Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 50: Làm văn Một số thể loại văn học: thơ, truyện ( tiết 2)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 50: Làm văn Một số thể loại văn học: thơ, truyện ( tiết 2)

TIẾT 50, LÀM VĂN 11D2

 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN

( Tiết 2)

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được loại và thể trong văn học.

- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học, chủ yếu là truyện.

- Vận dụng hiểu biết đó vào đọc văn mà đặc biệt là truyện.

2. GDTTTC: yêu thích thơ văn và khám phá giá trị đặc sắc.

II. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN

1. Giáo viên: - Đọc SGK + SGV + TLTK

- Thiết kế bài dạy

2. Học sinh: Đọc SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1634Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 50: Làm văn Một số thể loại văn học: thơ, truyện ( tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2007 Ngày dạy: 05/12/2007
Tiết 50, Làm Văn	11d2
 Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
( Tiết 2)
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được loại và thể trong văn học.
- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học, chủ yếu là truyện.
- Vận dụng hiểu biết đó vào đọc văn mà đặc biệt là truyện.
2. GDTTTC: yêu thích thơ văn và khám phá giá trị đặc sắc.
II. Phương thức thể hiện 
1. Giáo viên: - Đọc SGK + SGV + TLTK
- Thiết kế bài dạy 
2. Học sinh: Đọc SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành. 
B. Tiến trình dạy học
 * ổn định tổ chức lớp (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ (5’)
1. Câu hỏi: Hãy nêu những yêu cầu cơ bản khi đọc thơ? Khidọc thơ cần lưu ý điểm gì?
2. Đáp án: - Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, năm sáng tác, hoàn cảnh (3điểm)
 - Đọc kĩ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu (3điểm)
	- Lưu ý: Các ý thơ đều bắt đầu từ tứ thơ. Đó là ý chính, ý lớn bao quát toàn bài, làm điểm tựa cho sự vận động của cả bài thơ. (4 điểm)
II. Bài mới:
 * Lời vào bài (1’) 
Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu về thơ, các đọc thơ. Bên cạnh thơ còn có truyện vậy truyện là gì, truyện có những đặc điểm gì, cách đọc truyện như thế nào? Đó chính là nội dung mà bài học hôm nay  (TR. 135) 
 Hoạt Động của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
? Truyện có mấy đặc trưng cơ bản? ( có 3 đặc trưng )
? Thế nào là tính khách quan
? Cốt truyện có tính nghệ thuật thể hiện ở chỗ nào?
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ?
? Nêu cách kiểu truyện?
? Hãy nêu tóm tắt các kiểu truyện? (HS đọc SGK)
? Có mấy bước khi đọc truyện? 
? Vì sao phải tìm hiểu xuất xứ? (Phân tích ví dụ)
? Bước tiếp theo của đọc truyện là gì
? Thường phân tích nhân vật theo cách nào
? Bước cuối cùng của đọc truyện là gì?
? Bài học cần ghi nhớ nội dung cơ bản nào? (Tham khảo phần ghi nhớ SGK, tr.136).
? Qua bài cần nắm vững nội dung gì?
? Nhận xét cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai Đứa Trẻ?
A. Thể loại văn học
B. Các thể tiêu biểu
I. Thơ:
II. Truyện (28’)
1. Khái luận về truyện (8’)
- Truyện mang tính khách quan trong sự phản ánh.
- Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật (nhân vật sinh động, chi tiết gắn với hoàn cảnh. Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian, thời gian).
- Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống.
* Truyện mang tính khách quan
+ Con người, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
+ Nếu thơ in đậm dấu ấn chủ quan thì truyện in đậm dấu ấn khách quan.
+ Dù kể chuyện người hay kể chuyện mình, truyện bao giờ cũng tôn trọng sự thật. Bởi trên cái nền sự thật ấy mới có thể hư cấu, tạo nhân vật điển hình.
* Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật.
+ Cốt truyện bao gồm nhân vật, sự kiện và mối quan hệ giữa các tình tiết và sự kiện. Tất cả tạo ra sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật, số phận từng nhân vật. Nhân vật được miêu tả đặt trong quan hệ với hoàn cảnh, môi trường xung quanh. Vì thế truyện không bị hạn chế về không gian, thời gian.
* Ngôn ngữ truyện
+ Ngôn ngữ phong phú. Có ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại có độc thoại. Ngôn ngữ truyện gần với đời sống.
2. Các kiểu truyện (6’)
- Văn học dân gian có nhiều kiểu truyện: Truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, 
- Văn học trung đại:
+ Truyện viết bằng chữ Hán (Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ)
+ Truyện viết bằng chữ Nôm 
- Văn học hiện đại:
+ Truyện ngắn (ít nhân vật, sự kiện. Có thể kể về cuộc đời hay một đoạn, chốc lát của một nhân vật. Trong phạm vi hạn hẹp vẫn có thể đặt ra vấn đề lớn lao (Chữ người tử tù).
+ Truyện vừa và truyện dài (không có sự phân biệt rạch ròi giữa hai loại truyện này). Truyện dài (tiểu thuyết) phản ảnh đời sống một cách toàn vẹn sinh động, đi sâu khám phá số phận cá nhân, hư cấu linh hoạt, tổng hợp thư pháp của các thể loại văn học, nghệ thuật khác, đa dạng về máu sắc thẩm mĩ. Tiểu thuyết được coi là “Hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” (Cô gi nôp)
3. Yêu cầu về đọc truyện (14’)
- Có 4 bước khi đọc truyện
+ Tìm hiểu xuất xứ
Đó là bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để thấy được tính lịch sử cụ thể của diễn biến đời sống được miêu tả trong truyện. Từ đó hiểu thêm ý nghĩa của truyện.
Ví dụ: tìm hiểu bối cảnh xã hội Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù (1938) mới hiểu vì sao ngay những kẻ giữ tù mà cũng có sở nguyện cao quý chơi chữ. Chữ nghĩa thánh hiền không chỉ có nét nghĩa về văn tự mà nó là đạo đức, là thiên lương, là những gì cao quý và linh thiêng mà con người một thời hướng tới. Nó phải đối lập với chế độ thực dân đương thời. Nó là hình ảnh rực rỡ của những bậc túc Nho khi Hán học đã tàn.
+ Phân tích cốt truyện với các diễn biến:
 Mở đầu, vận động, kết thúc. Mở đầu, vận động, kết thúc có hấp dẫn, sinh động không. Nó đã phản ánh được hiện thực chưa? Người kể chuyện đã sử dụng ngôn ngữ lời kể như thế nào? Điểm quan sát (điểm nhìn), cách dẫn dắt, gợi tả đến giọng văn khách quan, trữ tình hay châm biếm.
+ Phân tích nhân vật
Thường là phân tích nhân vật theo diễn biến cốt truyện tức là theo tình tiết sự kiện diễn ra. Chú ý ngoại hình nhân vật có thể nói lên điều gì về bản chất. Đặc biệt là hành động nhân vật, ngôn ngữ nhân vật (bao gồm cả đối thoại, độc thoại) và mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác trong tác phẩm, với môi trường sống xung quanh.
+ Xác định ý nghĩa tư tưởng của truyện
 Truyện đặt ra vấn đề gì? Có ý nghĩa như thế nào? Cũng có thể xác định giá trị của truyện qua các phương tiện: Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Nói khác đi truyện không chỉ “tái hiện lịch sử đời sống” mà còn là hành trình đi tìm con người trong con người”
C. Ghi nhớ (2’) 
Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh dời cụ thể và cả những diễn biến sau xa trong tâm hồn con người. 
D. Luyện tập ( 6’)
Bài tập 2 (SGK, tr.136)
+ Cốt truyện: Truyện ngắn Hai đứa trẻ, của Thạch Lam là truyện không thành chuyện (không có chuyện). Sự kiện tiêu biểu chỉ là Liên và An chờ đợi chuyến tàu đi qua trong đêm khuya. Nội dung chủ yếu của truyện là diễn biến tâm trạng của cô bé Liên. Hai đứa trẻ thuộc loại truyện tâm tình.
+ Nhân vật: Chị em Liên và những con người lần lượt xuất hiện ở lúc chiều buông, đêm xuống, khuya về.
* Lúc chiều buông (chiều tàn)
Một phiên chợ tàn, kiếp người tàn tạ, những người kiếm sống như đi chợ, mấy đứa trẻ con nhà nghèo bới rác, chị em Liên 
* Lúc đêm xuống
Quanh góc chợ và sân ga có mẹ con chị Tý, bác Xiêu bán phở, gia đình bác xẩm, bà già Thi...
Nhân vật Liên và An nhất là Liên được khắc hoạ ở chiều sâu nội tâm với biến thái tinh vi của nỗi buồn và khao khát một cái gì tươi sáng hơn cuộc đời tối tăm nơi phố huyện tỉnh lẻ.
+ Ngôn ngữ (lời kể)
* Lúc tả bên ngoài: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi kêu.
* Lúc tả bên trong (nội tâm nhân vật) “Liên thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn.
* Đối lập ở nhiều phương diện âm thanh. Có âm thanh gợi hai vẻ đẹp thơ mộng, cũng có âm thanh gợi cuộc sống lam lũ. Đối lập về sáng tối trong lời kể.
* Lời kể tâm tình thủ thỉ như tâm sự với người đọc. Đó là phong cách Thạch Lam.
C. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (2’)
1. Bài cũ: - Học nắm vững nội dung kiến thức bài học.
 - Vận dụng lí thuyết đã học để đọc truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
2. Bài mới: - Chuẩn bị bài Tác gia Nam Cao
Yêu cầu: - Đọc SGK và tìm đọc một số truyện tiêu biểu trong tập truyện ngắn của Nam Cao và khái quát phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 50 - CB 11.doc