Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 52: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 52: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp)

Tiết 52, Tiếng việt LỚP11D2

 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

 (tiếp)

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

- Tích hợp các văn bản văn và tiếng việt đã học với hiểu biết về báo chí trong đời sống

2. GDTTTC: Bước đầu hình thành các kĩ năng viết một số thể loại báo chí đơn giản, gần gũi với các hoạt động trong nhà trường

II. CÁHC THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích ví dụ, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2660Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 52: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/12/2007 	Ngày dạy: 07/12/2007 
Tiết 52, Tiếng việt 	Lớp11D2 	 
 Phong cách ngôn ngữ báo chí
 (tiếp)
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí 
- Tích hợp các văn bản văn và tiếng việt đã học với hiểu biết về báo chí trong đời sống
2. GDTTTC: Bước đầu hình thành các kĩ năng viết một số thể loại báo chí đơn giản, gần gũi với các hoạt động trong nhà trường
II. Cáhc thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích ví dụ, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
1. Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK
+ Thiết kế bài dạy
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
1. Câu hỏi: ? Thế nào là ngôn ngữ báo chí? Kết hợp kiểm tra bài tập
2. Đáp án:
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chí kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí chỉ được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu: bản tin, phóng, sự, tiểu phẩm. (7 điểm)
	- Kiểm tra bài tập đầy đủ (3 điểm)
B. bài mới 
* Lời vào bài (1’) 
Về ngôn ngữ báo chí ở tiết trước các em đã tìm hiểu về đặc điểm, các loại của ngôn ngữ báo chí. Tiết học này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu tiếp các phương tiện diễn đạt và đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí(tr. 143)
 Hoạt Động của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
(HS đọc SGK)
? SGK trình bày những phương tiện diễn đạt nào của phong cách ngôn ngữ báo chí? (Yêu cầu tóm tắt ý cơ bản?)
? Ngôn ngữ báo chí sử dụng vốn từ ngữ như thế nào?
? Về ngữ pháp có điều gì đáng lưu ý?
? Ngôn ngữ báo chí sử dụng các biện pháp tu từ như thế nào?
(HS đọc SGK)
? Hãy nêu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ đặc trưng ngôn ngữ báo chí?
? Tại sao phong cách ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo tính thông tin thời sự?
? Tính ngắn gọn trong phong cách ngôn chí được biểu hiện như thế nào?
? Tính sinh động hấp dẫn được biểu hiện như thế nào?
? Qua bài cần ghi nhớ những kíên thức cơ bản nào?
(GV khái quát lại những ý chính và tham khảo phần ghi nhớ (SGK, Tr. 145).
? Phân tích đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chi qua bản tin SGK, tr.145?
? Viết một phóng sự ngắn mang tính thời sự : Về môi trường sống 
(Gợi ý HS những ý cơ bản và hoàn thành bài về nhà)
II Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí (26’)
1. Các phương tiện diễn đạt (12’)
- Các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo chí gồm: từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp tu từ.
Biểu hiện
Nội dung cụ thể của các phương tiện
Từ vựng
Hết sức phong phú. ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có lớp từ dành riêng.
- Tin tức: sử dụng danh từ riêng
- Phóng sự: Sử dụng nhiều từ chỉ hình ảnh có trong đời sống hoặc ở một địa phương nhất định
- Bình luận thời sự: Dùng nhiều từ ngữ có sắc thái chính trị (công cuộc đổi mới, vị thế Việt Nam, tốc độ phát triển, kinh tế thị trường).
- Tiểu phẩm: Sử dụng ngôn ngữ nhân vật
Ngữ pháp
Câu văn trong ngôn ngữ báo chí thường ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, đảm bảo thông tin chính xác. Câu ngắn trong tin vắn, câu dài trong bình luận. Nhưng cũng có câu gắn với lời nói hàng ngày trong tiểu thuyết.
Các biện phápTu từ
- Sử dụng từ ngữ thể hiện sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ hoán dụ, đảo ngữ, sử dụng câu ngắn kết hợp với câu dài.
- ở dạng nói, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng chuẩn mực.
- ở dạng viết chú ý cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc và hình ảnh.
2. Đặc trưng ngôn ngữ báo chí (14’)
Biểu hiện
Nội dung cụ thể của đặc trưng
Tính thông tin thời sự
Vì truyền tin từng ngày trên mọi hoạt động xã hội, đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xác về địa điểm, thời gian nhân vật và sự kiện.
Tính ngắn gọn
- Lời văn báo chí phải ngắn gọn, lượng thông tin cao (vì cả nước có khoảng 700 tờ báo và tạp chí, nếu không ngắn gọn sẽmất bạn đọc). 
- Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo đủ thông tin và hàm súc (nếu sơ sài và đơn giản cũng mất bạn đọc).
- Tiêu biểu là tin vắn, tin nhanh, quảng cáo. Phóng sự, bình luận có thể viết dài, song không dài quá 3 trang báo. Bài dài thường có tóm tắt in đậm ở đầu đề.
Tính sinh động hấp dẫn
- Nội dung thông tin phải mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, sáng sủa, dễ hiểu.
- Phải kích có khả năng kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc. 
- Thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu. Trước hết ở đề mục (tít) của bài báo.
III. Ghi nhớ (2’)
 Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng cơ bản: tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động, hấp dẫn. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.
 III. Luyện tập (8’)
1. Bài Tập 1: 
Qua bản tin về An Giang, đối chiếu với đặc trưng của ngôn ngữ báo chí có thể thấy:
+ Chưa đầy 6 dòng với 107 tiếng, bản tin thể hiện sự ngắn gọn nhưng lượng thông tin lại nhiều. Ta biết được thời gian, địa điểm, Bộ văn hoá thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc. Hơn nữa đây là di tích quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Người nghe, người đọc còn nắm được thông tin về Ô Ta Sóc. (rộng 5km2, với hệ thống hang động, đường mòn hiểm trở. Từ năm 1962 đến năm 1967 là căn cứ địa của tỉnh uỷ An Giang)
+ Nó là tin mang tính thời sự cập nhật nên ngôn ngữ phải chính xác về thời gian, địa điểm và sự kiện. 
2. Bài tập 2 
Màu xanh đang bị huỷ diệt.
Mấy năm gần đây, các thành phố mọc lên kéo theo các công trình lớn. Nhu cầu về nguyên vật liệu nhất là gạch đã thu hút bao ông chủ đầu tư. Mấy xã thuộc cả hai khu vực Bắc và Nam sông Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh san sát mọc lên các lò gạch. Nơi ngày trước là cánh đồng lúa, ngô, đỗ, đay... thì nay là nơi ngày đêm sản xuất gạch. Khói xả ra khét lẹt. Cây cối ở các làng xung quanh hầu như trụi lá. Ai có thể khẳng định chắc chắn sức khỏe của những cư dân ở vùng lân cận lò gạch như thế nào? Có mà trời biết. Hãy nhìn vào cây cối. Màu xanh của nó là sức sống. Mỗi nhành cây, phiến lá là lá phổi tự nhiên cung cấp ôxi cho con người. Khói lò thiêu huỷ dần màu xanh ấy. Đã đến lúc con người phải lên tiếng cảnh báo chính mình.
 Hãy cứu lấy màu xanh đồng ruộng, màu xanh của tre, của chuối, của cây cối bên vườn, hãy cứu lấy chính ta
C. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị mới (2’)
 1. Bài cũ: - Học nắm vững nội dung bài học.
 - Hoàn thành bài tập 2 theo gợi dẫn (chon 1 trong những chủ đề đã cho).
 2. Bài mới: chuẩn bị bài Chí phèo 
	* Yêu cầu: 
- Học sinh đọc kĩ tác phẩm và tìm những chi tiết quan trọng.
- Chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi của SGK, chú ý phân tích được nhân vật điển hình Chí Phèo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 52 - CB 11.doc