo hướng này, mà có xây dựng thì cũng chỉ có những nhân vật na ná như Bá Kiến và chỉ thấp thoáng sau hậu cảnh. 
? Chân dung nhân vật Bá Kiến được xây dựng điển hình cho kiểu chân dung nào? 
? Nam Cao gợi tả diện mạo của Bá Kiến bằng thủ pháp nghệ thuật nào? 
? Em ấn tượng với những chi tiết nào dựng lên diện mạo tính cách của Bá Kiến? 
? Với cái cười, giọng quát ấy ... cụ đã ứng đối với Chí Phèo như thế nào? 
? Những chi tiết diện mạo trên làng sáng tỏ ở Bá Kiến có tính cách như thế nào? 
Đọc trang 153
? Nhà văn gợi tả tư cách của Bá Kiến bằng cách thức nào? 
? Hãy liệt kê những chi tiết miêu tả tư cách nhem nhuốc ấy? 
? Chi tiết gia đình Bá Kiến bổ sung cho tư cách hắn như thế nào? 
? Em cảm nhận gì về cách kể, miêu tả tư cách Bá Kiến của Nam Cao? 
? Nhà văn làm sáng tỏ bản chất xã hội của nhân vật bằng thủ pháp như thế nào? 
? Bá Kiến đã rút ra phương châm, thuật trị người như thế nào (thống trị)?
? Hắn đã vận dụng phương châm thủ đoạn này với những ai? 
? Bá Kiến còn đặt ra một chính sách dùng người như thế nào? 
? Với chính sách này, Bá Kiến đã áp dụng như thế nào Chí Phèo?
? Tất cả phương châm, thủ đoạn, chính sách trị người của Bá Kiến đều nhằm một mục đích gì? Nó nói lên Bá Kiến là kẻ có bản chất như thế nào? 
- Trong văn học đương thời có những chân dung nào giống Bá Kiến? So sánh? 
- Nói như cụ Bá thì mâu thuẫn giữa nông dân và địa chỉ ở làng Vũ Đại do đâu mà có? 
- Mâu thuẫn giai cấp được biểu hiện qua những mối quan hệ cụ thể nào giữa các nhân vật? 
- Những mâu thuẫn giữa các nhân vật này cứ nối tiếp nhau liên tiếp gợi lên điều gì? 
- Mâu thuẫn gc đượct thể hiện ở mối quan hệ nào rõ nhất? 
- Xung đột giữa Bá Kiến - Chí Phèo được Nam Cao miêu tả, tổ chức theo mạch thoại chìm song chân thực và diễn biến linh hoạt. 
-Diễn biến xung đột ấy được miêu tả cụ thể qua những chi tiết nào? 
- Em hãy dựng lại cảnh Chí Phèo ăn vạ lần thứ nhất ở nhà Bá Kiến? 
- Em nhận xét gì về quang cảnh đụng độ lần 1 này/
- Sự xuất hiện của Bá Kiến tác động tới xung đột ntn?
- Xung đột giai cấp giữa Bá Kiến - Chí Phèo tiếp tục phát triển như thế nào ở lần thứ 2 Chí Phèo đến gặp Bá Kiến?
- Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và được giải quyết như thế nào? 
- Vậy em nhận xét gì về hành động đó của Chí Phèo? 
? 	
- Tác phẩm đạt được những giá trị nội dung và hình thức như thế nào? 
- Cảm nhận của em về đoạn văn miêu tả tâm hồn Chí sau khi bị Thị Nở giũ bỏ? 
1.2 Chí Phèo và bi kịch tự ý thức (45') 
* Sự thức tỉnh tâm hồn 
a. Gặp gỡ Thị Nở. 
- Cuộc gặp gỡ Chí Phèo - Thị Nở là một cuộc gặp gỡ đặc biệt, nhìn bề ngoài thì đó cuộc gặp gỡ kiểu ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Song thực chất nó lại là một biến cố kỳ diệu chứa đựng một tư tưởng nhân đạo, một tầm vóc nt bất ngờ. 
- Bởi vì TN không chỉ khơi dậy bản năng người đàn ông ở Chí Phèo mà còn tạo nên một biến cố kì diệu trong tâm hồn Chí. Cuộc gặp gỡ giữa một kẻ bất lương như Chí và người đàn bà xấu xí dở hơi ế chồng Thị Nở lại nhen nhóm hy vọng hạnh phúc cho cuộc đời tối tăm của Chí. 
* Tâm hồn Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở: 
- Sáng hôm sau tỉnh dậy muộn và lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn” -> Đó là sự thức dậy của cảm giác tâm hồn bấy lâu bị ngủ quên. 
- Nghe thấy âm thanh của sự sống: tiếng chim hót rít rít bên ngoài, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đi chợ về. Đó là những âm thành cuộc sống lao động xung quanh hôm nào chả có nhưng hôm nay bỗng trở nên vang động xâu xa trong lòng Chí, trở thành tiếng gọi tha thiết của cuộc sống vẳng đến đôi tai lần đầu trên tỉnh tảo của hắn. 
- âm thanh của sự sống ấy gọi những ký ức xa xôi trở về trong đời Chí, Chí Phèo bỗng nhìn thấy những ngày rất xa xôi đã từng một thời ao ước có một gia đình nho nhỏ "chồng cuốc mướn cày thuê, vợ nuôi lợn dệt vải, chung bỏ lại một con lợn làm vốn liếng! Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng để làm. 
- ý thức được hiện taị cuộc đời đáng buồn làm sao "già mà mà vẫn còn cô độc. Lần đầu tiên Chí ý thức được tuổi đời mình đã sang cái dốc của cuộc đời". 
- Hắn còn ý thức được cả một tương lai đáng buồn hơn gấp bội "đói, rét, ốm đau và cô độc, sự cô độc còn đáng sợ hơn cả đói rét ốm đau". Nếu như bao nhiêu năm nay Chí say, thì đây là lần đầu Chí Phèo tỉnh táo để ý thức thân phận. Trước đây sống mà hoàn toàn vô thức, hắn không biết và không cần biết hắn là gì, đã làm gì ... Và giờ đây lần đầu tiên hắn nhận thấy sự hiện hữu của mình, đối mặt với chính mình.
* Chi tiết bát cháo hành
- Đó là bát cháo hành do người đàn bà xấu xí dở hơi nấu, bát cháo hành của thời kỳ nghèo đói mang đến cho Chí vì lòng thương người ốm, vì sự rung động mới lạ trong lòng người đàn bà lần đầu tiên thấy mình có được một người đàn ông. 
- Hắn ngạc nhiên xúc động, hắn thấy mắt mình ươn ướt. Bởi vì lần này là lần đầu tiên trong đời hắn được người ta cho. Xưa nay có được miếng ăn hắn toàn phải cướp giật, doạ nạt ...
+ Hắn bâng khuâng trong lòng, nhen nhón tình yêu với Tn: hắn bống thấy TN cũng có duyên.
+ Tình yêu ấy khơi dậy trong hắn cảm giác ăn năn và hối lỗi về những tội ác mà mình đã làm.
+ Hắn ăn bát cháo hành và nhận thấy cháo hành ăn rất ngon. Hắn băn khoăn, mơ hồ suy nghĩ không hiểu vì sao đến bây giờ mình mới được ăn.
=> Bát cháo hành là hương vị của tình người, tình yêu thương chân thành. Nó là sự hiện của 1 tấm lòng tốt nhưng có thật và cần thiết biết bao đối với những người lần đầu tiên được đón nhận như Chí - kẻ sinh ra đã bị tước quyền làm người. Câu văn vì thế nghe xót xa 1 niềm đau cho cuộc đời Chí và cũng là lời oán trách sâu sắc những người vô hình tước cái quyền được ăn cháo hành của Chí. Và rồi hắn cứ thế húp 1 hơi hết cháo hành.
- Bát cháo hành giúp hắn giải cảm, toát đầm đìa mô hôi, tỉnh hẳn người.
Và rồi tâm hồn Chí cứ thế thực sự hôi sinh: Hắn.
+ Hắn nhớ lại người đàn bà đầu tiên trong đời hắn chỉ thấy nhục. Hắn nhận ra rõ ràng bà là mụ quỷ cái.
+ Hắn lại lo lắmg cho tương lai không thể sống bằng liều lĩnh . Nghĩa là hắn bắt đầu ý thức cần phải thay đổi cuộc sống của mình.
+ Thế nên rút cuộc của hắn bỗng khát khao thèm được làm lương thiện: "Trời ơi hắn thèm làm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao"
- Bát cháo hành chỉ là 1 sự biều hiện , 1 cái cớ vc tác động tới Chgí. Điều quan trọng là do tình yêu sự chăm sóc ân cần của TN đã thức tỉnh linh hồn, các bản tính lương thiện hàng ngày bị che lấp ở Chí?
- Tình yêu mà TN dành cho Chí Phèo không hẳn tình yêu giữa một người đàn bà với 1 người đàn ông mà nó còn là ân tình giữa người với người. Nó giúp Chí phục sinh tâm hồn 1 cách bẽn lẽn: Chí khao khát và mong được nhận vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện. Chí hy vọng TN chính là người mở đường cho hắn, cho hắn cái hy vọng được làm hoà với người.
-> Đáng thương và bẽn lẽn làm sao khi Chí nhận thấy giây phút hạnh phúc giản dị nay: "Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ". 
- Chi tiết bát cháo hành vừa là chi tiết hiện thực thúc đẩy biến cố tâm hồn Chí vừa là chi tiết thấm đẫm triết lí trữ tình, giàu giá trị nhân văn sâu sắc.
- Nam Cao xây dựng cặp đôi Thị Nở – Chí Phèo cặp đôi người ngợm không ít trong văn học đương thời nhưng NC đã không rơi vào lối viết khinh bạc mà đã đứng ra bênh vực họ. Ông đã thấy được giữa họ vẫn có 1 tình yêu chân chính . Và tình yêu trong họ là thứ tình cảm nhân đạo nhất, nó trần tục nhưng lại lành mạnh và khoẻ khoắn nó giúp Chí thoát khỏi vũng bùn tăm tối...
=> Chỉ có tấm lòng nhân đạo sâu sắc, bút lực phi thường mới thấy được 1 mối tình xứng đôi như thế.
- Hy vọng làm hoà với mọi người của Chí bị dập tắt hắn rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
* Bi kịch cự tuyệt quyền làm người. (15')
- Chí lại rơi vào bi kịch cự tuyệt quyền làm người vì kk làm người của Chí mãnh liệt, khoẻ khắn nhưng bị cấm đoán, chặt đứt bởi bà cô của Thị Nở cấm Thị đến với Chí.
 + Hình ảnh bà cô Thị nở và những lời cấm đoán gay gắt của bà ta chính là biểu hiện của những định kiến xã hội tồi tệ và ngu muội. Đó cũng chính là một thứ tội ác ghê gớm nó chặn đứng hy vọng được trở về cuộc sống của con người lương thiện hết sức mong manh của Chí.
=> Thậm chí định kiến xã hội còn độc ác hơn cả những thế lực đã đẩy Chí vào con đường lưu mạnh hoá .
- Hẳn sửng sốt.
Hắn chạy theo níu kéo Thị Nở?
+ Ôm mặt khóc rửng rưng. Tiếng khóc đau đớn quằn quại nhận ra bị kịch của mình.
+ Hắn lại trốn mình trong rượu, nhưng càng uống càng tỉnh, càng chí thấy thoảng có hương cháo hành.
- Trong cơn bĩ cực hắn đã xách dao đến nàh Bk, dõng dạc đòi quyền làm người: "Ai cho tao lương thiện", đâm chết bá kiến và tự kết liễu.
- Chí đến nhà bá Kiến bởi vì dù say nhưng trong tiềm thức lúc này hắn thấm thía hơn bao giờ chết của Chí nay đã trở về dã ...  chừng xấu xí bị hắt hủi có ý thức về giá trị người phẩm mạnh hợ cả cái chết.
=> Và quả thực qua số phận của những lão Hạc, Lang Rận, Chí Phèo ta mới hiểu sâu hơn tấm lòng của Nam Cao đối với người nhân dân.
* Tóm lại: Hình tượng Chí Phèo đạt tới nghệ thuật điển hình xuất sắc về số phận của người nhân dân bị tha hoá, của con người bị lưu minh hoá. Nó thay NC cất tiếng nói tố cáo xã hội vô nhân đạo, chừng nào còn áp bức bất công thì còn những con người như Chí Phèo. Thể hiện tin tưởng người đạo, bênh vực quyền sống của con người.
=> Có ý kiến cho rằng giữa hình tượng Chí Phèo của Nam Cao và AQ của Lỗ Tấn có sự ảnh hưởng lẫn nhau thực chất đó là chổ gặp nhau của h ai tư tưởng lớn, 2 nhà văn tâm huyết với con người. 
2. Hình tượng Bá Kiến: điển hình cho giai cấp thống trị ở nông thôn (45') 
2.1. Chân dung Bá Kiến (35') 
* Bá Kiến là điển hình cho chân dung một lão cường hào gian ác từ diện mại cho tới tính cách. 
- Nam Cao không tả cho tiết mà chỉ gợi những ấn tượng nhất định về vẻ ngoài của Bá Kiến. 
+ Giọng quát "rất sang", bao giờ bắt đầu cụ cũng quát để thứ dây thần kinh con người. Giọng quát ấy thể hiện được quyền uy của cụ Bá, nó khiến mọi người người phải nể sợ. 
+ Lối nói của cụ Bá giải hoạt, ngọt nhạt. Nếu Lý Cường hữu dũng vô mưu chỉ được cái giỏi đàn áp bằng vũ lực thì Bá Kiến lại dùng lối nói dụ dỗ, ngọt nhạt. Đó cũng là sự cao tay trong thuật trị người của cụ. 
+ Cụ tự phụ hơn đời vì có cái cười Tào Tháo. Cụ Bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm. 
- Nhờ vào giọng quát say, ngôn ngữ ngọt nhạt giảo hoạt, cái cười Tào Tháo cụ đã làm xẹp hết ý định trả thù của Chí Phèo. 
+ Cụ vừa quát Chí Phèo "Cái anh này hay nhỉ" "Rồi lại giở giọng thân nhân vật" về bao giờ thế? Sạo không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước ... Khổ quá giá tôi ở nhà thì đâu có đến nỗi. Người lớn cả chỉ một câu chuyện là đủ. Chỉ tại thằng Lý Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy". 
+ Bá Kiến là tay "khôn róc đời" kẻ sảo quyệt, nham hiểm, hắn là "Con hế biết cười (Nguyễn Công Hoan) 
- Nam Cao vén bức màn về sự hôn nhân và gia đình của Bá Kiến, lột tả tư cách nhem nhuốc của hắn. 
+ Hắn có thói ghen bóng gió thảm hại của lão cường hào háo sắc. Lão cay đắng nhận ra mình già, nhìn bà Tư trẻ phây phây mà tức tức lạ, ghen đến mức muốn tống tất cả những thằng giai trẻ đi từ. 
+ Hách địch ở làng nhưng về nhà thì sợ vợ. 
+ Lão có cái thói trăng gió, cậy quyền chức bắt nạt kẻ hèn, gỡ gạc một cách tồi tệ với vợ Binh Chức. 
+ Cũng chạy trọt chức quyền, bóp nặn từng đồng thuế má. 
- Cái gia đình của hắn chẳng làm sang mặt mà chỉ bôi nhọ thêm cho tư cách của lão: 
- Bà Ba đĩ thoã. 
- Bà Tư dơ dáng cứ thấy trai là toét miệng cười
- Thằng con thì hữu dũng vô mưu. 
- Nhà văn kể qua, nhẹ nhàng tỏ ra khái quát song hết sức thâm thuý. Nhân văn không sa đà trong việc soi mói đời tư thối tha của Bá Kiến song vẫn làm sáng tỏ được tư cách bẩn thỉu của lão. 
- Thông qua độc thoại nội tâm nhân vật phơi bày tất cả những âm mưu được che dấu kỹ càng qua đó tự bộc lộ bản chất xã hội. 
=> Cụ Bá đã nghiền ngẫm kỹ lưỡng và rút ra từ truyền thống 4 đời làm tổng lý nhà cụ một triết lý nghề nghiệp: "Làm tổng lý không phải việc dễ. ở cái làng này, dân quá 2 nghìn, xa phủ, xa tỉnh, kể ăn thì cũng dễ ăn nhưng không phải hễ làm tổng lý chỉ việc ngồi mà khoét". Như vậy với cụ nghề tổng lí là nghề ăn trên ngồi chốc, bóc bột kẻ hạ cùng cho đến cả những thằng cùng hơn cả dân cùng nhưng phải có thủ thuật của nó. 
+ Phương châm thống trị được thể hiện rõ qua thuật trị người: 
+ Mềm nắn rắn buông 
+ Bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu "Những thằng quan dễ bóp" 
+ Khôn ngoan chỉ bóp kẻ hạ cùng đến nửa chừng" "Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn" 
- Bá Kiến đã vận dụng phương châm, thủ đoạn này với, NT, Chí Phèo Cụ Bá đã giải quyết êm thấm việc đẩy Chí Phèo vào tù, những lần ăn vạ, doạ nạt của Chí Phèo, rồi lại ban cho Chí Phèo một cái nghề, mỗi lần lại quẳng .. vài đồng hào .. 
+ Dùng thằng đầu bò trị những thằng đầu bò. Thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết, không sợ đi tù sai khiến chúng đến tác hại những thể lực thù nghịch với mình. 
- Bá Kiến đã áp dụng chính sách này với Chí Phèo một cách thành công, bằng vài hào ban cho Chí cái nghề đòi nợ thuê Đội Tảo nhưng thực chất là mượn tay Chí Phèo trị Đội Tảo, ngược lại nếu Chí không trị được đội Tảo thì mượn tay Đội Tảo trị Chí Phèo. Còn cụ Bá thì ở cái thế Ngoạ Sơn Quan Hổ Đấu, cũng là cái mưu sách của kẻ ngậm máu phun người. 
+ Ngấm ngầm chia rẽ phe cách, rồi nhè từng chỗ hở mà trị. 
- Tất cả phương châm, thủ đoạn, chính sách dùng người, trị người của bá Kiến là đều nhằm mục đích làm sao bóp nặn được nhiều nhất, vừa giữ chắc được cái ghế thống trị. Nó nói lên về bản chất xã hội Bá Kiến là một điển hình cho giai cấp thống trị gian hùng, nham hiểm, đê tiện sẵn sàng bóc lột bằng mọi cách. 
-> Nói chung sự cáo già, lọc lõi của Bá Kiến được đúc rút từ nghề tổng lí gia truyền, hắn thấm thía kinh nghiệm nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Thành ra mọi thủ đoạn nghề nghiệp đều được nâng lên thành chính sách, chân lý, cẩm nang đắc dụng. 
- Văn học đương thời đã có những chân dung kiểu Bá Kiến như nghị Quế trong Tắt Đèn củaNgô Tất Tố, Nghị Hách của Vũ Trọng Phụng trong Giông Tố, Nhưng Bá Kiến trong Chí Phèo của Nam Cao dường như hội tụ đầy đủ bản chất xã hội, tính cách của bọn người này. Bá Kién không chỉ tàn nhẫn, trọc phú kiểu NQ, không chỉ dâm ác như NH mà còn nham hiểm bội phần. Đúng là một điển hình cho giai cấp địa chủ, cụ Bá Là con hổ biết cười (Nguyễn Công Hoan) 
2.2 Bá Kiến và những mối quan hệ xã hội - mâu thuẫn giai cấp không điều hoà được (8') 
GV: 	Xây dựng chân dung Bá Kiến nhà văn còn đặt trong những mối quan hệ xã hội với các nhân vật ở Làng Vũ Đại vì thế mà còn thể hiện được mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà giữa người nông dân và địa chủ Bá Kiến. 
- Mẫu thuẫn giai cấp đồng chí - nông dân nảy sinh từ tình trạng bất công sừng sững ở xã làng Vũ Đại. "Bọn dân hiền lành chỉ è cổ làm nuôi bọn hào lý" còn bọn địa chủ thì "đè nén con em đến nỗi nó không chịu nổi". Bọn địa chủ mỗi ngày một thông minh. 
- Trong tác phẩm mtgc được biểu hiện cụ thể qua những mối quan hệ cụ thể giữa các nhân vật: Bá Kiến, Lý Cường >< Binh Chức, NThọ, Chí Phèo. 
+ Những mâu thuẫn giữa các nhân vật cứ nối nhau liên tiếp hết mâu thuẫn giữa Bá Kiến và BC thì đến với NT, CP ... điều đó phản ánh tình trạng mtgc đã tồn tại dai dẳng từ lâu ở đời sống nông dân Việt Nam, nó vẫn đang diễn ra ngấm ngầm, mạnh mẽ như là tích điện .. khiến cho kk truyện u ám, nặng nề, căng thẳng. 
- Trong thời điểm hiện tại, xung đột giữa Bá Kiến - Chí Phèo là nổi bật nhất, xung đột giữa Bá Kiến và Chí Phèo nói lên đầy đủ mâu thuẫn giai cấp đang tồn tại ở đời sống nông thôn hết sức gay gắt. 
- Diễn biến xung đột ấy được miêu tả cụ thể qua những chi tiết Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Mỗi một lần đến nhà Bá Kiến là một cuộc đụng độ căng thẳng. 
+ Lần thứ nhất, ngay hôm trước hôm sau khi ra tù Chí Phèo đã say khướt xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục ra ma chửi. Tiếng chửi rủa ngoa ngoắt của Chí Phèo lẫn tiếng quát sang sảng của Lý Cường, có tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch "tiếng đập vỏ chai", Chí Phèo lăn lộn dưới đất vừa kêu vừa lấy mảnh chai rạch mặt ăn vạ.
- Cảnh tượng dữ dội, chi tiết dữ dội, thể hiện 1 xung đột gay gắt.
HS:	
- Xung đột đang gay gắt thì Bá Kiến xuất hiện, tưởng chừng càng làm cho môi trường phát triển nhưng sự mềm dẻo của cụ bá lại làm cho mâu thuẫn xung đột bỗng chìm xuống chỉ bằng cái động ném cho Chí Phèo vài hào để uống rượu.
-> Nam Cao chỉ tạm thời làm cho mâu thuẫn chìm xuống, thực chất là đi sâu vào khai thác mâu thuẫn giai cấp ở 1 cấp độ khác.
+ Lần thứ 2, Chí Phèo đến doạ nạt đòi đi ở tù, ngấm ngầm vạch ra nguyên nhân mâu thuẫn giữa Bá Kiến và Chí Phèo là do Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Nhưng lần này Bá Kiến lại dập tắt ý định doạ nạt của Chí thậm chí thêm một lần hắn biến Chí thành kẻ đâm thuê chém mướn, đẩy Chí sâu hơn vào vũng bùn tội lỗi. 
-> Mâu thuẫn vẫn chưa đi giải quyết song ngấm ngầm tích điện. Xung đột giữa Bá Kiến tồn tại gay gắt hơn không phải chỉ vì cái ng Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù mà còn vì hắn đang áp bức bóc lột Chí đến tận cùng. 
- Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi Chí Phèo tự ý thức được thân phận, nhận ra kẻ gây ra bị kịch cự tuyệt quyền làm người ở Chí là Bá Kiến khi Chí bị Thị Nở giũ bỏ mâu thuẫn được giải quyết bằng hành động Chí Phèo vùng lên của Bá Kiến.
- Đó là hành động vùng lên của người nông dân bị đè nén quá mức, nó thể hiện mâu thuẫn giai cấp ở nt đã đến độ không thể điều hoà được nữa, buộc phải giải quyết bằng hành động. Đó không phải là hành động vô thức của một tên lưu manh mà là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân, uất ức vùng lên. 
GV: 	Thế mới biết từ khi ra tù, mặc dù biến chất, hầu như đã trở thành công cụ dễ bảo trong tay Bá Kiến, nhưng trong đầu óc u mê cằn cỗi ấy vẫn âm ỉ tích điện mối căm thù giai cấp và hành động giết Bá Kiến như một ánh chớp loé lên báo trước cơn giông bão xung đột mâu thuẫn giai cấp. Hoá ra bao nhiêu năm ở làng Vũ Đại giữa Chí Phèo và Bá Kiến dù bề ngoài êm thám nhưng vẫn còn nguyên món nợ chưa thanh toán, cả lão Cường hào gian ác và gã say rượu không lúc nào tỉnh luôn ngầm hiểu điều đó. Chẳng thế mà k truyện cứ nặng nề u ám . 
III. Tổng kết (2') 
1. Giá trị nội dung: 
- Phản ánh một bức tranh hiện thực về đời sống nt Việt Nam trước Cách mạng Việt Nam với những xung đột giai cấp nông dân đ/c gay gắt, chế độ cường hào dịch lí nặng nề và những định kiến xã hội ngu muội đã đẩy người nông dân vào con đường lưu mạnh hoá. 
- Thể hiện một tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ: Phát hiện ra bản chất lương thiện của con người ngay cả khi họ đã sai lầm lại lối, ngợi ca và bênh vực quyền làm người của họ. 
2. Giá trị nghệ thuật: 
- Kết cấu truyện độc đáo, ấn tượng (mở đầu bằng tiếng chởi, cơn say, kết thúc bằng cái chết) 
- Xây dựng nhân vật điển hình xuất sắc (Bá Kiến - Chí Phèo) tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người 
- Ngòi bút miêu tả, phân tích tâm lý tài ba. 
* Củng cố (1') 
- Lách sâu vào nỗi đau thân phận của Chí Phèo, miêu tả một cách chân thực và tài hoa tâm trạng tuyệt vọng: ngẩn người, nức kéo, tìm vào rượu nhưng càng uống càng tỉnh, tâm trạng của con người vừa ý thức vừa người ra mình ... 
- Lối viết phục bút, chuẩn bị cho hành động vùng lên giết Bá Kiến 
- Ngôn ngữ biến hoá, giàu chất đời sống. 
III. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài (1') 
1. Học bài cũ: 
- Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo. 
- Phân tích được hai tính cách điển hình Bá Kiến - Chí Phèo. 
- Làm nổi bật được giá trị nhân đạo mới mẻ ở tác phẩm. 
2. Bài mới: 
 Soạn tiết (102 + 103) GV: Đời thừa. 
- Soạn theo câu hỏi SGK 
- Nhận xét nt miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn. 
- So sánh với Trăng Sáng, Sống Mòn.
3. Chủ đề: 
	Tác phẩm là tiếng nói tố cáo mạnh mẽ sâu sắc xã hội nửa thực dân phong kiến bất công và chế độ cường hào dịch lí tàn nhẫn đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng bị lưu manh hoá. Tác phẩm đồng thời là tiếng nói đồng cảm sâu xa với khát vọng lương thiện của ngừơi nông dân trước cách mạng tháng 8. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 54 - CB 11.doc